Trứng gà công nghiệp thành trứng gà ta. Gà chết thành ‘gà quay thượng hạng’. Chỉ cần áp dụng nghệ ‘ảo thuật’. Và người Việt Nam đang phải tiêu thụ những thực phẩm làm từ công nghệ giết người này.
Công nghệ này đang được thực hiện bởi những người ‘bà nội trợ’ tại một làng thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Gọi là ‘ảo thuật’, bởi chỉ cần một động tác, gà công nghiệp biến ngay thành...gà ta!
Cách làm là: nhúng gà công nghiệp có màu vàng vào hoá chất có tên Acid Clohydric, lau khô, trứng sẽ bị mất màu vàng mà có màu trắng giống như loại trứng gà ta.
Đổ Acid Clohydric vào trứng gà công nghiệp, cho ra gà ta. Hình chụp qua Youtube.
Hàng ngày có hang triệu trái trứng gà qua công nghệ ‘ảo thuật’ này được tung ra thị trường Hà Nội, các tỉnh lân cận, và không ai có thể chắc chắn được rằng nó không bị chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung, miền Nam. Lý do, lợi nhuận của nó rất cao so với việc đơn thuần chỉ là đi buôn trứng.
Nơi ‘chế biến’ trứng gà. Hình chụp qua Youtube.
Trứng gà ta tại các tỉnh hiện dao động từ 33.000 - 35.000đ/chục (tương đương $1 - $1,5/chục), trong khi trứng gà công nghiệp loại 1 tại các trại nuôi cũng chỉ ở mức 13.000đ/chục (chưa tới $1), chênh lệch mỗi chục trứng của gà công nghiệp và gà ta là 20.000đ/chục trứng (tương đương $1). Thử hỏi, nếu một ngày người buôn bán được 1 triệu trứng, trừ đi các chi phí hoá chất, nhân công,...họ cũng thu về vài chục ngàn USD/ngày.
Xe chở trứng gà đi tiêu thụ. Hình chụp qua Youtube.
Theo ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam, do báo chí trong nước đưa tin, việc dung acid clohydric để tẩy trắng vỏ trứng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người, vì nó chỉ làm cho vỏ trứng đổi màu, mỏng đi. Họ khuyên mọi người đừng nên ‘quay lưng’ với trứng, một thức ăn rẻ mà bổ dưỡng. Vấn đề là một cách làm ăn gian dối như thế vẫn được hoạt động một cách bình thường.
Cũng với công nghệ ‘ảo thuật’, mà gà thải, thậm chí gà chết, gà bệnh,... nhập từ Trung Quốc được biến thành những món gà đắt tiền, có thương hiệu, và giới thượng lưu thì rất ưa chuộng.
Gà thải được nhiều chợ giống gia cầm ở các tỉnh phía Bắc tiêu thụ bằng con đường nhập lậu qua các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng.
Gà thải từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Nguồn hình: Infonet.
Gà thải không có nghĩa là gà đã chết, nhưng là loại gà ‘vỗ béo’ bằng cám tăng trọng, nước muối và thuốc giữ nước. Nước muối và thuốc giữ nước được bơm vào bộ đồ lòng để làm tăng trọng lượng. Một con gà nặng 2 ký, thì nửa lý là...nước muối.
Nước muối khi tích tụ nước nhiều sẽ khiến cho toàn bộ lòng mề của gà bị thối rữa. Nhùn một con gà bề ngoài có vẻ khoẻ mạnh, nhưng có thể bên trong toàn là bọ, bò lúc nhúc. Tuy vậy, các thương lái còn một ‘chiêu’ khác là bán chung gà nuôi đàng hoàng và gà có trọng lượng giả, nhằm che mắt người tiêu dùng. ‘Vàng thau lẫn lộn’, rất khó phân biệt.
Gía gà thải chừng 10,000 – 20,000 đ/kg (tương đương 0,5- $1/kg), nhưng được bán cho tiểu thương giá 40,000 – 50,000 đ/ký (tương đương $2 - $2,5/kg). Tiều thương lại một lần ‘đội’ giá lên, khiến người tiêu dùng phải mua với giá 80,000 – 90,000/kg (tương đương $4 - $4,5/kg).
Gà thải đem về được các đầu mối biến hoá để thành gà khoẻ. Họ dùng “gói gia vị gà” (bột sắt) về hòa với nước, sau đó nhúng cả con gà vào dung dịch đó trong vòng 10 phút, da gà từ trắng ởn chuyển sang vàng, nhìn rất đẹp. Bột sắt là chất được dùng trong công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su, mực in, polymer. Chất này được nhập lậu từ Trung Quốc, giá bán trên thị trường khoảng 70.000 – 80.000 đồng/kg. Độc tố trong bột sắt rất cao, nếu tiếp xúc thường xuyên có thể gây độc cho gan, thận dẫn đến ung thư da, ung thư bàng quang. Chất này bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm.
Còn gà đã bị thối rữa hết phần bụng, thịt, có dấu hiệu thâm, thối vẫn được sử dụng phần cổ, cánh, đùi để bán riêng. Những quán cơm bình dân thường nấu riêng đùi, cánh gà bằng cách chiên giòn, nhằm che giấu dấu vết gà thải.
Ở các nhà hàng cần phải mua với số lượng lớn, gà thải, gà chết được bảo quản bằng chất ướp xác (Formol). Trong quá trình tẩm ướp, đầu bếp sẽ bỏ thêm gia vị gà để tạo hương vị thơm đặc trưng của thịt gà. Qua rất nhiều khâu tẩm ướp và chế biến khéo léo, gà thải có thể trở thành...đặc sản.
Rất khó phát hiện món gà đặc sản này được chế biến từ gà khoẻ, hay gà thải. Hình minh hoạ.
Sức khoẻ con người đang bị đe doạ bởi cách làm ăn gian dối và kiểu buôn bán vô nhân đạo, nhưng hầu như cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ biết im lặng sau những phát hiện của báo chí, và cơ quan truyền thông.
07-28- 2014 3:24:01 PM
Người Sài Gòn
Theo Người Việt
No comments:
Post a Comment