Thông tín viên của báo Le Figaro từ Bắc Kinh, Patrick Saint Paul, phân tích về hiện tượng đe dọa khủng bố ngày càng đè nặng lên đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc. Người Trung Quốc ý thức được rằng hiểm họa đó có thực tương tự như tình trạng tham nhũng làm lũng đoạn kinh tế đất nước hay hiện tượng ô nhiễm không khí, thu hẹp tuổi thọ của người dân xứ này.
Từ mùa thu năm ngoái, các vụ khủng bố, tấn công ngày càng thường xuyên xảy ra và càng trở nên khốc liệt hơn. Thủ phạm những vụ khủng bố đó đã chứng minh là họ có thể ra tay ở quy mô lớn, có khả năng nhắm vào bất kỳ một mục tiêu nào và ở vào bất kỳ thời điểm nào.
Khủng bố hay bạo động không chỉ khoanh vùng ở Tân Cương, nơi đa số dân cư là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ mà đã mở rộng ra khắp mọi nơi. Tác giả bài báo điểm lại các vụ tấn công gần đây như vụ khủng bố tự sát hồi tháng 10/2013 ngay tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Quảng trường này là biểu tượng của phong trào nổi dậy mùa xuân năm 1989.
Rồi đến tháng 3/2014 là vụ thảm sát ở nhà ga Côn Minh- Vân Nam làm 29 người chết, gần 150 người bị thương. Gần đây nhất là vụ nổ tại một ngôi chợ ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc liền sau đó đã tuyên chiến với quân khủng bố và hứa « nhổ cỏ tận gốc » trong vòng một năm.
Bắc Kinh luôn quy trách nhiệm cho cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi và tố cáo các tổ chức khủng bố có liên hệ trực tiếp với Al Qaeda. Đảng Hồi giáo Turkestan TIP và Phong trào Hồi giáo Turkestan trong tầm ngắm của Trung Quốc và bị tố cáo theo chân các tổ chức cực đoan đang hoành hành tại các nước Trung Á sát cạnh với Trung Quốc. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các thành phần khủng bố hoành hành tại Trung Quốc với mạng lưới Al Qaeda trước mắt chưa được chứng minh.
Theo phóng viên của Le Figaro, làn sóng tấn công nhắm vào Trung Quốc trong thời gian gần đây thể hiện bức súc ngày càng lớn của những thành phần cực đoan nhất trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ : đó là những người bị bỏ quên trong tiến trình phát triển kinh tế và là những nạn nhân của chính sách đàn áp nhắm vào các sắc tộc thiểu số mà Bắc Kinh đã liên tục áp dụng từ hàng chục năm qua.
Nói cách khác, nhà báo Patrick Saint Paul cho rằng, Trung Quốc gieo nhân nào, hưởng quả nấy. Trong bối cảnh đó, tác giả e rằng, để bài trừ tận gốc rễ nạn khủng bố, để tránh cho người dân phải sống trong lo sợ, Bắc Kinh sẽ khó có thể chỉ dùng vũ lực để giải quyết một vấn đề mang nặng mầu sắc chính trị.
Nemmouche, hành trình của một tên khủng bố
Nhìn lại thời sự về nước Pháp, nhân vật được các báo nhắc đến nhất trong ngày là Mehdi Nemmouche, kẻ bị tình nghi là thủ phạm vụ xả súng tại một viện bảo tàng Do Thái ở Bruxelles hôm 24/05/2014, làm 4 người thiệt mạng. Công dân người pháp này vừa bị bắt tại Marseille. Hai tờ Libération và Le Figaro cùng chú ý đến hành trình của Nemmouche, từ một tên trộm vặt, trốn sang Syria tham gia thánh chiến để rồi trở thành một tay khủng bố, giết người. « Mehdi Nemmouche từ trộm cướp đến thánh chiến », tựa của Libération.
Le Figaro phác họa lại chân dung Mehdi Nemmouche, 29 tuổi, sinh ra tại Roubaix, một thành phố ở miền Bắc nước Pháp. Mehdi đã nhiều lần bị bắt giữ và ngồi tù vì những tội trộm cắp vặt. Từ năm 2004 đến 2006 Nemmouche đã 7 lần phải trình diện Tư pháp và đã 5 lần bị bắt giam từ năm 2001 tới nay.
