Monday, March 31, 2014

CẨN THẬN THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG TẠI VIỆT NAM


TRUNG QUỐC (BA TÀU) ĐẦU ĐỘC VIỆT NAM & CẢ THẾ GIỚI









Có phải người Việt Nam đang muốn huỷ diệt lẫn nhau? Ở Việt Nam, khi đi chợ có thể mua những thức ăn độc hại (có khi cố tránh cũng không tránh được)
Vệ sinh thực phẩm - "Kẻ thù" của người tiêu dùng
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng lên cao và tạo nên vòng nhân - quả đối với các loại thực phẩm.
Tại các chợ, quán xá... tại TP. HCM, có đầy rẫy loại thực phẩm "tươi sống" không hề tươi sống, mà được ủ bằng các loại hóa chất tạo màu bắt mắt. Đáng buồn thay, những thương lái vì ham lợi mà đem sức khỏe dân mình để đổi những loại hóa chất độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc.
Các cơ quan chức năng dù đã nhiều lần vào cuộc, nhưng "dân ta" đánh "dân ta" thì biết đến bao giờ mới trừ hết được. Vì vậy "mỗi bà nội trợ hãy là một người tiêu dùng thông minh" lựa chọn những địa chỉ cung ứng thực phẩm đáng tin cậy, tránh xa những mối nguy hại cho sức khỏe.
Top những thực phẩm nguy hại
Bản danh sách liệt kê các cách thức đồ ăn, nước uống bị biến chế vớí những chất độc hại cho sức khoẻ ngưới tiêu thụ tại VN:
1. Chân gà trắng phau là món từng bị phát hiện ngâm oxy già. Hiện tượng nhập chân gà thối, phân hủy, bốc mùi từ Trung Cộng về, cực kỳ phổ biến ở Việt Nam.
.
2. Thịt bò chết bệnh, ôi thiu nhiều ngày được chế biến thành thịt bò khô mà trẻ em và học sinh rất thích ăn.
3. Bì Lợn được “phù phép” để biến từ những mảng da đã bốc mùi hôi thối trở thành miếng bì trắng nhờ ngâm hóa chất độc hại cho cơ thể con người hoặc hóa chất công nghiệp.Nhiều mảng bì lợn chứa trong các thùng xốp hoặc thùng nhựa cáu bẩn đang chờ chế biến sủi bọt vàng ố - bốc mùi..
4. Vịt quay, gà quay bị phát hiện quét hóa chất công nghiệp có xuất xứ từ Trung Quốc và véc-ni làm bóng đồ gỗ. Chất Diaminoazobenzen hydrochloride tìm thấy trong gà đã quay, giết mổ đang bày bán tại các chợ. Chất D-H là một loại phẩm mầu công nghiệp dùng trong sản xuất polymer,thuốc nhuộm tóc,các sản phẩm cao su.
5. Bơm nước bẩn vào thịt bò, thịt trâu và một số loại thịt khác để tăng trọng lượng khi bán...
6. Măng ngâm hóa chất độc có hại cho sức khỏe để làm cho Măng “đẹp” mắt người mua.
7. Rất nhiều nhãn hiệu "nước đóng chai" giả - bẩn xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Một số nhãn hiệu "nước đóng chai" có chứa vi trùng gây mủ Pseudomonas,..
8. Tình trạng các loại thịt nhập lậu từ Trung Cộng, Ấn Độ và 1 số nước Đông Âu bốc mùi hôi thối nồng nặc, chảy dịch – mủ vàng trong kho lạnh được các “đầu bếp thiên tài XHCN” chế biến thành các món ăn trong nhà hàng , quán nhậu,…vv
9. Mỡ trâu, bò, lợn được thu mua từ khắp nơi “tập kết” trên nền đất chờ “chế biến”, sau đó bán ra các tỉnh thành phố rồi “phân phối” cho các bếp ăn ở khu công nghiệp, công trình xây dựng, dịch vụ ăn uống…gây ra vô số các vụ ngộ độc đã được đưa tin trên báo CSVN đã đưa tin.
10. Trên 80% mẫu hạt dưa và bột ớt có chứa chất gây ung thư (RhodamineB)
11. Các gói ngô (bắp) chiên và lạc (đậu phọng) chiên (trong các chợ ở hoặc bán dạo ở Việt Nam) được “chế biến” bằng mỡ phế thải.
12. Các cơ quan kiểm soát vệ sinh thực phẩm của CSVN thông báo: 56% mẫu thực phẩm được xét nghiệm bị nhiễm vi sinh vật và các chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, chất phụ gia, chất chống Oxy hóa …ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
13. Các loại “Mứt truyền thống” = dòi bọ, ruồi nhặng, thạch sùng, phân gián, cứt chuột …
14. Các sản phẩm thủy sản đông lạnh được “phù phép” bằng nhiều cách khác nhau : thấy ngày (date) nếu quá hạn, tẩy các vết mốc đỏ bằng hóa chất công nghiệp, nếu đã có dòi cũng có thể “làm lại hàng”…
15. Bánh Phở , Bún được pha hoặc phun Phóc-môn (HCHO – formaldehyde) ;hàn the (Borax). Miến được phơi ở những nơi bẩn thỉu, mất vệ sinh.
