Saturday, August 16, 2014

Giang hồ Sài thành tiết lộ chiêu tiễn các "âm binh" lên đường


Những đại ca giang hồ có tiếng tăm không phải tự nhiên có đàn em quy tụ về mà phía sau đó là hàng loạt các thủ đoạn để lôi kéo được “âm binh”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Từ chiêu thu phục “âm binh”…
Nếu nhìn trên bề mặt thì không ai biết rằng để có được 1 đội quân hùng hậu dưới trướng, các trùm giang hồ phải sử dụng hàng loạt chiêu trò, mánh khóe để triệt hạ nhau. Khi đã có “số má” trong giới rồi thì các đối tượng ăn chơi hư hỏng, choai choai đầu gấu tự ắt sẽ tìm đến xin gia nhập.
Theo T. Campo, một người được phong là “đại ca” có máu mặt ở đất Sài thành cho biết chuyện các băng nhóm thanh toán lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên. Đây không chỉ là một cuộc gây rối đơn thuần như người dân thường nhìn thấy mà nó còn là những cuộc chiến ngầm trong giới để tranh giành địa bàn, thậm chí hạ sát nhau.
“Nếu cuộc “huyết chiến” không may “đụng” lực lượng công an vây bắt, các “đai ca” này vẫn không ảnh hưởng gì vì không có mặt tại hiện trường. Khi mất “lính” thì các đại ca lại tiếp tục thu nạp “lính” mới khác. Những thanh niên lêu lổng, hư hỏng, không nghề nghiệp, có hoàn cảnh nghèo, thành phần bỏ nhà đi bụi…, luôn là tầm ngắm của các “đại ca”. Các tay “anh chị” gọi những thành phần này là “âm binh”, cứ gom về băng nhóm, đến lúc cần, chỉ tốn một chầu ăn nhậu là thỏa sức sai khiến”, T. Campo tiết lộ.
Một cuộc đụng độ giữa hai băng nhóm giang hồ do tranh giành địa bàn.
Đại ca T. Campo cũng cho biết, khi đối mặt với các “lính” thì nghệ thuật để dụ dỗ hòng quy nạp đàn em là tài năng của mỗi cá nhân. Thông thường, các ông trùm chọn cách nhắc đến lễ – nghĩa, “luật” trong giới giang hồ.
Trong mỗi cuộc rượu, những đàn em sẽ cùng nhau nâng chén rượu, khi đó đại ca sẽ là người thúc đẩy, vuốt ve tinh thần và khí thế của “quân”. Khi đã uống chén rượu của đại ca rồi tức là không ai được làm trái ý, phải một lòng trung thành, nếu không sẽ là kẻ bất nghĩa, giang hồ coi khinh.
Các “huynh đệ” khi gặp “đại ca” luôn cúi đầu thưa “anh hai” hoặc chào “sư phụ” một cách sùng bái.
Không chỉ lấy lòng quân từ những bữa rượu ăn chơi mà các “đại ca” còn khích lệ đàn em sau khi trở về từ những trận huyết chiến. Cứ sau mỗi trận gây chiến về, “đại ca” luôn hết mình khen ngợi, thì những lần tiếp theo, “âm binh” đó sẽ càng hăng máu hơn, lao tiếp vào cuộc chiến như một con thiêu thân để cống hiến mà quên đi hậu quả phải gánh lấy.
… đến tiễn “đàn em” theo đúng “đạo nghĩa”
Khi những cuộc chiến xảy ra, các đại ca không bao giờ xuất hiện mà chỉ núp trong bóng tối, đứng từ xa chỉ đạo. Nguyên nhân 1 phần là các ông trùm cũng sợ pháp luật, không sợ bị công an bắt nhưng phần khác là ở cái uy của kẻ cầm đầu.
Theo T. Campo thì những đại ca cầm đầu mà ra mặt, vô tình bị các “âm binh” đối thủ chém phải thì coi như mất tiếng nói trong giới giang hồ. Chính vì vậy, những kẻ cầm đầu thường đứng từ xa, dùng mưu mô của mình để điều khiển đàn em chiến đấu.
Khi có trong tay những đệ tử giỏi, đánh thắng nhiều trận thì người cầm đầu sẽ tăng mức độ tiếng tăm trong giới rất nhanh. Đi cùng với “số má” thì địa bàn của băng nhóm cũng được tăng lên trông thấy. Ngược lại, cũng có những “âm binh” không thực sự tốt, các đại ca sẽ phải tìm cách nào đó “tiễn lên đường” một cách êm thấm mà không bị giang hồ dị nghị.
T. Campo kể tiếp, mỗi khi “đại ca” không cần giữ “âm binh” đó ở lại, thì sẽ luôn khen có bản lĩnh rồi cho đi đối mặt liên tiếp nhiều cuộc chiến. Chính vì vậy, sớm muộn gì cũng bị xộ khám, phải tra tay vào còng. Như vậy, đã cho “lên đường “đàn em” một cách đúng “đạo nghĩa” mà không thể trách ai.
Với “mưu mô” muốn băng nhóm luôn mạnh, các “đại ca” thích săn lùng những “âm binh” kém hiểu biết, dễ dàng sai khiến. Bên cạnh đó, các cậu ấm thuộc gia đình giàu có, thích “dựa hơi” giang hồ xin gia nhập cũng không ít. Nhiều cậu ấm sau một thời gian gia nhập vào băng nhóm tự hối hận nên xin rút lui.
Tuy nhiên, là dân có tiền, lúc xin vào “giới” thì dễ nhưng khi rút ra khỏi “giới” lại không đơn giản. Vì đã chấp nhận uống rượu “nghĩa” nên các “huynh đệ” sẽ thường xuyên tìm kiếm hỏi thăm “sức khỏe”! Nhiều “âm binh” khi hối hận cũng đã muộn màng…

No comments:

Post a Comment