Chính trong thời gian ngồi tù Mehdi đã chọn đi theo con đường của những kẻ Hồi giáo. Năm 2012 chỉ ba tuần lễ sau khi được trả tự do, Nemmouche đã bỏ trốn sang Syria và tham gia hàng ngũ djihad. Tháng 3 vừa qua, nhân vật này trở lại châu Âu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia. Theo các nhà điều tra, tất cả những hành động đó nhằm đánh lạc hướng cơ quan tình báo Pháp.
Hôm 30/05/2014, tức 6 ngày sau vụ xả súng tại Bruxelles, Nemmouche bị bắt tại nhà ga Saint Charles ở Marseille. Trên mình có mang theo mặt nạ chống khí độc, một khẩu sung AK tương tự như loại vũ khí đã được sử dụng ở Bruxelles hôm 24/05/2014 cùng với một ống kính camera GoPro. Trong đoạn băng ghi âm, một giọng nam chưa được xác định có phải là tiếng nói của Mehdi hay không, tự nhận là tác giả vụ thảm sát ở Bruxelles tuần trước. Kể từ khi bị bắt ở Marseille, Nemmouche chưa lên tiếng.
Từ trường hợp của Nemmouche, cả hai tờ Libération lẫn Le Figaro cùng nên lên nhiều nghi vấn về công tác theo dõi những nhân vật khả nghi của cơ quan an ninh Pháp. Le Figaro khẳng định Nemmouche đã ra tay được do « có những sơ hở trong ngành tình báo ».
Libération trong bài xã luận nhìn vấn đề một cách rộng hơn khi cho rằng hàng chục công dân Pháp, Anh, hay Bỉ đã gia nhập hàng ngũ những phần tử Hồi giáo cực đoan. Số này đã tìm đường sang Syria chiến đấu trước sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế. Syria là một mắt xích yếu khi mà hàng triệu người dân xứ này đang bị quốc tế bỏ rơi. Đe dọa những phần tử cực đoan ra tay và trở thành những tên khủng bố là có thực, nhưng Libération cảnh cáo : nước Pháp không nên vượt quá những giới hạn của một nhà nước pháp quyền.
Syria và trò hề dân chủ
Vào lúc Libération mệnh danh Syria là « đất dụng võ » của những thành phần chủ trương một cuộc thánh chiến djihad, thì L'Humanité nói tới một trò hề dân chủ sắp mở ra tại quốc gia này. Ngày mai cử tri Syria sẽ bầu lại tổng thống « bầu cử dưới tiếng súng rền vang ».
Tổng thống Assad chắc chắn tái đắc cử tại một đất nước lún sâu vào nội chiến từ ba năm qua, 162.000 người chết và hàng triệu người phải di tản ra nước ngoài để tránh bom, đạn. Cử tri Syria đứng giữa hai làn đạn : một bên chiến sa của quân đội trung thành với ông Bachar Al Assad và bên kia là Mặt trận Nosra và tổ chức EIIL. Ngay từ đầu cuộc vận động tranh cử, các tổ chức Hồi giáo cực đoan đã nhiều lần nhắm vào các cuộc meeting của bên chính quyền. Lá phổi kinh tế của Syria là thành phố Alep thì vấn sống dưới các làn bom và đạn của cả bên quân đội lẫn phe nổi dậy võ trang.
Le Figaro trong một bài báo mang tựa đề « Damas đành phải chấp nhận trò hề dân chủ của ông Assad » trích lời một người dân Syria trách cộng đồng quốc tế đã bỏ quốc gia Trung đông này. Một nhân chứng lấy tên là Ali, nói với đặc phái viên của tờ báo : « Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là bỏ phiếu cho ông Assad. Pháp và Mỹ chỉ tặng cho phe nổi dậy những lời hứa suông.
Trong khi đó, những đồng minh của chính quyền Damas thì đã có những hành động cụ thể. Ai cũng muốn được quay lại với một cuộc sống bình thường. Không ai ưa gì ông Bachar Al Assad nhưng họ không có giải pháp nào khác. Đối lập sống ở nước ngoài không được tín nhiệm và nếu như chế độ của tổng thống Assad có sụp đổ ngay bây giờ, thì Syria sẽ chỉ lún sâu thêm vào hỗn loạn và rơi vào tay các tổ chức cực đoan mà thôi ».
