Tuesday, December 16, 2014

Kết thúc phong trào Chiếm Trung Tâm với Tình yêu và Hòa bình

000_TS-Hkg10128747.jpg
Một thành viên đoàn biểu tình tranh luận với cảnh sát khi được yêu cầu rời khỏi địa điểm biểu tình ở quận Causeway Bay, Hồng Kông vào ngày 15/12/2014.AFP photo
Maria Kruczkowska - Lê Diễn Đức dịch (*) 2014-12-15
Cảnh sát hôm thứ Năm đã loại bỏ các thành phố lều ở trung tâm của thành phố. Họ cũng bắt giữ hàng chục người ngoan cường nhất, những người không muốn rời khỏi nơi đây - hàng chục sinh viên và các chính trị gia hỗ trợ cho phong trào phản kháng được gọi là chiếc dù.
Những người phản đối đã nằm xuống đường phố nắm lấy tay nhau. Truyền hình cho thấy cảnh sát xách tay và chân khiêng họ đi. - Chúng tôi yêu cầu bầu cử tự do! - Những người bạn của họ không ngừng hét lên.
Ô dù không thể cản trở giao thông
Về việc cho sinh viên có thời gian cho đến thứ Năm để kết thúc cuộc biểu tình kéo dài từ tháng Chín, dân biểu Paul Tse Wai-chun đã nói hai ngày trước đó. Ông cũng là một luật sư và đại diện cho hãng xe buýt tư nhân - công ty ông phàn nàn về việc biểu tình gây khó khăn cho giao thông.
Tòa án đã thừa nhận lý lẽ của ông và quyết định gửi chấp hành viên tới để làm sạch khu vực trung tâm Admirality. Cụ thể - con đường có tám lằn xe Connaught Road (những người biểu tình cuối cùng đã tập trung nơi kéo dài, Harcourt Road, và trong ngày thứ năm người ta đã xua đuổi) - khu vực chính nằm gần khu phức hợp của chính phủ, nơi mà trong 75 ngày qua thành phố lều đã được dựng lên.
Vào ngày thứ Tư hàng ngàn người ủng hộ phong trào ô dù đã tiến về Admirality (chiếc dù, biểu tượng của cuộc biểu tình, che nắng, mưa, nhưng cũng bảo vệ bình xịt tiêu cay của cảnh sát). Trong số đó có người sáng lập Đảng Dân chủ Martin Lee và tỷ phú Jimmy Lai.
Trong vai trò của các quan sát viên có đến ba mươi giáo sư đại học mặc áo choàng. Họ quyết định bảo vệ các sinh viên, vì hai tuần trước, trong vụ dẹp người biểu tình trong toàn trước các cửa hàng điện tử và đồ trang sức ở Mongkok cảnh sát đã sử dụng vũ lực. Bạo loạn đã nổ ra, hàng chục người phải đi cấp cứu.
Chỉ còn lại đống lều rách
Vào sáng thứ Năm, hàng trăm cảnh sát bao chặt chẽ khu vực. Họ được hộ tống bởi các công nhân, tháo dỡ các rào chắn bằng kim loại, cắt những giây buộc bằng nhựa mà  sinh viên đã nối chúng lại. Họ vứt chúng lên xe tải đứng cạnh. Còn đội cảnh sát thì xé lều và vứt thành một đống.
Sau một vài giờ sau cả khu vực chỉ còn là một đống lều rách nát, dép lê, hộp bìa cứng, áp phích và dù.
Mọi việc làm của cảnh sát đã được chuẩn bị tốt. Những người biểu tình ngồi trong đó chỉ có thể đi ra bằng một cổng nơi người ta kiểm soát giấy tờ.
Một số người không kịp thu dọn đồ dùng cá nhân - và khá nhiều, bởi vì họ cắm trại trên đường phố ở đây từ cuối tháng Chín và đã mang theo túi ngủ và quần áo, cũng như sách giáo khoa và máy tính xách tay.
Một cuộc biểu tình gương mẫu vừa qua chỉ có thể có ở Hồng Kông. Học sinh thu gom rác thải và phân loại, trong ánh sáng của đèn cầy họ học hành chuẩn bị cho kỳ thi. Trong phố lều họ cũng tạo nên những hình ảnh nghệ thuật (chủ đề chung là chiếc dù). Họ viết lời kêu gọi, làm thơ, tiến hành các cuộc tranh luận.
Tinh thần cách mạng ô dù vẫn sống, nhưng sự bao vây kết thúc
Phải chăng sự phản đối sẽ chìm lắng không để một dấu vết nào như phong trào Occupy ở Mỹ hay châu Âu? Hay sẽ có một ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ trẻ? Thời gian sẽ trả lời.
