Trang bị hệ thông định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hỗ trợ nhiên liệu, hỗ trợ tài chính…là những gì chính phủ Trung Quốc làm cho các ngư dân để khuyến khích họ tới các vùng biển mà nước này tranh giành với các nước khác trên Biển Đông.
Theo báo chí chính thức của Trung Quốc, cho tới cuối năm ngoái, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc đã được lắp đặt ở trên hơn 50.000 tàu cá của nước này. Hệ thống định vị vệ tinh do Trung Quốc tự phát triển cho phép các tàu đánh cá liên hệ trực tiếp với lực lược hải cảnh Trung Quốc trong trường hợp họ gặp thời tiết xấu haytrong trường hợp “trạm chán với tàu của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam hay Philippines” – theo như thổ lộ của một thuyền trưởng tàu cá ở đảo Hải Nam với hãng tin Anh Reuters.
Trên Hải Nam, cửa ngõ vào Biển Đông của Trung Quốc, thuyền trưởng các tàu cá chỉ phải trả hơn 10% chi phí cho hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Phần còn lại cho chính phủ chi trả.
Giới phân tích nhận định đây chỉ là một chỉ dấu cho thấy Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ tài chính cho ngư dân của mình để họ tiến xa hơn vào vùng biển của Đông Nam Á, để tìm kiếm những ngư trường đánh bắt mới, khi lượng cá ở gần bờ biển nước này đang ngày một cạn dần.
Nhiều ngư dân đã hé lộ rằng giới chức Hải Nam khuyến khích họ đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp.
Chính vì vậy mà giới phân tích nhận định, chính phủ Trung Quốc đã đẩy các tàu cá của nước này, tàu do tư nhân sở hữu hoặc tàu thương mại, thuộc về các công ty, ra “tiền tuyền” của một trong những điểm nóng của châu Á.
Gần đây nhất, là những tàu cá này dàn hàng vây quanh giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc cho triển khai trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong suốt hơn hai tháng, cho tới tận khi giàn khoan được rút về Hải Nam vào giữa tháng 7.
Giới phân tích cũng nhận định căn nguyên của sự hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông xuất phát từ tầm quan trọng chiến lược của tuyến hàng hải này. 5 ngàn tỷ giao thương đi qua Biển Đông mỗi năm. Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua mục tiêu tăng nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi xa của Trung Quốc.
Theo nhiều chuyên gia, một yếu tố khác ít khi được đề cập đến, đó là tầm quan trọng của hải sản trong bữa ăn của người Trung Quốc. Một báo cáo năm 2014 của Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO) cho hay, lượng tiêu thụ cá trên đầu người của Trung Quốc là 35,1kg vào năm 2010, gần gấp đôi so với lượng trung bình 18,9kg của thế giới.
Một nghiên cứu của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tháng 10/2012 cho biết lượng cá dọc bờ biển Trung Quốc đã giảm mạnh.
“Cá rất quan trọng trong đời sống của Trung Quốc. Tôi cho rằng đây là điều mà hầu hết mọi người không tính đến khi họ xem xét những xung đột” trên Biển Đông, Alan Dupont, một chuyên gia và an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales ở Úc đánh giá.
“Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc đang được khuyến khích đánh bắt ở các vùng biển tranh chấp. Tôi nghĩ giờ đây điều đó đã trở thành chính sách rõ ràng…Họ làm vậy vì cả lý do địa chính trị, kinh tế lẫn thương mại”.
Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu
Với 16 vệ tinh quay quanh quỹ đạo trên châu Á-Thái Bình Dương tính tới cuối năm 2012 và dự kiến sẽ còn nữa, hệ thống Bắc Đẩu mới 19 tháng tuổi đã là đối thủ của hệ thống định vị toàn cầu nổi tiếng GPS của Mỹ và hệ thống GLONASS của Nga. Quân đội Trung Quốc đã là khách hàng lớn của Bắc Đẩu.
