Giai đoạn này, cần phải có những đánh giá khách quan, thẳng thắn, sự thật,... nhưng liệu người ta có nhìn thẳng vào sự thật không? Thí dụ như đánh giá nó bị 'chững lại' của đổi mới, hay là vẫn có 'những bước tiến' vân vân, chung chung như vậy?"
PGS. TS. Phạm Quý Thọ
BBC-15:53 GMT - thứ năm, 31 tháng 7, 2014
Việt Nam đã có một giai đoạn được cho là 'chững lại' khoảng 20 năm sau đổi mới, nhưng chưa rõ nhà nước có dám phản ánh đúng 'sự thực, khách quan' giai đoạn này không, theo một chuyên gia kinh tế từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).
Trao đổi với BBC hôm 31/7/2014 nhân việc Việt Nam đang chỉ đạo các cơ quan, bộ ngành xây dựng báo cáo tổng kết "30 năm đổi mới", PGS. TS. Phạm Quý Thọ, từ Học viện Chính sách & Phát triển, thuộc MPI, nêu quan điểm:
"Khi đánh giá 20 năm, có vẻ lạc quan hơn, nhưng đánh giá đến 30 năm, thì người ta cho rằng mười năm sau này có những bước chững lại, do những khó khăn nội tại, cũng như điều hành của chính phủ, có những lỗi trong điều hành của chính phủ, làm cho đổi mới này có vẻ bị chững lại.
"Thể hiện qua niềm tin của dân chúng giảm sút, rồi tổng cầu giảm v.v... và cả những vấn đề khác liên quan, khi mà kinh tế suy giảm, nó kéo theo cả những vấn đề xã hội."
Giai đoạn 2008 tới nay
Chuyên gia về chính sách công nói thêm: "Cái người ta quan tâm chính là giai đoạn 10 năm, giai đoạn đặc biệt từ năm 2008-2009 đến nay, thì sẽ có những đánh giá đặc biệt.
"Theo tôi, cần phải có những đánh giá đặc biệt trong thời kỳ dài là 30 năm, nhưng giai đoạn này, cần phải có những đánh giá khách quan, thẳng thắn, sự thật, để có những giải pháp tốt nhất, phát triển giai đoạn sau, nhưng liệu người ta có nhìn thẳng vào sự thật không?
"Thí dụ như đánh giá nó bị 'chững lại' của đổi mới, hay là vẫn có 'những bước tiến' vân vân, đó là những cái mà người ta đang rất quan tâm."
Ở phần cuối cuộc trao đổi, PGS. Thọ nói về ba nhóm quan điểm mà theo ông có thể là những hướng đánh giá và vận dụng về đường lối và mô hình phối hợp giữa 'kinh tế thị trường' và 'định hướng xã hội chủ nghĩa'.
No comments:
Post a Comment