Nếu căng thẳng do vụ giàn khoan Hải Dương 981 tiếp diễn, không loại trừ khả năng là Trung Quốc sẽ dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những hậu quả như thế nào, trong bối cảnh mà kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc?
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với trao đổi mậu dịch hai chiều vào năm ngoái lên tới khoảng 50 tỷ đôla, tăng 22% so với năm 2012, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Theo một tuyên bố của chính phủ Việt Nam ngày 14/04 vừa qua, hai nước đã đề ra mục tiêu tăng trao đổi thương mại song phương lên 60 tỷ đôla vào năm 2014.
Về đầu tư, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng...
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam. Các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam và điều này càng khiến cho các chuyên gia lo ngại về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế.
Chưa biết là Bắc Kinh có sẽ trả đũa kinh tế Việt Nam hay không, nhưng trước mắt, căng thẳng do vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển của Việt Nam đã bắt đầu gây tác hại cho kinh tế Việt Nam do các vụ bạo loạn ở Bình Dương và Hà Tĩnh. Hàng trăm nhà máy của các công ty ngoại quốc, chủ yếu của Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc đã bị cướp bóc, đốt phá, gây đình trệ sản xuất và nhất là gây tâm lý bất an cho giới đầu tư ngoại quốc, vào lúc mà Việt Nam cần đến đầu tư ngoại quốc hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, căng thẳng Biển Đông phải chăng cũng là cơ hội để Việt Nam thức tỉnh, quyết tâm tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, để quan hệ kinh tế giữa hai nước trở nên bình đẳng hơn?
Về phần chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn ở Sài Gòn thì cho rằng khủng hoảng Biển Đông tuy có một số tác động đến kinh tế Việt Nam, nhưng nó cũng mở ra những cơ hội mới với việc người Việt trong và ngoài nước đồng tâm hiệp lực đối phó với hiểm họa ngoại xâm.
Về đầu tư, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng...
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam. Các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam và điều này càng khiến cho các chuyên gia lo ngại về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế.
Chưa biết là Bắc Kinh có sẽ trả đũa kinh tế Việt Nam hay không, nhưng trước mắt, căng thẳng do vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển của Việt Nam đã bắt đầu gây tác hại cho kinh tế Việt Nam do các vụ bạo loạn ở Bình Dương và Hà Tĩnh. Hàng trăm nhà máy của các công ty ngoại quốc, chủ yếu của Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc đã bị cướp bóc, đốt phá, gây đình trệ sản xuất và nhất là gây tâm lý bất an cho giới đầu tư ngoại quốc, vào lúc mà Việt Nam cần đến đầu tư ngoại quốc hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, căng thẳng Biển Đông phải chăng cũng là cơ hội để Việt Nam thức tỉnh, quyết tâm tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, để quan hệ kinh tế giữa hai nước trở nên bình đẳng hơn?
Về phần chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn ở Sài Gòn thì cho rằng khủng hoảng Biển Đông tuy có một số tác động đến kinh tế Việt Nam, nhưng nó cũng mở ra những cơ hội mới với việc người Việt trong và ngoài nước đồng tâm hiệp lực đối phó với hiểm họa ngoại xâm.
No comments:
Post a Comment