Luật hồi giáo charia, làm khách sạn hạng sang mất khách
Trong lĩnh vực xã hội Libération có một bài báo ngắn cho thấy nhiều khách sạn hạng sang đang bị tảy chay. Đó là trường hợp của Plazza Athénée và Meurice tại thủ đô Paris, của Beverly Hills, của Dorchester … tại Hoa Kỳ. Mẫu số chung của các khách sạn đang bị tảy chay đó là chủ nhân chính kiểm soát vốn của các khách sạn nói trên không ai khác ngoài quốc vương Brunei.
Vấn đề đặt ra là kể từ ngày 01/05/2014 tiểu vương quốc này áp dụng luật hồi giáo charia. Luật này cho phép áp dụng các hình phạt dã man như ném đá đến chết phụ nữ bị kết vào tội ngoại tình, hay vì tội phá thai. Tội uống rượu cũng bị xử với hình phạt tương tự. Tội phạm trộm cắp thì bị chặt tay.
Từ nhiều tuần qua, trên mạng đã rộ lên những lời kêu gọi tảy chay những khách khách sạn hạng sang có vốn của Brunei. Chỉ riêng khách sạn Beverly Hills đã thất thu 2 triệu đô la trong vỏn vẹn vài tuần lễ. Nữ hoàng trong làng truyền thông Hoa Kỳ là bà Anna Wintour vừa cho biết tạm cắt đứt giao lưu với hệ thống khách sạn Dorchester vào mùa trình diễn thời trang Fashion Week sắp tới.
Nhà tỷ phú người Anh, Richard Branson cũng vừa nhập cuộc để tẩy chay Brunei. Riêng giám đốc điều hành Dorchester tại Pháp thì phản đối những ai muốn tẩy chay. Ông cho rằng, trừng phạt như vậy không ảnh hưởng gì đến quốc vương Brunei mà chỉ tạo thêm khó khăn và đe dọa trực tiếp đến công việc làm của 3.500 nhân viên trong dây chuyền khách sạn Dorchester mà thôi.
Từ mùa thu năm ngoái, các vụ khủng bố, tấn công ngày càng thường xuyên xảy ra và càng trở nên khốc liệt hơn. Thủ phạm những vụ khủng bố đó đã chứng minh là họ có thể ra tay ở quy mô lớn, có khả năng nhắm vào bất kỳ một mục tiêu nào và ở vào bất kỳ thời điểm nào.
Khủng bố hay bạo động không chỉ khoanh vùng ở Tân Cương, nơi đa số dân cư là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ mà đã mở rộng ra khắp mọi nơi. Tác giả bài báo điểm lại các vụ tấn công gần đây như vụ khủng bố tự sát hồi tháng 10/2013 ngay tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Quảng trường này là biểu tượng của phong trào nổi dậy mùa xuân năm 1989.
Rồi đến tháng 3/2014 là vụ thảm sát ở nhà ga Côn Minh- Vân Nam làm 29 người chết, gần 150 người bị thương. Gần đây nhất là vụ nổ tại một ngôi chợ ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc liền sau đó đã tuyên chiến với quân khủng bố và hứa « nhổ cỏ tận gốc » trong vòng một năm.
Bắc Kinh luôn quy trách nhiệm cho cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi và tố cáo các tổ chức khủng bố có liên hệ trực tiếp với Al Qaeda. Đảng Hồi giáo Turkestan TIP và Phong trào Hồi giáo Turkestan trong tầm ngắm của Trung Quốc và bị tố cáo theo chân các tổ chức cực đoan đang hoành hành tại các nước Trung Á sát cạnh với Trung Quốc. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các thành phần khủng bố hoành hành tại Trung Quốc với mạng lưới Al Qaeda trước mắt chưa được chứng minh.
