Tuesday, September 2, 2014

'Nhà Nước Hồi Giáo' nguy hiểm như thế nào?

Nhà nước Hồi giáo al-Dawlah al-Islāmiyyah, theo tiếng Anh Islamic State (IS) là một tổ chức quá khích Hồi Giáo Sunni của những chiến binh Jihad, với chủ  trương hình thành một “vương quốc Hồi Giáo trên toàn thế giới”.  “Nhà Nước" tự xưng không có lãnh thổ chính thức, không có nhân dân và chưa được một quốc gia hay cơ quan quốc tế nào công nhận. Tổ chức này cũng được quen gọi bằng những tên khác nhau như ISIL hày ISIS, có nghĩa là Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và vùng Cận Đông hay Nhà Nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria.

 
Chiến binh Jihad diễn hành tại Raqqa, Syria, “thủ đô' của Nhà Nước Hồi Giáo IS. (Hình: AP/Raqqa Media Center, File)

Mục tiêu quá lớn lao này mang tính hoang tưởng và chắc chắn không thể nào đạt tới. Cho đến nay IS chỉ chiến đấu tại Trung Đông, đánh chiềm một số vùng ở Syria , Iraq, khủng bố các dân không cùng tín ngưỡng với họ và các sắc dân thiểu số như Kurd, Yasadi, Tukmen, Hồi Giáo Shiite.

Vậy thì IS nguy hiểm đến mức nào và là sự đe dọa ra sao đối với Tây Phương mà Hoa Kỳ phải can thiệp bằng không lực để chống lại, sau khi đã chấm dứt cuộc chiến tranh Iraq cũng như  tránh không dính dáng trực tiếp vào cuộc nội chiến Syria?

Những tổ chức và phe nhóm Hồi Giáo là vấn đề hết sức phức tạp, nhưng diểm quan tâm lo ngại chung của quốc tế chính là hoạt động khủng bố của họ mà hậu quả là thế giới ngày nay không nơi đâu là hoàn toàn an ninh.

Tuần trước truyền hình CNN đã dàn xếp thực hiện được một cuộc phỏng vấn hai phiến quân Hồi Giáo gốc phương Tây chiến đấu cho IS. Hai phiến quân có bí danh là Abu Bakr và Abu Anwar, mang khăn bịt mặt để tránh bị lộ lý lịch,  đã nói ra một số lý do và mục đích khiến họ tham gia IS.

Abu Bakr không tiết lộ mình từ đâu đến nhưng Abu Anwar xác nhận là dân Anh. Anwar nói: “Tôi từ miền nam nước Anh. Tôi lớn lên trong một gia đình trung lưu. Cuộc sống của tôi ở đó nhàn nhã, tôi có xe hơi. Nhưng vấn đề là không thề thực hiện lý tưởng của đạo Hồi ở đó”.

Đây là những  trường hợp khác với đa số các phiến quân Hồi Giáo mà người ta vẫn thường hiểu rằng họ là thành phần nghèo khó, sẵn sàng hy sinh mạng sống vừa vì tín ngưỡng tôn giáo, vừa vì được  tổ chức cam kết, trợ cấp chăm lo cho gia đình họ khi họ chết đi. Nói cách khác  một chiến binh Jihad được thuyết phục và đào tạo để tin tưởng rằng mình được bảo đàm cả phần hổn lẫn phần xác.

Theo lời Anwar: “Chúng tôi tất cả xung quanh mình toàn là điều xấu. Chúng tôi thấy những kẻ xâm hại trẻ em, thấy tình dục đồng giới tính, chúng tôi thấy đầy rẫy tội ác. Chúng tôi không thể nào làm gì được vì phải tuân hành luật lệ của những người không theo đạo Hồi”.

Cũng không nên quên rằng trong một xã hội bình yên nhưng không thiếu những hiện tượng bất công khiến một số thanh niên với bản năng hiếu động luôn lôn muốn tìm kiếm những hành động cách mạng hay phiêu lưu mạo hiểm.

Abu Bakr và Abu Anwar  thoạt đầu đến Syria tham gia quân nổi dậy chống Tổng Thống Bashar al-Assad nhưng bây giờ họ tin rằng sự thiết lập một vương quốc Hồi Giáo là mục tiêu cao cả quan trọng hơn. Họ ngỏ lời kêu gọi bạn bè ở quê nhà tham gia lực lượng chiến binh IS, hiện nay có thủ đô ở Raqqa, thành phố miền Đông-Bắc Syria.

Theo  Abu Anwar thì “việc hành hình nhà bào James Foley là lời lời đáp trả trực tiếp những tội ác mà Mỹ đã thực hiện chống lại Nhà Nước Hồi Giáo”. Anbu Bakr nói thêm: “Nhà Nước Hồi Giáo không có sự lưa họn nào khác. Mỹ có sức mạnh nhưng không có nghĩa là họ có thể đòi hỏi bất kỳ nước nào làm theo ý họ và oanh kích bất cứ nơi nào muốn đánh. IS có gắng đàm phán để trao đổi tù binh, để lấy tiền chuộc, nhưng Mỹ quá kiêu căng. Foley phải hiểu rằng kẻ thực sự giết anh ta là Mỹ”. Abu Anwar giải thích rằng việc cắt cổ kẻ thù là cách hành quyết của đạo Hồi và các chiến binh đều sẵn sàng làm như thế “để hài lòng Đức Allah”.

