Tuesday, July 29, 2014

Báo nước ngoài lại "sốc" chuyện người Việt ăn thịt mèo



(Tin tức thời sự) - Báo nước ngoài liên tục thấy "sốc" trước thói quen ăn thịt thú cưng của người Việt Nam.

Ngày 28/7, trên nhiều trang báo uy tín nước ngoài như Time, Hindustantimes...đã đồng loạt đăng tải một loạt thông tin ấn tượng về thú nhậu với "tiểu hổ" ở Việt Nam. Với văn hóa phương Tây, thú vui ẩm thực này của người Việt thực sự gây sốc cho không ít người.
"Những chủ sở hữu mèo ở Việt Nam luôn phải sống trong sợ hãi vật nuôi của họ bị đánh cắp và ăn thịt", đó là nhan đề bài viết trên báo chí quốc tế về món thịt mèo ở Việt Nam.
Theo tìm hiểu của phóng viên nước ngoài, thịt mèo ở Việt Nam được gọi là "tiểu hổ", là món nhậu đã phổ biến từ khá lâu đời của các quý ông Việt.
Việt Nam đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ mèo trong nỗ lực kiểm soát số chuột một cách tự nhiên nhưng vẫn có hàng chục nhà hàng ở Hà Nội sẵn sàng phục vụ món thịt mèo. Do nhu cầu của các thực khách nên các nhà hàng kinh doanh món ăn này còn nhập lậu mèo qua biên giới từ Thái Lan và Lào về để chế biến.
Bài viết từ thịt mèo Việt Nam trên tạp chí Time.
Bài viết từ thịt mèo Việt Nam trên tạp chí Time.
Những chủ quản lý nhà hàng trên cũng cho hay, họ chưa từng gặp bất cứ vấn đề pháp lý nào với việc tiêu thụ mèo, kể cả khi cửa hàng mua lại mèo của những nhà cung cấp trong nước.
Vào thời điểm bận rộn, mỗi ngày các nhà hàng có thể phục vụ trên dưới 100 khách hàng tới dùng món "tiểu hổ". Các khách hàng cũng cho biết, họ không giết mèo, nhưng sẵn sàng ăn thịt mèo vì đơn giản họ thích món ăn đó.
"Tôi biết người dân Mỹ và Anh không ăn thịt mèo. Nhưng ở Việt Nam thì họ thích lắm. Tôi không giết mèo nhưng thích ăn thịt chúng. Món gì chúng tôi cũng ăn”, anh Nguyen Đinh Tue nói khi đang thưởng thức một miếng thịt mèo chiên.
Anh Le Ngoc Thien, đầu bếp tại một quán ăn "tiểu hổ" tại Hà Nội, cũng nuôi mèo trong nhà. Khi con mèo đủ lớn, anh thịt nó và nuôi một mèo con mới.
"Khi tôi mới vào làm tại đây, tôi vô cùng ngạc nhiên vì rất nhiều người ăn thịt mèo. Nhưng giờ tôi quen rồi, họ thích thì họ ăn thôi. Mà lượng khách cứ tăng đều. Thịt mèo ngọt và mềm hơn thịt chó", anh Thien cho biết.
Món ăn chế biến từ thịt mèo tại một nhà hàng ở Hà Nội.
Món ăn chế biến từ thịt mèo tại một nhà hàng ở Hà Nội.
Từ trước tới nay, nhu cầu ăn thịt "thú cưng" của người Việt vẫn không hề giảm sút. Đây còn được xem là nét "văn hóa" của người Việt. Và điều này đã làm không ít người phương Tây thấy sốc nặng.
Trước đó, một số tờ báo phương Tây đã từng đăng tải bài viết thể hiện thái độ không đồng tình, thậm chí là sốc trước thói quen ăn thịt chó của người Việt Nam.
Cụ  thể, hồi  tháng 8/2012, hãng thông tấn AFP đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: “Những chú chó vừa là món ăn ngon, vừa là người bạn tốt nhất ở Việt Nam”.
Từ rất lâu, thịt chó đã trở thành một món ăn phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù tình yêu thương dành cho loài chó của người Việt đã tăng lên rất nhiều, nhưng không có nghĩa là những người nuôi chó từ bỏ món ăn này. Họ vẫn ăn, miễn là món ăn được chế biến từ chó “của người khác” chứ không phải chú chó cưng của mình.
"Chúng tôi không bao giờ giết con chó của mình để lấy thịt. Ở đây, tôi đang ăn trong một nhà hàng, vậy nên tôi không cần phải quan tâm xem những con chó là của ai, hoặc bị giết như thế nào", ông Pham Đang Tien  vừa nói vừa nhai một miếng thịt chó luộc .
Phần lớn người Việt Nam lớn tuổi vừa coi chó là một phần thiết yếu trong danh sách các món ăn truyền thống. Những con chó thường bị đánh chết trước khi trở thành những món ăn được dọn ra trên mâm.
Nhiều người Việt Nam vừa yêu con chó mình nuôi, vừa thích ăn thịt chó.
Nhiều người Việt Nam vừa yêu con chó mình nuôi, vừa thích ăn thịt chó.
“Người Việt Nam thường ăn thịt chó vào cuối tháng âm lịch để giải xui, đặc biệt là những người hoạt động kinh doanh ", ông Giang, một đầu bếp chuyên chế biến thịt chó cho biết.
Trong khi chuẩn bị một đĩa thịt chó trong gian bếp của nhà bận rộn, Giang nói với AFP rằng cơ sở nhỏ của mình phục vụ khoảng 7 con chó một ngày vào dịp cuối tháng, đó là khoản lợi nhuận quan trọng của nhà hàng. Thịt chó có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, từ luộc cho đến nướng, hoặc nấu với mỳ gạo và các loại thảo mộc, Giang cho hay.

Lan Anh  (Tổng hợp)

No comments:

Post a Comment