(GDVN) - Nhân Dân nhật báo tuyên bố hùng hồn: Nước lớn dù nhân đạo cũng có giới hạn, nước nhỏ chớ đắc ý mà mất khôn?!
Nhân Dân nhật báo, cơ qua ngôn luận của
đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 31/3 bình luận, vì tàu Philippines đưa
theo phóng viên ra bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan đều yêu sách "chủ
quyền") nên nếu Trung Quốc ngăn chặn sẽ nguy hiểm nên Bắc Kinh buộc
phải kiềm chế.
Hôm 9/3 Philippines cũng phái tàu cung
cấp ra bãi cỏ mây nhưng bị Trung Quốc ngăn cản và xua đuổi. Lần này
Philippines thành công chọc thủng vòng vây của Trung Quốc khiến Manila
vô cùng đắc ý vì một mặt vạch trần bộ mặt ỷ lớn hiếp nhỏ của Trung Quốc,
mặt khác tạo ra những dư luận bất lợi cho Bắc Kinh để phối hợp thúc đẩy
vụ kiện đường lưỡi bò ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển, tờ báo bình luận
với nội dung để trong dấu ngoặc kép.
Mục đích lớn hơn của Philippines, theo
Nhân Dân nhật báo là tác động để Mỹ ra sức hỗ trợ cho Philippines ở Biển
Đông. Lần trước bị tàu Trung Quốc xua đuôi không tiếp cận được bãi Cỏ
Mây, Mỹ đã chỉ trích hành động của Trung Quốc là khiêu khích, làm gia
tăng căng thẳng.
Hành động này của Washington bị Bắc Kinh
cáo buộc là "trắng đen lẫn lộn" khi thừa nhận chiến hạm Philippines
đánh chìm ở bãi Cỏ Mây năm 1999 (để chặn Trung Quốc bành trướng sang
phía Đông Trường Sa) là "hiện trạng" cần được giữ nguyên.
Lần này ra bãi Cỏ Mây có cả phóng viên
hãng thông tấn AP của Mỹ. Các phóng viên quốc tế phát hiện máy bay hải
quân Mỹ bay trên đầu chiếc tàu Philippines trên đường ra bãi Cỏ Mây hôm
Thứ Bảy vừa rồi.
Lính Philippines ngoài bãi Cỏ Mây chào đón tàu cung cấp sau khi vượt qua vòng vây của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc. Nhân Dân nhật báo nhắc nhở Manila, đừng tự đắc quá sớm. |
Tuy nhiên tờ Nhân Dân nhật báo cho rằng
người Philipines đang "tự đắc quá sớm". Trung Quốc hoàn toàn có khả năng
ngăn chặn tàu Philippines bởi tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều. Nhưng lần
này Philippines lại chở theo nhiều phóng viên quốc tế, nếu ngăn chặn
quyết liệt sẽ phát sinh nguy hiểm dễ dẫn đến thương vong, bất lợi cho
Bắc Kinh.
Nhân Dân nhật báo lưu ý, trong cùng ngày
xảy ra sự kiện Philippines chọc thủng vòng vây Trung Quốc ở bãi Cỏ Mây,
từ Berlin ông Tập Cận Bình cao giọng tuyên bố, về vấn đề Biển Đông,
Trung Quốc "không gây sự", nhưng không ngại va chạm, kiên quyết bảo vệ
(cái gọi là) quyền và lợi ích hợp pháp của Bắc Kinh.
Tờ báo lên giọng nhắc nhở Mỹ và một số
quốc gia cần tỉnh táo, "Mỹ có thể tiêm cho Philippines liều kích thích,
nhưng không thể giúp Philippines chiếm lãnh thổ Trung Quốc"?! Kết luận
vấn đề, Nhân Dân nhật báo tuyên bố hùng hồn: Nước lớn dù nhân đạo cũng
có giới hạn, nước nhỏ chớ đắc ý mà mất khôn?!
Cay cú hơn, tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày
31/3 giật tít: "Philippines sao dám cả gan? Chọc giận Trung Quốc chỉ
càng phải trả giá đắt hơn mà thôi" khi tổng hợp bình luận của truyền
thông quốc tế về sự kiện chạm trán ngoài bãi Cỏ Mây hôm 29/3.
Thời báo Hoàn Cầu cáo buộc một số hãng
truyền thông phương Tây cổ vũ Philippines chống Trung Quốc. Các quan
chức Philippines cho rằng từ năm 2009 trở lại đây Trung Quốc liên tục
đẩy mạnh chiến dịch tằm ăn dâu nhằm thôn tính Biển Đông.
Rất nhiều phóng viên quốc tế đi theo tàu Philippines ra dấu hòa bình trước sự ngăn chặn hùng hổ của tàu Trung Quốc ngoài bãi Cỏ Mây. Bắc Kinh đã không làm gì được họ. |
Mặc dù không kịch tính như Crimea, nhưng
Bắc Kinh vẫn đang âm thầm đẩy mạnh củng cố yêu sách đường lưỡi bò. Nếu
châu Á muốn ngăn chặn một sự cố tương tự Crimea ở Biển Đông thì phải
chớp thời cơ phá tan im lặng, ủng hộ phiên tòa Philippines kiện đường
lưỡi bò Trung Quốc.
Trần Khánh Hồng, một chuyên gia về vấn
đề Philippines thuộc viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung
Quốc nói với Thời báo Hoàn Cầu, Philippines "làm lớn chuyện" ở bãi Cỏ
Mây để hỗ trợ cho vụ kiện đường lưỡi bò là vì đang "ảo tưởng" vào sự chi
viện của Mỹ - Nhật.
Trang Quốc Thổ, Viện trưởng viện Nghiên
cứu biển đại học Hạ Môn nói với Hoàn Cầu, Philippines liên tục "khiêu
khích", dám kiện Trung Quốc ra tòa chỉ làm phức tạp thêm tranh chấp
(?!).
Trung Quốc bất cứ lúc nào cũng có thể
thay đổi hiện trạng các vùng biển, đảo Philippines đang chốt giữ ở Biển
Đông?! Ông Thổ đe dọa, một khi Bắc Kinh thấy Manila làm quá, Trung Quốc
sẽ bắt Philippines phải trả giá đắt.
No comments:
Post a Comment