Saturday, August 2, 2014

Thức ăn chăn nuôi gây ung thư khiến người Việt chịu trận



(Tin tức thời sự) - Hơn 8 tấn thức ăn chăn nuôi dương tính với chất cấm gây ung thư với người dùng thịt bị nhiễm đang bị cơ quan chức năng niêm phong chờ xử lý.

Chất gây ung thư xuất hiện trở lại
Tờ Tiền Phong đưa tin, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã phát hiện, loại thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt đang tiêu thụ trên địa bàn tỉnh này của Cty TNHH liên kết đầu tư LIVABIN (gọi tắt là Cty LIVABIN, ở xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) dương tính với chất cấm Salbutamol (chất tạo nạc, nở mông, bung đùi).
Qua phân tích cho thấy, mẫu thức ăn đang được bán tại Cty CP Thương mại Sao Khuê (xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) dương tính với Salbutamol, hàm lượng 1,43 mg/kg.
Cơ quan chức năng Thanh Hóa cũng phát hiện trên lô thức ăn chăn nuôi (số 134106) của Cty LIVABIN sản xuất ngày 7/6/2014, từ lô hàng 100 kg tại một hộ kinh doanh (xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành) cũng “dính” chất cấm, hàm lượng 1,44mg/kg.
Được biết, Salbutamol là chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thuộc nhóm beta agonist, thường sử dụng để kích thích tăng trọng, “bung đùi”, “nở mông” tăng tỷ lệ nạc, thịt màu sắc đỏ hơn…
Chất gây ung thư trong thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt đã xuất hiện trở lại - Ảnh TPO
Chất gây ung thư trong thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt đã xuất hiện trở lại - Ảnh TPO
Người tiêu dùng thịt lợn nuôi bằng loại chất tăng trọng sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc cao. Người bị ngộ độc Salbutamol thường bị nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, trụy mạch, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gây biến chứng ung thư.
Thực tế, chất cấm trên đã rộ lên từ năm 2012 sau đó đã lắng xuống sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc. Trao đổi trên Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, vừa rồi Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu xử nghiêm các đối tượng sử dụng chất cấm. Cục đã chỉ đạo theo ngành xuống 63 tỉnh, thành tăng cường giám sát chất lượng thư, đặc biệt là chất cấm.
“Đây là thời điểm có nhiều nguy cơ về chất cấm, vì hiện giá thịt lợn đang cao, người nuôi có thể sử dụng chất cấm để vỗ béo”- ông Nguyễn Xuân Dương nói.
Người Việt ăn bẩn, lo ung thư tăng
Trước đó không lâu, một báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam từng chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư có thể là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.
Không chỉ thịt lợn có nguồn gốc từ lợn được sử dụng thức ăn chứa chất gây ung thư để tăng trọng mà các sản phẩm thịt khác như gà, vịt, bò... cũng được chế biến, làm mới từ gia cầm dịch bệnh.
Dầu ăn còn được sản xuất từ các loại dầu nguyên liệu phức tạp, kể cả dầu thải từ các nhà máy đã được xử lý mùi, tạo màu bằng dùng hóa chất, các loại dầu, mỡ này tiềm ẩn rất nhiều chất độc có thể gây ung thư
Dầu ăn còn được sản xuất từ các loại dầu nguyên liệu phức tạp, kể cả dầu thải từ các nhà máy đã được xử lý mùi, tạo màu bằng dùng hóa chất, các loại dầu, mỡ này tiềm ẩn rất nhiều chất độc có thể gây ung thư
Các món ăn như lòng lợn được làm sạch cũng nhờ chất tẩy rửa, hóa chất độc hại đến những món nướng là lòng, nầm thối từ Trung Quốc chuyển về làm sạch bằng hóa chất và chế biến tại các cửa hàng, quán ăn tại Hà Nội.
Các loại rau củ, đậu cove, dưa chuột, cà chua... đều được dùng thuốc trừ sâu dùng để bón cho rau muống mập cọng, sáng cọng, không bị sâu, lỗ lá, có tên HVP 801S, COC 85, Mexyl Mz, LK Set-up 70WC. Sau khi phun thuốc, rau muống ngay từ khi mới mọc mầm cần phải tưới ngay dầu nhớt pha với nước rửa chén nhằm ngăn chặn sâu rầy. Giá đỗ sử dụng thuốc kích phọt được nhập từ Trung Quốc...
Theo đó, các số liệu cho thấy ung thư tại Việt Nam đang có xu hướng tăng, theo đó cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư. Mỗi năm số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong vì ung thư.
Trong một nghiên cứu tại khu vực ASEAN được công bố năm 2011, Việt Nam là nước có tỉ lệ người tử vong vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần các nước trong khu vực, cao hơn hơn 4 - 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan.
Hà Anh

No comments:

Post a Comment