Việc Trung Quốc tiến vào biển Đông và biển Hoa Đông gây lo ngại ngày một nhiều hơn. Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thủ tướng Nhật Shinzo Abe trình bày chiến lược của ông ấy về một “chủ nghĩa hòa bình chiến lược”, để đặt ra giới hạn cho Bắc Kinh.
Hội nghị thượng đỉnh thứ hai trong vòng một tuần sắp diễn ra ở châu Á, và vẫn tiếp tục về tình hình an ninh. Trên diễn đàn kinh tế vào cuối tuần rồi, người Đông Nam Á đã cảnh báo Trung Quốc trước một xâm nhập tiếp tục vào biển Đông. Sau đó, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thủ tướng Nhật Shinzo Abe trình bày ý tưởng của ông về một cấu trúc an ninh ở châu Á. Người Mỹ hiện diện ở đó sẽ ủng hộ ông mạnh mẽ.
Tại Đối thoại Sangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc có những hàng động đơn phương gây bất ổn ở biển Đông và cảnh báo rằng Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. Trong hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bắt tay với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-la – Nguồn: Reuters
Nguyên nhân là hai vụ việc vừa xảy ra trong thời gian vừa qua, đã đốt nóng lên thêm nữa cuộc giằng co quanh giàn khoan dầu Trung Quốc ở trong vùng biển do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Ban đầu là những cuộc bạo động lớn ở Việt Nam, trút sự giận dữ bị đè nén lâu nay vào người Trung Hoa lục địa và nhà máy của họ ở Việt Nam. Nhưng người dân cũng chống lại cả các điều kiện lao động trong những nhà máy này. Kể từ lúc đó, xe cứu hỏa đỗ sẵn sàng ở Hà Nội, vì cảnh sát không có xe phun nước, và máy tính bị công nhân hôi của từ các nhà máy hiện được chất thành chồng trong các trạm cảnh sát. Ở hậu trường, giới lãnh đạo Việt Nam giằng co với ý định khởi kiện Trung Quốc. Nhưng việc này có thể làm giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngay từ bây giờ đã có vẻ như 60.000 việc làm ở Việt Nam bị đe dọa trực tiếp nếu như Bắc Kinh giới hạn các đầu tư ở đó. Hà Nội phải xem xét hết sức kỹ, họ dám chống lại láng giềng to lớn cho tới đâu. Hay là ngồi chịu đựng sự khiêu hích này, chờ cho tới khi thời tiết thay đổi trong tháng Tám, lúc Trung Quốc rút giàn khoan đi như đã loan báo. Đối với người Trung Quốc, cuối cùng thì Việt Nam, đồng minh của Mỹ, không gì khác hơn là một con thỏ thí nghiệm để thử sự kiên nhẫn của người Mỹ.
Nhưng vào đầu tuần, dầu đã được đổ thêm vào lửa cho tới hai lần. Một lần thì một chiếc tàu đánh cá Việt Nam đã chìm trong vùng biển quanh giàn khoan từ những lý do chưa được rõ ràng. Người Việt quả quyết tàu Trung Quốc đã đánh chìm nó. Người Trung Quốc quả quyết nó đã tấn công các tàu Trung Quốc và bị chìm trong lúc đó. Nhưng hẳn còn nguy hiểm hơn nữa là vụ suýt va chạm nhau ở xa hơn về phía Bắc: Ở đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Nhật Bản đã tiếp cận chỉ còn cách nhau 30 mét. Lần gây hấn do Trung Quốc chủ định xảy ra trong không phận mà người Trung Quốc mới đây đã tuyên bố có chủ quyền.
Ông Abe đề nghị hỗ trợ Philippines và Việt Nam
Người Nhật nói về một ‘hành động nguy hiểm’, rồi người Mỹ thêm vào: “Chúng tôi không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc về một vùng nhận dạng riêng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và yêu cầu Trung Quốc không đưa ra vùng này. Thêm nữa, chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy tiếp tục cùng các nước khác tạo những biện pháp xây dựng lòng tin, kể cả những kênh trao đổi thông tin trong trường hợp khẩn cấp mà qua đó có thể đề cập tới các mối nguy hiểm nhằm làm giảm căng thẳng”, theo Bộ Ngoại giao.
“Mỗi một cố gắng giới hạn sự tự do đi qua không phận quốc tế đều dẫn tới căng thẳng khu vực và tăng khả năng đánh giá sai lầm, đối đầu và những sự cố không dự định trước.” Người Trung Quốc và người Nhật tranh chấp nhau về quần đảo Senkaku, được người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và nằm trong biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng ủng hộ cố gắng của các nước Đông Nam Á chống lại việc nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc ở biển Đông. Song song với việc đó, Bắc Kinh cũng đã công bố yêu cầu phải có giấy phép cho không phận quốc tế.
Người Trung Quốc và người Nhật Bản tranh chấp nhau về quần đảo Sekaku. Nguồn hình: Wikipedia
Bây giờ thì người Nhật hoạt động tích cực hơn. Ông Abe đã định nghĩa một chiến lược của “Chủ nghĩa Hòa bình tích cực”. Ông muốn chế ngự Trung Quốc qua đó, và đồng thời tìm sự gần gũi – cả về phương diện kinh tế – với Đông Nam Á. Nếu cả Ấn Độ dưới thủ tướng mới Narendra Modi của họ cũng thúc đẩy hướng tới Đông Á, thì Đông Nam Á cũng là đối tác tất nhiên của ông. “Ông Abe sẽ công bố vào cuối tuần, nhờ trục giữa Nhật Bản và Mỹ mà muốn tiếp nhận một vai trò tích cực hơn ở châu Á”, Koichi Nakano, nhà chính trị học ở Đại học Sophia, Tokio, dự đoán.
Ngay từ bây giờ, ông Abe đã đề nghị hỗ trợ Philippines và người Việt, chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự xâm lấn của Trung Quốc, cả với việc gửi tàu tuần tra bờ biển. Từ khi nhậm chức năm 2012, tuy Abe đã gặp tất cả các chính phủ Đông Nam Á, nhưng chưa đến Trung Quốc. Bây giờ thì trong bài diễn văn của mình vào chiều thứ sáu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, ông sẽ nhấn mạnh tới một ‘đối thoại xây dựng với Bắc Kinh’, thư ký chính phủ Yoshihide Suga giải thích. Đồng thời, ông cũng sẽ nhắc nhở Trung Quốc cần phải tuân theo luật pháp hiện hành. Ngay trong một cuộc phỏng vấn trước đó, ông Abe đã nói rằng “hoạt động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc làm tăng thêm căng thẳng”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ khoan dung cho một sự thay đổi hiện trạng bằng bạo lực hay cưỡng ép”, rồi ông thêm vào sau đó.
06-02-2014 12:28:48 PM
Christoph Hein (*)
Phan Ba dịch từ Nhật báo Phổ thông Frankfurt (FAZ)
(*) Christoph Hein sanh năm 1960, là thông tín viên kinh tế cho Nam Á/Thái Bình Dương của FAZ, trụ sở ở Singapore.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189166&zoneid=434#.U40eQPldUXq
No comments:
Post a Comment