Theo phóng viên của Le Figaro, làn sóng tấn công nhắm vào Trung Quốc trong thời gian gần đây thể hiện bức súc ngày càng lớn của những thành phần cực đoan nhất trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ : đó là những người bị bỏ quên trong tiến trình phát triển kinh tế và là những nạn nhân của chính sách đàn áp nhắm vào các sắc tộc thiểu số mà Bắc Kinh đã liên tục áp dụng từ hàng chục năm qua.
Nói cách khác, nhà báo Patrick Saint Paul cho rằng, Trung Quốc gieo nhân nào, hưởng quả nấy. Trong bối cảnh đó, tác giả e rằng, để bài trừ tận gốc rễ nạn khủng bố, để tránh cho người dân phải sống trong lo sợ, Bắc Kinh sẽ khó có thể chỉ dùng vũ lực để giải quyết một vấn đề mang nặng mầu sắc chính trị.
Nemmouche, hành trình của một tên khủng bố
Nhìn lại thời sự về nước Pháp, nhân vật được các báo nhắc đến nhất trong ngày là Mehdi Nemmouche, kẻ bị tình nghi là thủ phạm vụ xả súng tại một viện bảo tàng Do Thái ở Bruxelles hôm 24/05/2014, làm 4 người thiệt mạng. Công dân người pháp này vừa bị bắt tại Marseille. Hai tờ Libération và Le Figaro cùng chú ý đến hành trình của Nemmouche, từ một tên trộm vặt, trốn sang Syria tham gia thánh chiến để rồi trở thành một tay khủng bố, giết người. « Mehdi Nemmouche từ trộm cướp đến thánh chiến », tựa của Libération.
Le Figaro phác họa lại chân dung Mehdi Nemmouche, 29 tuổi, sinh ra tại Roubaix, một thành phố ở miền Bắc nước Pháp. Mehdi đã nhiều lần bị bắt giữ và ngồi tù vì những tội trộm cắp vặt. Từ năm 2004 đến 2006 Nemmouche đã 7 lần phải trình diện Tư pháp và đã 5 lần bị bắt giam từ năm 2001 tới nay.
Chính trong thời gian ngồi tù Mehdi đã chọn đi theo con đường của những kẻ Hồi giáo. Năm 2012 chỉ ba tuần lễ sau khi được trả tự do, Nemmouche đã bỏ trốn sang Syria và tham gia hàng ngũ djihad. Tháng 3 vừa qua, nhân vật này trở lại châu Âu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia. Theo các nhà điều tra, tất cả những hành động đó nhằm đánh lạc hướng cơ quan tình báo Pháp.
Hôm 30/05/2014, tức 6 ngày sau vụ xả súng tại Bruxelles, Nemmouche bị bắt tại nhà ga Saint Charles ở Marseille. Trên mình có mang theo mặt nạ chống khí độc, một khẩu sung AK tương tự như loại vũ khí đã được sử dụng ở Bruxelles hôm 24/05/2014 cùng với một ống kính camera GoPro. Trong đoạn băng ghi âm, một giọng nam chưa được xác định có phải là tiếng nói của Mehdi hay không, tự nhận là tác giả vụ thảm sát ở Bruxelles tuần trước. Kể từ khi bị bắt ở Marseille, Nemmouche chưa lên tiếng.
Từ trường hợp của Nemmouche, cả hai tờ Libération lẫn Le Figaro cùng nên lên nhiều nghi vấn về công tác theo dõi những nhân vật khả nghi của cơ quan an ninh Pháp. Le Figaro khẳng định Nemmouche đã ra tay được do « có những sơ hở trong ngành tình báo ».
Libération trong bài xã luận nhìn vấn đề một cách rộng hơn khi cho rằng hàng chục công dân Pháp, Anh, hay Bỉ đã gia nhập hàng ngũ những phần tử Hồi giáo cực đoan. Số này đã tìm đường sang Syria chiến đấu trước sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế. Syria là một mắt xích yếu khi mà hàng triệu người dân xứ này đang bị quốc tế bỏ rơi. Đe dọa những phần tử cực đoan ra tay và trở thành những tên khủng bố là có thực, nhưng Libération cảnh cáo : nước Pháp không nên vượt quá những giới hạn của một nhà nước pháp quyền.
