Hôm qua, 13/06/2014, trong một cuộc họp báo đặc biệt, ông Dịch Tiên Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lại cáo buộc là từ đầu tháng Năm đến nay tàu của Việt Nam đã đâm vào tàu của Trung Quốc đến ... hơn 1.500 lần ở khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981.
Trong cuộc họp báo hôm qua của ông Dịch Tiên Lương, phía Trung Quốc cũng đã cho chiếu những bức ảnh và đoạn video của một vài vụ đụng độ nói trên, mà theo ông Dịch Tiên Lương đã xảy ra trong hai ngày 02 và 03/05.
Ba đoạn video, được cho là do thủy thủ đoàn Trung Quốc quay bằng điện thoại di động, chiếu cảnh tàu Việt Nam dường như đâm vào tàu Trung Quốc. Đoạn video thứ tư chiếu cảnh thủy thủ đoàn Trung Quốc vớt lên các lưới cá và các khúc gỗ lớn, được cho là do phía Việt Nam « cố tình » thả xuống biển để cản đường các tàu của Trung Quốc ở khu vực giàn khoan.
Cuộc họp báo đặc biệt hôm qua là một trong những hành động mới nhất của Trung Quốc nhằm lôi kéo dư luận quốc tế về phía họ và đặc biệt là nhằm đáp lại việc vào tuần trước Hà Nội đã cho công bố một đoạn video chiếu cảnh một tàu rất lớn của Trung Quốc rượt đuổi và đâm vào một tàu đánh cá của Việt Nam khiến tàu này bị chìm vào ngày 26/05.
Hôm qua, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ ý nghi ngờ về vụ nói trên, với lập luận rằng những người trên tàu Việt Nam đã nhanh chóng được vớt lên các tàu khác « chứng tỏ họ hoàn toàn không phải là ngư dân ».
Về phía Việt Nam cũng đã nhiều lần mở họp báo quốc tế để tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam qua vụ giàn khoan. Hành động mới nhất là ngày 12/06 vừa qua, trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Việt Nam đã đề nghị công bố bản « tuyên cáo lập trường », yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực mà theo Hà Nội là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. “Tuyên cáo lập trường” này cũng yêu cầu Trung Quốc lập tức « ngừng các hành động khiêu khích, đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực ».
Bản tuyên cáo nói trên chính là nhằm đáp lại bản « tuyên cáo lập trường » mà Bắc Kinh chuyển đến Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 09/06, cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc khi cản trở hoạt động của giàn khoan HD-981.
Ngoài những cáo buộc nói trên nhằm trình bày Việt Nam như là kẻ gây hấn, trong những ngày qua, Bắc Kinh cũng đã đưa ra những tài liệu nhằm cho thấy là trước năm 1975 chế độ Hà Nội đã ngầm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Chẳng hạn như Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo Dạc và Bản Đồ Việt Nam phát hành năm 1972 đã dùng từ Tây Sa, Nam Sa thay vì Hoàng Sa, Trường Sa.
Sách giáo khoa địa lý lớp 9 của Nhà Xuất Bản Hà Nội ấn hành năm 1974 cũng ghi rằng “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Đài Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành Hồ, Châu Sơn… làm thành một bức trường thành bảo vệ Trung Quốc…” . Nhưng tài liệu làm cho Việt Nam khó ăn khó nói nhất vẫn là công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Đối với Bắc Kinh, qua công hàm này, Hà Nội đã mặc nhiên công nhận Tây Sa và Nam Sa là thuộc về Trung Quốc. Vào tháng trước, trong một cuộc họp báo quốc tế, Việt Nam đã chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là không có giá trị pháp lý, với lập luận chủ yếu rằng, vào thời gian đó Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Tờ VietnamNet, hôm nay 14/06/2014, cũng đăng trên mạng bài viết tựa đề « Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa », trích dẫn ý kiến nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Nhưng công hàm Phạm Văn Đồng sẽ vẫn giống như một mảnh giấy nợ, vì được ghi không rõ ràng, cho nên nay mới sinh lắm chuyện.