16. Hoa quả được tiêm thuốc “thúc chín” hoặc ngâm chất bảo quản độc hại. Dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong các loại rau vượt mức cho phép ở nhiều nơi.*(Khi các chất này tích tụ trong cơ thể lâu ngày có nguy cơ gây ngộ độc mãn tính, phá hủy các cơ quan nội tạng và dẫn đến các chứng ung thư)
17. Luyện xương thối thành nước tương (xì dầu) với nhiều hóa chất có thể gây ung thư. *< Loại hóa chất bảo quản dùng trong nước tương là Natri benzoat đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng do ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tuy nhiên trong nước do vẫn chưa có quy định cấm nên các cơ sở sản xuất nước tương vẫn đang sử dụng Natri benzoat để chống mốc. Nguyễn Thị Từ Minh - "Phó trưởng khoa Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM" cho biết: Theo quy định, hàm lượng chất bảo quản Natri benzoat trong thực phẩm không được vượt quá 1g/kg. Tuy nhiên khi kiểm tra, trung tâm đã phát hiện một số cơ sở sử dụng chất Natri benzoat trong nước tương với hàm lượng khá cao. Một số tổ chức quốc tế thử nghiệm chất Natri benzoat trên chuột thì sau nhiều ngày trọng lượng chuột giảm, hại gan và thận dẫn đến chết; thử nghiệm trên chó thì ảnh hưởng đến thần kinh>
18. Cà phê “Khơi Nguồn Sáng Tạo” được sản xuất từ bột bắp rang cháy khét, đậu nành cộng “hương vị”. Trong cà phê bẩn còn có chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như : bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh cacao, bơ CN, đường hóa học, bột vani… *< Một chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm cho biết, chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Đối với các loại bắp, đậu nành, khi bị rang cháy đen thì không còn giá trị dinh dưỡng; đồng thời chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: heterocyclic amines, acrylamide, HCAs... là những chất gây ung thư cho người sử dụng>
19. “Ướp gạo” bằng thuốc diệt mối mọt và “làm đẹp” bằng các hóa chất khác…
20. Mì ăn liền đóng gói chứa chất tạo mầu E102 – có nguy cơ phá hủy ADN;phẩm mầu có chứa kềm - có nguy cơ gây kích thích phát triển sớm, hiếu động thái quá và kém tập trung ở trẻ nhỏ, làm yếu khả năng SL ở đàn ông.
21. Bắp chuối và xả xay đang bày bán tại chợ đầu mối có chứa hóa chất tẩy trắng độc hại. Tại khu vực “chợ”, các loại hóa chất tẩy trắng công nghiệp như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate, Sulfur Dioxide và Psychotrine… đều sẵn sàng được bán khi người mua có yêu cầu "tẩy"
22. Thực phẩm khô được bầy bán tại các chợ trên đất nước Việt Nam như những con cá chỉ vàng đỏ au, tôm khô hồng và các loại thủy sản khô khác… bắt mắt và thu hút người mua!! Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đặc biệt là các bà mẹ; các bà nội trợ lại không biết rằng :chính những loại thực phẩm khô đó có khả năng gây ra nhiều bệnh cho người sử dụng.
23. “Chè” trộn phân lân, NPK, bột đá, bùn,xi măng, chất thải… vào chè đang diễn ra rất phổ biến ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), Văn Chấn (Yên Bái), Hàm Yên (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên)… “Phong trào” sản xuất chè bẩn đang lan rộng với tốc độ khủng khiếp và khó hiểu ở chỗ loại chè “không thể uống” này được bao tiêu toàn bộ.
24. Lạp Xưởng thường được chế biến bằng những kho chứa mỡ, thùng mỡ đã hư thối, chuyển mầu vàng xanh,.. tại những cơ sở sản xuất tối tăm, ẩm thấp, không có vệ sinh…!!!
25. Hơn ¾ nhãn hiệu nước mắm tại Việt Nam bị phát hiện có chứa các chất phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng tại những nước ÂU MỸ – những chất này rất độc hại đối với sức khỏe con người.
26. Các hộp xốp (dùng để đựng cơm hộp và các loại thức ăn nóng khác) ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được sản xuất từ nhựa PT chỉ có thể dùng để đựng thức ăn là đồ nguội; chứ không phải là đồ ăn nóng “bỏng cả tay” như mọi người ở Việt Nam vẫn đang dùng… ( các chất phụ gia được trộn vào nguyên liệu sản xuất nhựa như chất làm dẻo TOCP – Triorthocresylphosphat là chất rất độc hại, có thể làm tổn thương hay thoái hóa hệ thần kinh ngoại biên và tủy sống.
