RFI-Thanh Hà
Từ hơn một chục ngày qua người dân Đài Bắc trông thấy những
cành bông hướng dương tràn ngập đường phố, đặc biệt là gần trụ sở Quốc
hội và chính phủ. Người ta cũng trông thấy những bức chân dung Tổng
thống Đài Loan, trên đầu mọc hai cái sừng sơn dương. Phong trào phản
kháng Đài Loan có lúc đã huy động được cả hàng chục ngàn người tham gia.
Phải chăng Đài Loan chuẩn bị đối phó với « phong trào Mùa xuân Đài Bắc »
?
Ngày 18/03/2014 khoảng một trăm sinh viên Đài Loan đã thâm nhập vào trụ sở Quốc hội ở Đài Bắc. Đây là điểm khởi đầu của phong trào lấy tên là « 318 ».Theo các nhà quan sát, « 318 » không phải là một phong trào tự phát. Nhiều guơng mặt nổi bật trong số các nhà hoạt động chính trị Đài Loan hưởng ứng kêu gọi xuống đường của giới sinh viên.
Những thành phần bị nhà nước tịch thu đất đai để phục vụ cho các dự án công nghiệp, để xây dựng trung tâm điện lực hạt nhân đồng tình với thanh niên Đài Bắc. Hai phần ba dân chúng không tán đồng việc chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu chuẩn bị thông qua hiệp định tự do mậu dịch với Trung Quốc.
Phong trào phản kháng lan rộng. Hôm qua, đã có tới 100.000 người chiếm đóng đường phố Đài Bắc đòi hủy hiệp định tự do mậu dịch với Bắc Kinh. Người biểu tình theo đuổi nhiều mục đích khác nhau nhưng nguyên nhân ban đầu là sự bất bình trước đe dọa Đài Loan ký hiệp định tự do mậu dịch với Trung Quốc. Dư luận xứ này lại càng công phẫn khi Quốc hội hủy các cuộc thảo luận về các điều khoản trong văn bản nói trên.
Đành rằng tổng trao đổi mậu dịch giữa hai bờ eo biển Đài Loan ngày càng gia tăng, quan hệ giữa Đài Bắc với Bắc Kinh ngày càng được sưởi ấm. Các chuyến bay trực tiếp nối liền Đài Loan và Đại Lục tạo thuận lợi cho các doanh nhân Đài Loan làm ăn với Trung Quốc. Nhưng mặt khác, người dân xứ Đài vẫn còn thận trọng trước những tham vọng của Bắc Kinh muốn đưa Đài Loan trở về với đất mẹ. Người dân Đài Loan sợ rằng tương lai của đảo quốc này rồi đây sẽ được Bắc Kinh định đoạt một khi mà vốn đầu tư của Trung Quốc đã ồ ạt đổ vào các doanh nghiệp Đài Loan.
Về câu hỏi tại sao phong trào phản kháng của Đài Loan lại được gọi là cuộc cách mạng hoa hướng dương. Câu trả lời rất đơn giản : ngày 18/03/2014 khi bắt đầu chiếm đóng đường phố ở Đài Bắc, người biểu tình đã được một vài người bán hoa trao cho những cành hướng dương đang rộ mùa vào thời điểm này. Để thể hiện tinh thần ôn hòa, theo châm ngôn « một nhành hoa thay cho nòng súng », người biểu tình Đài Bắc đã tuần hành hoặc chiếm đóng trụ sở Quốc hội nhưng với một cành hoa trong tay.
Một thắc mắc khác nữa là tại sao người biểu tình lại dương những tấm áp phích với hình Tổng thống Mã Anh Cửu, trên đầu mọc hai cái sừng hoặc tóc dài che kín cả hai tai ? Một người biểu tình giải thích : tóc dài che kín tai là ngụ ý nói lãnh đạo Đài Loan bị nghễnh ngãng, không nghe thấy ý nguyện của dân. Còn vụ trên đầu ông Mã mọc sừng, vì ông nhầm lẫn giữa hiệp định tự do mậu dịch đã ký kết hồi năm ngoái với New Zeland và hiệp định mà chính quyền Đài Bắc muốn nhanh chóng thông qua với đối tác Trung Quốc.
Đài Loan là một trong những quốc gia châu Á nơi có mạng lưới xã hội năng động nhất. 65 % người dân xứ này có tài khoản Facebook và giờ đây chính quyền lo ngại mạng xã hội này đang trở thành một công cụ tạo nên phong trào « Mùa Xuân Đài Bắc » khi giới trẻ huy động quần chúng xuống đường ! Từ Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ hơn hai tuần qua luôn ghé mắt để ý đến những gì đang diễn ra ở Đài Loan và nhất là Bắc Kinh cũng muốn biết rằng các nhà cầm quyền ở Đài Bắc giải quyết khủng hoảng ra sao.