051_XxjpbeE000702_20141215_TPPFN0A001-400.jpg
Cảnh sát Hồng Kông dọn dẹp hàng rào ở khu thương mại Causeway Bay ở Hồng Kông hôm 15 tháng 12 năm 2014. AFP photo
- Tôi nghĩ rằng tinh thần của phong trào vẫn sống, nhưng đây là sự kết thúc sự chiếm đóng các đường phố - Andrew Chan, 20 tuổi, nói khi đi ra khỏi Admirality.
Những người khác muốn tin rằng phong trào sẽ tái sinh. - Chúng tôi sẽ trở lại đây - Những sinh viên hô to.
- Loại bỏ các cuộc biểu tình sẽ không giải quyết được các cuộc xung đột chính trị và tình huống khó xử của xã hội chúng ta - Joshua Wong, 18 tuổi, một nhân vật quan trọng của phong trào, nói với các sinh viên.
Thực tế là cuộc biểu tình chỉ thay đổi về hình thức, Alex Chow của Liên đoàn sinh viên Hồng Kông cho biết. Vào tối thứ Năm, ông đã bị bắt giữ và bị cáo buộc sáu tội danh, trong đó có việc tham gia cuộc tập hợp bất hợp pháp.
Mười ngày trước Alex đã cố gắng làm sống lại cuộc biểu tình và buộc chính quyền đối thoại. Lúc bấy giờ anh kêu gọi các sinh viên tập trung đến các tòa nhà chính phủ và ngăn chặn các hoạt động của chính quyền. Động thái này xem ra không có kết quả, cảnh sát đã giải tán đám đông một cách hiệu quả bằng bạo lực. Một ngày sau đó, Chow thừa nhận sự thất bại. Sau khi thử nghiệm này, sự kết thúc của phong trào chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trung ương không muốn đối thoại
Phong trào đã làm bất ngờ Trung Quốc, chính quyền đã lấy lại Hồng Kông vào năm 1997 từ tay Vương quốc Anh và có quyền nghĩ rằng thuộc địa này hài lòng với sự cai quản của họ. Đám đông vào cuối tháng Chín đã xuống đường đòi bầu cử tự do chọn người đứng đầu chính phủ tự trị vào năm 2017, chắc chắn buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ, nhưng còn quá sớm để nói họ sẽ rút ra từ đó những kết luận. Không thể nghi ngờ được sự thành công của các nhà chiến lược "Trung tâm" là các cuộc biểu tình đã được giải quyết tại địa phương, và, giống như ở Trung Quốc, bằng găng tay. Trong khi đó sinh viên không hề chống cự.
Hai tháng rưỡi tại Hồng Kông hay Bắc Kinh, không ai muốn đối thoại với họ. Trong khi đó, sự ủng hộ cuộc biểu tình tan chảy dần và ở cuối cùng chính cư dân thành phố muốn nó kết thúc.
Bắt đầu với ba giáo sư
Một cuộc biểu tình hòa bình ở trung tâm của một trong những thủ đô tài chính của thế giới đuợc công bố vào cuối tháng Chín bởi ba giáo sư từ tổ chức Chiếm Trung Tấm với Tình yêu và Hòa bình (Occupy Central with Love and Peace). Họ hy vọng có thể huy động được 10 ngàn  người và chiếm thành phố trong vài tuần. Kết quả đã vượt qua những giấc mơ tưởng như hoang đường nhất.
Sự chiếm đóng kéo dài tới 75 ngày, và thời gian cao điểm trên các đường phố, đã có hơn 100 ngàn người.
Mặc dù bị kiểm duyệt, phong trào ô dù được theo dõi và ở cả Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây có rất ít phản ứng. Hỗ trợ phong trào chủ yếu là các trí thức và các nhà bất đồng chính kiến, nhưng với người Trung Quốc bình thường, lý do vì sao một Hồng Kông giàu có (khiến nhiều người ghen tị) lại dấy lên sự nổi loạn, vẫn chưa rõ ràng.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
---------------------------------------------------------------------------
(*) - Bài dịch từ tiếng Ba Lan của Maria Kruczkowska, phóng viên nhật báo Ba Lan có mặt tại Hồng kong, đăng ngày 11 tháng 12, 2014 tại link:http://wyborcza.pl/1,75477,17117485,Hongkong_bez_namiotow_i_parasolek__To_koniec_ruchu.html

No comments:

Post a Comment