Không rõ ngư dân Trung Quốc dùng Bắc Đẩu để tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào. Nhưng theo báo giới Trung Quốc, họ có thể dùng hệ thống này để cảnh báo giới chức trách nếu họ gặp vấn đề kỹ thuật hoặc chạm trán với lực lượng bảo vệ biển của nước ngoài.
Bằng cách nhấn nút khẩn cấp, thông điệp sẽ được gửi thẳng cho giới chức trách Trung Quốc. Do Bắc Đẩu có thể truyền dữ liệu vị trí rất tốt nên họ có thể biết chính xác vị trí của một tàu cá. Hệ thống truyền tin sóng ngắn đặc biệt của Bắc Đẩu còn cho phép người sử dụng liên lạc với các ngư dân khác, gia đình hoặc bạn bè họ.
Hỗ trợ tài chính cho ngư dân
Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 3 năm ngoái, Bắc Kinh không ngừng phô trương sức mạnh ở Biển Đông. Nước này tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, (90% trong tổng số 3,5 triệu km2 của Biển Đông), “ăn” cả vào sát bờ biển của các nước Đông Nam Á.
Trung Quốc cũng phái tàu sân bay duy nhất Liêu Ninh ra Biển Đông lần đầu iên vào cuối năm 2013, trong khi lực lượng hải cảnh của nước này đã tìm tắt ngăn chặn hải quân Philippines tiếp tế cho một tiền đồn ở Trường Sa.
Chỉ vài tuần sau khi nắm giữ chức Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập đã có chuyến thăm bất ngờ (theo như báo chí Trung Quốc) tới Tanmen, nơi ông cam kết với ngư dân rằng sẽ bảo vệ họ khi ở trong các vùng biển mà nước này tranh với các nước khác.
Nhiều ngư dân Trung Quốc cho biết giới chức Hải Nam đã khuyến khích họ tới tận Trường Sa đánh bắt, tức bờ nam Trung Quốc tới 1.100km.
Một thuyền trưởng cho cho biết “đã tới đó nhiều lần”, trong khi một ngư dân khác tiết lộ, các thuyền trưởng nhận được hỗ trợ về nhiên liệu cho mỗi chuyến đi. Với tàu có động cơ 500 mã lực, thuyền trưởng được nhận 2.000-3.000 Tệ (tức 320-480 USD) mỗi ngày.
Còn một thuyền trưởng ở Hải Nam cho biết” giới chức trách ủng hộ đánh bắt ở Biển Đông là bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”.
Ít nhất một công ty đánh bắt lớn của Trung Quốc đang hưởng lợi từ hỗ trợ của chính phủ nước này. Hồi cuối tháng 2, công ty Phát triển Gia đình Sơn Đông, có lượng hải sản bán ra hàng năm trị giá 150 triệu USD, công bố triển khai 8 tàu dài 55 mét mới từ cảng Dongfang, Hải Nam.
Trên trang web, công ty này cho biết động thái là “phản ứng với kêu gọi của chính phủ nhằm vươn ra Biển Đông và bảo vệ chủ quyền quốc gia”.
6 tuần sau, cũng theo trang web của công ty này, chính quyền thành phố hỗ trợ cho Gia đình Sơn Đông 2 triệu tệ (322.500 USD) cho mỗi tàu để “tân trang”. Có thể Gia đình Sơn Đông cần số tiền đó để sửa chữa.
Hồi tháng 5, chính phủ Việt Nam đã công bố đoạn video cho thấy tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá bằng gỗ của Việt Nam gần khu vực giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép. Lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cho biết tàu đâm tàu cá Việt Nam mang số 11209. Trên trang web của mình chính quyền thành phố Dongfang liệt kê 11209 cùng 11202 và 6 tàu khác nằm trong nhóm 8 tàu mới của Gia đình Sơn Đông. Trong số nhiều tàu của công ty này đang thả neo tại cảng Dongfang, có tàu #11209 và #11202. Cả hai đều có đặc điểm giống tàu đã đâm chìm tàu của Việt Nam.
Theo Dân Trí
No comments:
Post a Comment