Monday, June 16, 2014

Mỹ tận sức trên đủ chiến trường, ai đắc lợi?

Đất Việt -Can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine, tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á-TBD, để ngỏ khả năng trở lại Iraq...Mỹ căng mình trên khắp các mặt trận.

Mỹ tận sức trên đủ chiến trường, ai đắc lợi?

Chưa đầy ba năm sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố kết thúc cuộc chiến tại Iraq, nay ông lại để ngỏ khả năng đưa quân trở lại nhằm giúp đất nước vùng Vịnh này thoát cảnh “nồi da xáo thịt”. Hiện tàu sân bay USS George H.W. Bush cùng nhóm tác chiến và hơn 50 máy bay chiến đấu trên tàu đã tới vịnh Persian để sẵn sàng tấn công vào Iraq trong trường hợp Washington quyết định theo đuổi một giải pháp quân sự.

Cuộc chiến ở Iraq (2002-2011) đã tiêu tốn của nước Mỹ đến 2,2 nghìn tỷ USD và khoảng 4.500 lính Mỹ bị chết. Ý kiến đưa quân quay lại Iraq của Tổng thống Obama không được giới chức nước này ủng hộ. Viễn cảnh thêm một lần sa lầy ở đất nước vùng Vịnh đầy bất ổn này rất dễ xảy ra.

Cuộc chiến ở Iraq (2002-2011) đã tiêu tốn của nước Mỹ đến 2,2 nghìn tỷ USD và khoảng 4.500 lính Mỹ bị chết. Ý kiến đưa quân quay lại Iraq của Tổng thống Obama không được giới chức nước này ủng hộ. Viễn cảnh thêm một lần sa lầy ở đất nước vùng Vịnh đầy bất ổn này rất dễ xảy ra.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest hôm 10/6 khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ Baghdad và vừa chuyển \

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest hôm 10/6 khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ Baghdad và vừa chuyển “300 tên lửa, hàng triệu băng đạn cùng vô số đạn pháo, lựu đạn và nhiều loại súng” cho quân đội Iraq. Trong ảnh, các dãy bom trên Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk ở bắc vịnh Persian vào ngày 30/3/2003.
Kết thúc được cuộc chiến tại Iraq là một trong những thành công của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ đầu. Nếu quay trở lại Iraq, đây có thể sẽ là sai lầm lớn nhất của ông Obama trong hai năm cuối cầm quyền.

Kết thúc được cuộc chiến tại Iraq là một trong những thành công của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ đầu. Nếu quay trở lại Iraq, đây có thể sẽ là sai lầm lớn nhất của ông Obama trong hai năm cuối cầm quyền.

Trên mặt trận châu Á-Thái Bình Dương, việc Trung Quốc đang gây sự với các nước xung quanh và làm rối trật tự luật pháp được tế được coi là cơ hội để chính sách xoay trục của Mỹ diễn ra nhanh chóng hơn. Tính đến nay đã có 51 trong 289 tàu của hải quân Mỹ đang được triển khai đến châu Á-Thái Bình Dương và số tàu này sẽ tăng lên 58 chiếc vào năm 2015 và 67 chiếc vào năm 2020.

Trên mặt trận châu Á-Thái Bình Dương, việc Trung Quốc đang gây sự với các nước xung quanh và làm rối trật tự luật pháp được tế được coi là cơ hội để chính sách xoay trục của Mỹ diễn ra nhanh chóng hơn. Tính đến nay đã có 51 trong 289 tàu của hải quân Mỹ đang được triển khai đến châu Á-Thái Bình Dương và số tàu này sẽ tăng lên 58 chiếc vào năm 2015 và 67 chiếc vào năm 2020.

Trước hàng loạt hành động leo thang của Trung Quốc gây bất ổn tại Biển Đông, Mỹ đã nhiều lần công khai chỉ trích và lên án. Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Washington hôm 11/6, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho biết, cam kết của Washington đối với vấn đề an ninh của các đồng minh là bất khả xâm phạm và nó được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự của Mỹ. Washington hy vọng các đối tác sẽ gánh vác trọng trách của họ trong vấn đề an ninh khu vực.

Trước hàng loạt hành động leo thang của Trung Quốc gây bất ổn tại Biển Đông, Mỹ đã nhiều lần công khai chỉ trích và lên án. Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Washington hôm 11/6, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho biết, cam kết của Washington đối với vấn đề an ninh của các đồng minh là bất khả xâm phạm và nó được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự của Mỹ. Washington hy vọng các đối tác sẽ gánh vác trọng trách của họ trong vấn đề an ninh khu vực.
Tháng 2/2013, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã bày tỏ sự phản đối trước cái gọi là \

Tháng 2/2013, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã bày tỏ sự phản đối trước cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc mà Bắc Kinh sử dụng để thể hiện tuyên bố chủ quyền của họ đối với phần lớn lãnh hải trên Biển Đông. Ông Russel cho rằng các yêu sách biển theo luật quốc tế cần phải được dựa trên đặc điểm đất đai. Phát biểu trước Ủy ban Quốc hội, ông Russel nói: “Bất kỳ đòi hỏi nào của Trung Quốc đối với các quyền trên biển mà không dựa trên đặc điểm đất đai được tuyên bố đều không phù hợp với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể thể hiện sự tôn trọng của họ đối với luật pháp quốc tế bằng cách làm rõ hoặc điều chỉnh những đòi hỏi của họ để phù hợp với luật biển quốc tế”.

