Bắt giữ một nghi phạm chính trong vụ bê bối dầu ăn bẩn gây chấn động Đài Loan, khi có tới hơn 900 nhà hàng và tiệm bánh bị khẳng định đã sử dụng loại dầu ăn này.
Phát hiện hàng loạt kính mát trẻ em Trung Quốc chứa hàm lượng chì cao
Hôm thứ Bảy vừa qua, Kuo Lieh-chen, chủ của một cơ sở thu gom dầu ăn bất hợp pháp là tâm điểm của vụ bê bối, đóng tại huyện Pingtung ở phía Nam.
“Do ông ta có khả năng sẽ bỏ trốn hoặc thông đồng với các nghi phạm khác, chúng tôi đã quyết định bắt giữ ông ta”, Pan Cheng-ping, người phát ngôn của tòa án huyện Pingtung cho biết.
Cơ quan chức năng niêm phong nhà xưởng cung cấp dầu ăn bẩn của Chang Guann. Ảnh Dân Trí
Cơ quan công tố đã đệ đơn khiếu nại sau khi người đàn ông 32 tuổi này được bảo lãnh tại ngoại hồi cuối tuần trước, nhờ nộp số tiền tương đương 1670 USD. 5 người khác có liên quan tới vụ việc này cũng đã bị thẩm vấn trước khi được bảo lãnh tại ngoại.
Truyền hình địa phương đã phát đoạn phim cho thấy nhà của Kuo tại thành phố Pingtung bị những người biểu tình giận dữ ném đầy trứng và bôi sơn đỏ.
Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Đài Loan ngày 7/9 khẳng định có 933 nhà hàng, tiệm bánh và nhà máy thực phẩm, trong đó có 397 cơ sở tại Đài Bắc, đã sử dụng loại dầu ăn bẩn do Chang Guann Co., một công ty sản xuất dầu ăn hàng đầu cung cấp.
Các nhà điều tra phát hiện, trong vòng 6 tháng tính từ tháng 2 đến nay, Chang Guann đã mua 243 tấn dầu ăn bẩn – được thu gom từ các nồi, chảo và thiết bị lọc tách dầu khỏi nước thải nhà bếp – từ Kuo và pha trộn với mỡ lợn để bán cho người tiêu dùng khắp Đài Loan. Tổng cộng có tới 782 tấn dầu ăn bẩn đã được sản xuất.
Chang Guann đã lên tiếng xin lỗi nhưng khẳng định họ không biết đó là dầu tái chế.
Wei Chuan Foods Corp, công ty con của tập đoàn Ting Hsin International Group, chủ sở hữu nhãn mỳ ăn liền Master Kong, cho biết họ đã thu hồi toàn bộ 12 loại sản phẩm, bao gồm thịt pa tê và ruốc thịt lợn kể từ cuối ngày thứ Năm vừa qua, do nghi ngờ các sản phẩm này có thể đã dùng dầu bẩn để chế biến.
Đến nay, cơ quan chức năng đã tịch thu 49 tấn dầu ăn nghi là dầu tái chế từ công ty Chang Guann, sau khi tiến hành khám xét công ty này hôm thứ Năm. Đồng thời toàn bộ các công ty có sản phẩm nghi đã dùng dầu ăn bẩn để chế biến cũng được yêu cầu thu hồi sản phẩm.
Nếu các nghi phạm bị khởi tố, họ sẽ phải đối mặt với tội danh làm hàng giả cùng mức phạt lên tới 1,7 triệu USD vì vi phạm luật an toàn thực phẩm.
Đây là vụ bê bối thực phẩm thứ hai xảy ra tại Đài Loan trong vòng chưa đầy một năm. Hồi tháng 12 năm ngoái, một chủ xưởng sản xuất dầu ô liu đã bị tống giam 16 năm tù vì bán sản phẩm có pha dầu bông và các chất tạo mầu bị cấm.
Thứ hai, 08/09/2014, 10:35
Theo Dân Trí
No comments:
Post a Comment