27. Phát hiện chất cực độc trong keo dán nhãn các loại thực phẩm..!!!
28. Các cơ quan chức năng của VN cảnh báo về các loại gia vị không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tại các chợ đầu mối tại Việt Nam dễ chứa chất Rhodamine B – được xác định là chất hóa học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối việc sử dụng trong thực phẩm. Vậy mà, mặt hàng gia vị, bột nêm không có nguồn gốc vẫn được bày bán công khai và mức tiêu thụ không hề giảm. Mọi người hãy hết sức cân nhắc trước khi sử dụng các loại “thực phẩm đường phố” tại Việt Nam
29. Con Đỉa được Trung Cộng thu mua từ Việt Nam, sau đó “chế biến” bằng công nghệ Made in China rồi cấy vào các loại gia vị, phụ gia…và nhiều loại thực phẩm khác sau đó nhập khẩu vào Việt Nam theo nhiều con đuờng khác nhau.
30. Tình trạng nhập lậu các sản phẩm dành cho trẻ em từ Trung Cộng về Việt Nam là không thể kiểm soát nổi (hoặc có sự “tiếp tay”, bao che ..từ các lực lượng công quyền nhà nước VN)
Suy ngẫm
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người. Nhưng, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc và tiêu thụ biết bao nhiêu loại thực phẩm nguy hại. Trang bị cho mình những vốn kiến thức cần thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm và có những cách lựa chọn hàng hóa khôn ngoan là điều vô quan trọng cho tất cả mọi người. Hãy tự bảo vệ mình và người thân trước khi nguy hiểm từ các thực phẩm bẩn tìm đến bạn!
Ghi Chú:
• * Phthalates: Có trong nhựa dẻo PVC và thường được tìm thấy trong đồ chơi của trẻ. Chất này có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cơ quan sinh sản. Hiện nay, Phthalates vẫn được một số công ty sử dụng để sản xuất búp bê và núm vú cao su. Tuy các cơ quan chức năng đã có điều luật cấm sử dụng chất này trong sản xuất đồ dùng trẻ em, nhưng nó vẫn tồn tại trong rất nhiều mặt hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.
* Hợp chất Organotin: Được dùng làm chất ổn định trong sản xuất nhựa PVC. Nó có trong một số sản phẩm áo mưa, lót sàn bằng nhựa dẻo và đồ chơi trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy, organotin có thể dẫn tới tình trạng thay đổi và rối loạn hormone trong cơ thể.
* Bisphenol A (BPA): Có trong cốc chén, bình sữa nhựa và đồ chơi, giúp cho các sản phẩm này trong và khó vỡ hơn. Tuy nhiên, chất hóa học này phá vỡ sự ổn định hormone trong cơ thể và có khả năng dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, đau tim và tiểu đường. Các nhà khoa học ước tính, nếu bú trên 4 lần/ngày bằng bình sữa chứa BPA thì rất có khả năng, bé đã hấp thụ BPA từ trong bình sữa. Ngoài ra, trẻ còn có thể tiếp xúc với BPA qua các đồ dùng như lon, bình đựng nước, đồ chơi, túi nilon nhựa, các sản phẩm tẩy rửa…
* Hợp chất bắt lửa chậm chứa brom: Có trong một số sản phẩm của bé như quần áo, giường cũi, xe đẩy, đệm… để khiến chúng chậm bắt lửa hơn. Chất này có thể tách ra và thấm vào cơ thể. Thậm chí, mẹ tiếp xúc nhiều và khi cho con bú, nó sẽ truyền sang bé theo đường sữa mẹ. Chất này có thể khiến bé mất cân bằng hormone, mất khả năng tiếp thu, nguy cơ ung thư cao và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nguy hiểm hơn, thai phụ tiếp xúc nhiều với hợp chất chứa brom có thể gây sảy thai.
* Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa,bình nhựa,túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Nếu tiếp xúc với chất này lâu ngày có nguy cơ ảnh hưởng đến giới tính của trẻ em: Các bé trai có thể bị nữ tính hóa (gay), vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì sớm..
--------------------------------------------------------
Ghi thêm:
Tóm tắt là tùy theo vùng quí bạn đang sinh sống, có những nơi thì tất cà mọi thứ trên đều áp dụng đúng hết, có những nới chỉ đúng một số trường họp. Nhưng cái nhưng tai hại, không noi nào các bạn thoát được những thứ trên dù các bạn ở Pháp, Mỹ Canada, Úc đều dính hết. Trung Hoa (China) đầu độc toàn thế giới từ không khí để thở đến thực phẩm và đồ dùng.
Thang Quan,

No comments:

Post a Comment