Trong cuộc họp báo hôm qua của ông Dịch Tiên Lương, phía Trung Quốc cũng đã cho chiếu những bức ảnh và đoạn video của một vài vụ đụng độ nói trên, mà theo ông Dịch Tiên Lương đã xảy ra trong hai ngày 02 và 03/05.
Ba đoạn video, được cho là do thủy thủ đoàn Trung Quốc quay bằng điện thoại di động, chiếu cảnh tàu Việt Nam dường như đâm vào tàu Trung Quốc. Đoạn video thứ tư chiếu cảnh thủy thủ đoàn Trung Quốc vớt lên các lưới cá và các khúc gỗ lớn, được cho là do phía Việt Nam « cố tình » thả xuống biển để cản đường các tàu của Trung Quốc ở khu vực giàn khoan.
Cuộc họp báo đặc biệt hôm qua là một trong những hành động mới nhất của Trung Quốc nhằm lôi kéo dư luận quốc tế về phía họ và đặc biệt là nhằm đáp lại việc vào tuần trước Hà Nội đã cho công bố một đoạn video chiếu cảnh một tàu rất lớn của Trung Quốc rượt đuổi và đâm vào một tàu đánh cá của Việt Nam khiến tàu này bị chìm vào ngày 26/05.
Hôm qua, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ ý nghi ngờ về vụ nói trên, với lập luận rằng những người trên tàu Việt Nam đã nhanh chóng được vớt lên các tàu khác « chứng tỏ họ hoàn toàn không phải là ngư dân ».
Về phía Việt Nam cũng đã nhiều lần mở họp báo quốc tế để tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam qua vụ giàn khoan. Hành động mới nhất là ngày 12/06 vừa qua, trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Việt Nam đã đề nghị công bố bản « tuyên cáo lập trường », yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực mà theo Hà Nội là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. “Tuyên cáo lập trường” này cũng yêu cầu Trung Quốc lập tức « ngừng các hành động khiêu khích, đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực ».
Bản tuyên cáo nói trên chính là nhằm đáp lại bản « tuyên cáo lập trường » mà Bắc Kinh chuyển đến Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 09/06, cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc khi cản trở hoạt động của giàn khoan HD-981.
Ngoài những cáo buộc nói trên nhằm trình bày Việt Nam như là kẻ gây hấn, trong những ngày qua, Bắc Kinh cũng đã đưa ra những tài liệu nhằm cho thấy là trước năm 1975 chế độ Hà Nội đã ngầm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Chẳng hạn như Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo Dạc và Bản Đồ Việt Nam phát hành năm 1972 đã dùng từ Tây Sa, Nam Sa thay vì Hoàng Sa, Trường Sa.
Sách giáo khoa địa lý lớp 9 của Nhà Xuất Bản Hà Nội ấn hành năm 1974 cũng ghi rằng “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Đài Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành Hồ, Châu Sơn… làm thành một bức trường thành bảo vệ Trung Quốc…” . Nhưng tài liệu làm cho Việt Nam khó ăn khó nói nhất vẫn là công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Đối với Bắc Kinh, qua công hàm này, Hà Nội đã mặc nhiên công nhận Tây Sa và Nam Sa là thuộc về Trung Quốc. Vào tháng trước, trong một cuộc họp báo quốc tế, Việt Nam đã chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là không có giá trị pháp lý, với lập luận chủ yếu rằng, vào thời gian đó Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Tờ VietnamNet, hôm nay 14/06/2014, cũng đăng trên mạng bài viết tựa đề « Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa », trích dẫn ý kiến nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Nhưng công hàm Phạm Văn Đồng sẽ vẫn giống như một mảnh giấy nợ, vì được ghi không rõ ràng, cho nên nay mới sinh lắm chuyện.
No comments:
Post a Comment