Bản báo cáo năm nay đặc biệt chú trọng đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc ngược đãi các thiểu số tôn giáo trên thế giới, khiến hàng triệu người thuộc các thiểu số này phải rời bỏ làng quê, đi lánh nạn ở nơi khác.
Trong cuộc họp báo công bố bản phúc trích này, ông Kerry thông báo đưa Tukmenistan, một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô củ, vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo ( Countries of Particular Concern – CPC ).
Từ năm 2006 đến nay, danh sách này vẫn không thay đổi, tức là bao gồm các nước Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Xê Út, Sudan và Uzbekistan.
Việt Nam đã được bộ Ngoại giao Mỹ rút khỏi danh sách này vào năm 2006 và cho tới nay vẫn chưa đưa Việt Nam trở lại danh sách này, mặc dù Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã nhiều lần đề nghị như vậy.
Tuy nhiên, trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo 2013 của bộ Ngoại giao Mỹ vẫn ghi nhận rằng Hiến pháp và các bộ luật, chính sách khác của Việt Nam có quy định về quyền tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế, chính phủ Hà Nội vẫn hạn chế tự do tôn giáo.
Nhiều đơn xin đăng ký hoạt động của các tổ chức tôn giáo vẫn không được đáp ứng hoặc bị bác, thường là ở cấp tỉnh và cấp làng xã. Nhiều tổ chức tôn giáo chưa đăng ký cho biết họ vẫn bị đàn áp, đặc biệt là ở các vùng Cao Nguyên Trung phần và Bắc phần. Có nhiều tố cáo về các vụ đánh đập, bắt bớ, giam cầm và truy tố hình sự.
Tuy nhiên, theo báo cáo của bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam đã cấp phép đăng ký ngày càng nhiều tổ chức tôn giáo và nhìn chung đã tôn trọng quyền tự do tôn giáo của những tổ chức đã đăng ký. Chính phủ Hà Nội cũng đã cho phép các tổ chức tôn giáo mở rộng các hoạt động từ thiện và cho phép tổ chức các buổi lễ tôn giáo quy mô lớn với trên 100.000 người tham dự.
Báo cáo còn cho biết là các quan chức Hoa Kỳ cũng đã gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên với các chức sắc tôn giáo, kể cả những nhà hoạt động tôn giáo nằm trong danh sách theo dõi của chính phủ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đại sứ phụ trách vấn đề tôn giáo quốc tế và các quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về tự do tôn giáo với các quan chức của Chính phủ Việt Nam và kêu gọi Việt Nam cải thiện hơn nữa tự do tôn giáo.
Trong cuộc họp báo công bố bản phúc trích này, ông Kerry thông báo đưa Tukmenistan, một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô củ, vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo ( Countries of Particular Concern – CPC ).
Từ năm 2006 đến nay, danh sách này vẫn không thay đổi, tức là bao gồm các nước Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Xê Út, Sudan và Uzbekistan.
Việt Nam đã được bộ Ngoại giao Mỹ rút khỏi danh sách này vào năm 2006 và cho tới nay vẫn chưa đưa Việt Nam trở lại danh sách này, mặc dù Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã nhiều lần đề nghị như vậy.
Tuy nhiên, trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo 2013 của bộ Ngoại giao Mỹ vẫn ghi nhận rằng Hiến pháp và các bộ luật, chính sách khác của Việt Nam có quy định về quyền tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế, chính phủ Hà Nội vẫn hạn chế tự do tôn giáo.
Nhiều đơn xin đăng ký hoạt động của các tổ chức tôn giáo vẫn không được đáp ứng hoặc bị bác, thường là ở cấp tỉnh và cấp làng xã. Nhiều tổ chức tôn giáo chưa đăng ký cho biết họ vẫn bị đàn áp, đặc biệt là ở các vùng Cao Nguyên Trung phần và Bắc phần. Có nhiều tố cáo về các vụ đánh đập, bắt bớ, giam cầm và truy tố hình sự.
Tuy nhiên, theo báo cáo của bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam đã cấp phép đăng ký ngày càng nhiều tổ chức tôn giáo và nhìn chung đã tôn trọng quyền tự do tôn giáo của những tổ chức đã đăng ký. Chính phủ Hà Nội cũng đã cho phép các tổ chức tôn giáo mở rộng các hoạt động từ thiện và cho phép tổ chức các buổi lễ tôn giáo quy mô lớn với trên 100.000 người tham dự.
Báo cáo còn cho biết là các quan chức Hoa Kỳ cũng đã gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên với các chức sắc tôn giáo, kể cả những nhà hoạt động tôn giáo nằm trong danh sách theo dõi của chính phủ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đại sứ phụ trách vấn đề tôn giáo quốc tế và các quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về tự do tôn giáo với các quan chức của Chính phủ Việt Nam và kêu gọi Việt Nam cải thiện hơn nữa tự do tôn giáo.
No comments:
Post a Comment