Trong chuyến công du 4 nước châu Á hồi tháng 5/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có phát biểu không úp mở về thái độ của Mỹ trước những căng thẳng ở Hoa Đông, đặc biệt là từ khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở khu vực này. Ông Obama tuyên bố rằng nhóm đảo nằm trong sự tranh chấp với Bắc Kinh được đặt trong khuôn khổ một cam kết là Mỹ sẽ hành động nếu như Nhật Bản bị tấn công.

Trong chuyến công du 4 nước châu Á hồi tháng 5/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có phát biểu không úp mở về thái độ của Mỹ trước những căng thẳng ở Hoa Đông, đặc biệt là từ khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở khu vực này. Ông Obama tuyên bố rằng nhóm đảo nằm trong sự tranh chấp với Bắc Kinh được đặt trong khuôn khổ một cam kết là Mỹ sẽ hành động nếu như Nhật Bản bị tấn công.

Trong một bài trả lời bằng văn bản dành cho tờ nhật báo Nhật Yomiuri Shimbun, ông Obama khẳng định sẽ chống lại bất cứ mưu định nào nhằm làm tổn hại quyền kiểm soát của chính quyền Nhật ở các hòn đảo đang tranh chấp, cụ thể là lực lượng Mỹ sẽ bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư nếu như Trung Quốc cố tình muốn cưỡng chiếm bằng vũ lực. Trong ảnh, một cuộc tập trận tái chiếm đảo của binh sĩ Mỹ-Nhật.

Trong một bài trả lời bằng văn bản dành cho tờ nhật báo Nhật Yomiuri Shimbun, ông Obama khẳng định sẽ chống lại bất cứ mưu định nào nhằm làm tổn hại quyền kiểm soát của chính quyền Nhật ở các hòn đảo đang tranh chấp, cụ thể là lực lượng Mỹ sẽ bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư nếu như Trung Quốc cố tình muốn cưỡng chiếm bằng vũ lực. Trong ảnh, một cuộc tập trận tái chiếm đảo của binh sĩ Mỹ-Nhật.

Với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhiều chuyên gia cho rằng đây là kết quả của những mưu toan, tính toán của Mỹ và châu Âu sau khi Liên Xô giải thể hơn 20 năm nay. Ukraine là một vùng đất quan trọng trong bàn cờ Âu – Á. Sự tồn tại của quốc gia này với vai trò là một quốc gia độc lập sẽ giúp làm thay đổi Nga, vì đây là quốc gia đóng vai trò xoay trục chiến lược trong bản đồ địa chính trị. Vì thế Mỹ đã làm rất nhiều việc, đặc biệt là tài trợ cho Ukraine xây dựng hàng trăm “tổ chức phi chính phủ” được “ngụy trang” rất khéo léo, đặt nền móng vững chắc cho các cuộc “Cách mạng  sắc màu”.

Với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhiều chuyên gia cho rằng đây là kết quả của những mưu toan, tính toán của Mỹ và châu Âu sau khi Liên Xô giải thể hơn 20 năm nay. Ukraine là một vùng đất quan trọng trong bàn cờ Âu – Á. Sự tồn tại của quốc gia này với vai trò là một quốc gia độc lập sẽ giúp làm thay đổi Nga, vì đây là quốc gia đóng vai trò xoay trục chiến lược trong bản đồ địa chính trị. Vì thế Mỹ đã làm rất nhiều việc, đặc biệt là tài trợ cho Ukraine xây dựng hàng trăm “tổ chức phi chính phủ” được “ngụy trang” rất khéo léo, đặt nền móng vững chắc cho các cuộc “Cách mạng sắc màu”.

Trả lời phỏng vấn báo giới Mỹ ngày 21/4, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á Âu Victoria Nuland khẳng định, Washington đã dành 5 tỷ USD để hỗ trợ nền dân chủ tại Ukraine kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ.

Trả lời phỏng vấn báo giới Mỹ ngày 21/4, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á Âu Victoria Nuland khẳng định, Washington đã dành 5 tỷ USD để hỗ trợ nền dân chủ tại Ukraine kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ.

Hiện tại tình hình đang xấu đi rất nhiều khi các cuộc đụng độ ở miền đông Ukraine tiếp tục nổ ra. Thủ tướng tạm quyền của Ukraine nhấn mạnh hơn rằng châu Âu có thể đang trên bờ vực của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ III. Theo các chuyên gia, sự bùng phát xung đột tại khu vực phía đông Ukraine dẫn đến một cuộc chiến không phải là không có khả năng, nhưng khi chiến tranh lan rộng, nguy cơ Mỹ và các đồng minh có thể sẽ bị sa lầy vào một tình huống mà không ai mong muốn.

Hiện tại tình hình đang xấu đi rất nhiều khi các cuộc đụng độ ở miền đông Ukraine tiếp tục nổ ra. Thủ tướng tạm quyền của Ukraine nhấn mạnh hơn rằng châu Âu có thể đang trên bờ vực của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ III. Theo các chuyên gia, sự bùng phát xung đột tại khu vực phía đông Ukraine dẫn đến một cuộc chiến không phải là không có khả năng, nhưng khi chiến tranh lan rộng, nguy cơ Mỹ và các đồng minh có thể sẽ bị sa lầy vào một tình huống mà không ai mong muốn.

06-16-2014

No comments:

Post a Comment