Wednesday, July 9, 2014

Từ an ninh Nhật - Úc đến 50 dàn khoan TQ

BBC- 10:43 GMT - thứ tư, 9 tháng 7, 2014

Nhân chuyến thăm Úc của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe và các diễn biến tiếp tục tại Biển Đông, BBC Tiếng Việt xin trích đăng một số ý kiến đánh giá cục diện an ninh và chính trị khu vực.

Trả lời BBC tiếng Trung về đối thoại chiến lược Mỹ - Trung tuần này ở Bắc Kinh và về chính sách xoay trục sang châu Á của Obama:
Bằng việc dồn ép Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang muốn cho các đồng minh và bạn của Mỹ thấy là Hoa Kỳ không thể tin tưởng được. Bằng hành động đó, Trung Quốc hy vọng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Họ đang đánh cược rằng Mỹ sẽ không đối đầu với Trung Quốc.
Người ta có thể hiểu vì sao Bắc Kinh nghĩ vậy. Chúng ta có thể thấy bảng thành tích của Obama ở Trung Đông, rằng Mỹ rất do dự khi quyết định tham gia vào xung đột ở đây, ở Ukraine, và các nơi khác.
Nhưng có rủi ro là suy nghĩ đó có thể sai, bởi lợi ích của Mỹ ở châu Á là rất quan trọng. Ví dụ như nếu họ thất bại trong việc trợ giúp Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng ở Senkaku/Điếu Ngư, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của Mỹ với Nhật, cũng như vị trí của Washington tại khu vực.
Trung Quốc có thể đã sai bởi Mỹ có thể muốn trợ giúp Nhật Bản. Đó là lý do vì sao rủi ro đối đầu là khá cao. Chúng ta có một tình huống cổ điển ở đây như hồi năm 1914 (thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra).
Trung Quốc nghĩ có thể dồn ép bởi Mỹ sẽ lùi bước, còn Mỹ cũng nghĩ có thể dồn ép bởi Trung Quốc sẽ lùi bước. Cả hai có thể đều sai.
Hoa Kỳ muốn tăng sự hiện diện quân sự ở châu Á

Ở châu Á, ông Obama muốn giữ vai trò chủ đạo của Mỹ, và phản ứng lại bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Quốc. Đó thực sự là chính sách “xoay trục” của Obama.
Ngay chính giữa của chính sách xoay trục là ý tưởng rằng nước Mỹ phải sử dụng, như lời Obama, tất cả các yếu tố của sức mạnh Mỹ để bảo vệ hiện trạng, không chấp nhận nhượng bộ với Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là chính sách sai lầm. Tôi cho là ông ấy không thực hiện nó một cách hiệu quả.
Cuối cùng, chính sách xoay trục đã không đưa lại nhiều sức mạnh Mỹ đến châu Á. Nếu nó làm được, sẽ khó để chỉ đơn giản là chấp nhận thách thức từ Trung Quốc và từ chối thỏa hiệp. Sau cùng, Trung Quốc hiện đang gần có một nền kinh tế lớn hơn Mỹ tính theo ngang giá sức mua (PPP).
Vì thế việc Trung Quốc đối đầu với Mỹ là mối nguy lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt.
Về mặt kinh tế, họ mạnh hơn hẳn Liên Xô ngày xưa. Vì thế tôi nghĩ sẽ không thực tế cho chính sách ngoại giao của Obama khi cứ giả định rằng Mỹ có thể duy trì địa vị số một tại châu Á và từ chối thỏa hiệp với Trung Quốc.
Nhưng đó là điều mà Obama đã cố làm. Ông ấy đã thử và thất bại, kết quả là uy tín an ninh của Mỹ tại châu Á đã bị xói mòn.
Tôi nghĩ đó là những thứ mà chúng ta thấy trong việc Nhật Bản lo lắng về tương lai đồng minh của mình. Và đó là thứ đứng phía sau các thay đổi trong chính sách ngoại giao gần đây của Nhật Bản.

No comments:

Post a Comment