Ngày 18/03/2014 khoảng một trăm sinh viên Đài Loan đã thâm nhập vào trụ sở Quốc hội ở Đài Bắc. Đây là điểm khởi đầu của phong trào lấy tên là « 318 ».Theo các nhà quan sát, « 318 » không phải là một phong trào tự phát. Nhiều guơng mặt nổi bật trong số các nhà hoạt động chính trị Đài Loan hưởng ứng kêu gọi xuống đường của giới sinh viên.
Những thành phần bị nhà nước tịch thu đất đai để phục vụ cho các dự án công nghiệp, để xây dựng trung tâm điện lực hạt nhân đồng tình với thanh niên Đài Bắc. Hai phần ba dân chúng không tán đồng việc chính quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu chuẩn bị thông qua hiệp định tự do mậu dịch với Trung Quốc.
Phong trào phản kháng lan rộng. Hôm qua, đã có tới 100.000 người chiếm đóng đường phố Đài Bắc đòi hủy hiệp định tự do mậu dịch với Bắc Kinh. Người biểu tình theo đuổi nhiều mục đích khác nhau nhưng nguyên nhân ban đầu là sự bất bình trước đe dọa Đài Loan ký hiệp định tự do mậu dịch với Trung Quốc. Dư luận xứ này lại càng công phẫn khi Quốc hội hủy các cuộc thảo luận về các điều khoản trong văn bản nói trên.
Đành rằng tổng trao đổi mậu dịch giữa hai bờ eo biển Đài Loan ngày càng gia tăng, quan hệ giữa Đài Bắc với Bắc Kinh ngày càng được sưởi ấm. Các chuyến bay trực tiếp nối liền Đài Loan và Đại Lục tạo thuận lợi cho các doanh nhân Đài Loan làm ăn với Trung Quốc. Nhưng mặt khác, người dân xứ Đài vẫn còn thận trọng trước những tham vọng của Bắc Kinh muốn đưa Đài Loan trở về với đất mẹ. Người dân Đài Loan sợ rằng tương lai của đảo quốc này rồi đây sẽ được Bắc Kinh định đoạt một khi mà vốn đầu tư của Trung Quốc đã ồ ạt đổ vào các doanh nghiệp Đài Loan.
Về câu hỏi tại sao phong trào phản kháng của Đài Loan lại được gọi là cuộc cách mạng hoa hướng dương. Câu trả lời rất đơn giản : ngày 18/03/2014 khi bắt đầu chiếm đóng đường phố ở Đài Bắc, người biểu tình đã được một vài người bán hoa trao cho những cành hướng dương đang rộ mùa vào thời điểm này. Để thể hiện tinh thần ôn hòa, theo châm ngôn « một nhành hoa thay cho nòng súng », người biểu tình Đài Bắc đã tuần hành hoặc chiếm đóng trụ sở Quốc hội nhưng với một cành hoa trong tay.
Một thắc mắc khác nữa là tại sao người biểu tình lại dương những tấm áp phích với hình Tổng thống Mã Anh Cửu, trên đầu mọc hai cái sừng hoặc tóc dài che kín cả hai tai ? Một người biểu tình giải thích : tóc dài che kín tai là ngụ ý nói lãnh đạo Đài Loan bị nghễnh ngãng, không nghe thấy ý nguyện của dân. Còn vụ trên đầu ông Mã mọc sừng, vì ông nhầm lẫn giữa hiệp định tự do mậu dịch đã ký kết hồi năm ngoái với New Zeland và hiệp định mà chính quyền Đài Bắc muốn nhanh chóng thông qua với đối tác Trung Quốc.
Đài Loan là một trong những quốc gia châu Á nơi có mạng lưới xã hội năng động nhất. 65 % người dân xứ này có tài khoản Facebook và giờ đây chính quyền lo ngại mạng xã hội này đang trở thành một công cụ tạo nên phong trào « Mùa Xuân Đài Bắc » khi giới trẻ huy động quần chúng xuống đường ! Từ Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ hơn hai tuần qua luôn ghé mắt để ý đến những gì đang diễn ra ở Đài Loan và nhất là Bắc Kinh cũng muốn biết rằng các nhà cầm quyền ở Đài Bắc giải quyết khủng hoảng ra sao.
No comments:
Post a Comment