Khi phóng viên CNN đề cập đến cách hành động hng ác của Hồi Giáo, hai phiến quân nói rằng đó là “sự khác biệt với kẻ khác về chiến thuật”. Cả hai đều tỏ ra sẵn sàng chiến đấu đến cùng chết vì cái gọi là “sứ mệnh tử vì đạo”. Cuối cùng khi được hỏi: “Mẹ anh nghĩ thế nào?”, Abu Anwar yên lặng một phút rồi nói: “Gia đình không yêu cầu tôi trở về nữa. Ban đầu họ muốn thế nhưng bây giờ họ hiểu tôi không bao giờ về. Họ biết sẽ không thấy lại tôi trong cuộc đời nữa”.

Quan niệm tử chiến như thế của các chiến binh IS là hết sức đáng sợ, nhưng hiện nay chỉ có tác động ở vùng Trung Đông và rất nguy hiểm đối với các dân tộc quốc gia Trung Đông hay những người Tây  Phương đến khu vực này. Tuy nhiên có một hiểm họa rất lớn mà Hoa Kỳ và Âu Châu lo ngại, đó là những kẻ đã sang chiến đấu ở Trung Đông trờ về thực hiện các hành động khủng bố tại nước nhà.

Một điển hình là Mehdi Nemmouche, một người dân Pháp đã qua Syria 11 tháng chiến đấu trong IS trước khi trở về Âu Châu trút sự phẫn nộ căm thù của mình. Ngày 24 tháng 5, Nemmouche mang một khẩu súng ngắn nòng .357 và một khảu súng trường loại tác chiến, trong vòng  1 ½ phút  bắn chết với sự tính toán 4 người tại một bảo tàng viện Do Thái ở trung tâm Brussels, Bỉ. Cho đến bây giờ đương sự mới là người duy nhất từ Trung Đông trở về hành động khủng bố. Nhưng từ bộ trưởng Tư Pháp, bộ trưởng Nội An, giám đốc FBI  đến các giới chức  an nnh tình báo Mỹ đều đồng ý rằng những phần tử Hồi Giáo quá khích từ Trung Đông trở về là mối lo ngại rất lớn.

Hàng ngàn dân Âu Châu và khoảng 100 dân Mỹ đã sang Trung Đông chiến đấu trong các nhóm quá khích,  các cơ quan phản tình báo thu thập được hồ sơ lý lịch của từng cá nhân để theo dõi nhưng chưa phải là hoàn toàn đầy đủ. IS là một tổ chức rất khó đối phó không chỉ tại Syria và Iraq mà còn ở nhiều nước xa như Indonesia, Phi Châu . IS chưa thể thực hiện những cuộc tấn công khủng bố có kế hoạch như al-Qaeda nhưng không thể dự đoán hành động của họ ra sao. So với al-Qaeda, mà nay hai bên đã đoạn tuyệt, IS có khả năng tài chánh, kỹ thuật tuyên truyền tuyển mộ sâu rộng và hạ tầng cơ sở chưa bị hủy diệt tan rã nhiều. Ngoài ra  hành động khủng bố xuất phát từ các cá nhân chiến binh mới là việc khó ngăn chặn nhất bởi vì không có nhiều liên lạc điện thoại,  e-mail để các cơ quan phản tình báo phát hiện ra.

Cuối tuần trước, Anh đã nâng cấp báo động về những phần tử này từ “đáng kể” lên “trầm trọng”, sau khi nhận định rằng khủng bố của các chiến binh từ ngoại quốc trở về là rất có thể xảy ra. Hoa Kỳ không nâng cấp báo động như thế vì chưa thấy những dấu hiệu đặc biệt từ IS, tuy nhiên phát ngn6 viên tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng “vẫn theo rõi rất sát”.

John Cohen, cựu giám đốc phối hợp phản tình báo của bộ Nội An cho tới tháng 7, hiện nay là giáo sư đại học Rutgers, cho biết: “Từ  1 ½ năm qua, chúng ta đã cố gắng theo dõi những dân từ các nước Tây Phương sang Syria, nhưng không thể nào biết rõ họ ở đâu và làm gì”. Có những kẽ hở chẳng hạn nh7 về thông hành. Nếu không phải là phần tử khả nghi al-Qaeda dân Pakistan, Yemen, các công dân Mỹ và Âu Châu có thể dùng giấy thông hành chính thức như đi du lịch để bí mật đến Syria.

Douglas McAuthur McCain là một công dân Mỹ ở San Diego, bí mật qua Syria và mới được tòa Bạch Ốc xác nhận đã chết trong khi chiến đấu trong IS nhưng không cho biết chi tiết. Lý lịch của nhiều phần tử khác
vẩn chỉ được lưu giữ trong hồ sơ tình báo không công bố, bao gồm dân Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha, Dan Mạch, Thụy Điền, Na Uy, Hòa Lan, Đức....

Cũng có nhiều phần tử chiến binh quá khích đến Syria chiến đấu trong “Mặt Trận al-Nusra”, chi nhánh của al-Qaeda và là nhóm đối thủ với IS. Các chuyên viên phản tình báo Mỹ ước lượng là số dân Mỹ chiến đấu trong IS chỉ vào khoảng không quá 20 người. Tuy nhiên dù thuộc nhóm nào, tất cả đều có tiềm năng trở thành khủng bố ở Mỹ khi những kẻ này có thể bí mật ra đi và bí mật trở về, Tóm lại IS và những nhóm Hồi Giáo cực đoan khác luôn luôn là mối đe dọa cho thế giới Tây Phương dù địa bàn hoạt cộng chính của họ ở Trung Đông hay Bắc Phi.  (HC)
09-02- 2014 2:24:44 PM 

No comments:

Post a Comment