Syria và trò hề dân chủ
Vào lúc Libération mệnh danh Syria là « đất dụng võ » của những thành phần chủ trương một cuộc thánh chiến djihad, thì L'Humanité nói tới một trò hề dân chủ sắp mở ra tại quốc gia này. Ngày mai cử tri Syria sẽ bầu lại tổng thống « bầu cử dưới tiếng súng rền vang ».
Tổng thống Assad chắc chắn tái đắc cử tại một đất nước lún sâu vào nội chiến từ ba năm qua, 162.000 người chết và hàng triệu người phải di tản ra nước ngoài để tránh bom, đạn. Cử tri Syria đứng giữa hai làn đạn : một bên chiến sa của quân đội trung thành với ông Bachar Al Assad và bên kia là Mặt trận Nosra và tổ chức EIIL. Ngay từ đầu cuộc vận động tranh cử, các tổ chức Hồi giáo cực đoan đã nhiều lần nhắm vào các cuộc meeting của bên chính quyền. Lá phổi kinh tế của Syria là thành phố Alep thì vấn sống dưới các làn bom và đạn của cả bên quân đội lẫn phe nổi dậy võ trang.
Le Figaro trong một bài báo mang tựa đề « Damas đành phải chấp nhận trò hề dân chủ của ông Assad » trích lời một người dân Syria trách cộng đồng quốc tế đã bỏ quốc gia Trung đông này. Một nhân chứng lấy tên là Ali, nói với đặc phái viên của tờ báo : « Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là bỏ phiếu cho ông Assad. Pháp và Mỹ chỉ tặng cho phe nổi dậy những lời hứa suông.
Trong khi đó, những đồng minh của chính quyền Damas thì đã có những hành động cụ thể. Ai cũng muốn được quay lại với một cuộc sống bình thường. Không ai ưa gì ông Bachar Al Assad nhưng họ không có giải pháp nào khác. Đối lập sống ở nước ngoài không được tín nhiệm và nếu như chế độ của tổng thống Assad có sụp đổ ngay bây giờ, thì Syria sẽ chỉ lún sâu thêm vào hỗn loạn và rơi vào tay các tổ chức cực đoan mà thôi ».
Luật hồi giáo charia, làm khách sạn hạng sang mất khách
Trong lĩnh vực xã hội Libération có một bài báo ngắn cho thấy nhiều khách sạn hạng sang đang bị tảy chay. Đó là trường hợp của Plazza Athénée và Meurice tại thủ đô Paris, của Beverly Hills, của Dorchester … tại Hoa Kỳ. Mẫu số chung của các khách sạn đang bị tảy chay đó là chủ nhân chính kiểm soát vốn của các khách sạn nói trên không ai khác ngoài quốc vương Brunei.
Vấn đề đặt ra là kể từ ngày 01/05/2014 tiểu vương quốc này áp dụng luật hồi giáo charia. Luật này cho phép áp dụng các hình phạt dã man như ném đá đến chết phụ nữ bị kết vào tội ngoại tình, hay vì tội phá thai. Tội uống rượu cũng bị xử với hình phạt tương tự. Tội phạm trộm cắp thì bị chặt tay.
Từ nhiều tuần qua, trên mạng đã rộ lên những lời kêu gọi tảy chay những khách khách sạn hạng sang có vốn của Brunei. Chỉ riêng khách sạn Beverly Hills đã thất thu 2 triệu đô la trong vỏn vẹn vài tuần lễ. Nữ hoàng trong làng truyền thông Hoa Kỳ là bà Anna Wintour vừa cho biết tạm cắt đứt giao lưu với hệ thống khách sạn Dorchester vào mùa trình diễn thời trang Fashion Week sắp tới.
Nhà tỷ phú người Anh, Richard Branson cũng vừa nhập cuộc để tẩy chay Brunei. Riêng giám đốc điều hành Dorchester tại Pháp thì phản đối những ai muốn tẩy chay. Ông cho rằng, trừng phạt như vậy không ảnh hưởng gì đến quốc vương Brunei mà chỉ tạo thêm khó khăn và đe dọa trực tiếp đến công việc làm của 3.500 nhân viên trong dây chuyền khách sạn Dorchester mà thôi.
No comments:
Post a Comment