Thursday, June 5, 2014

Nhóm lãnh đạo G7 chơi game chống khủng bố hạt nhân

  - 

Nhóm lãnh đạo G7 chơi game chống khủng bố hạt nhân
Khi dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân (NSS) tại Hà Lan, lãnh đạo G7 đã chơi game chủ đề vũ khí hủy diệt hàng loạt. Dĩ nhiên là họ thắng trận.
Nhóm lãnh đạo G7 đánh thắng khủng bố hạt nhân
Khi dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân (NSS) tại Hà Lan, lãnh đạo G7 đã chơi game chủ đề vũ khí hủy diệt hàng loạt. Dĩ nhiên là họ thắng trận.
Cuộc chơi này được cho là tìm hiểu Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo khác phản ứng thế nào trước một vụ khủng bố bằng hạt nhân.Kịch bản ác mộng là một bọn khủng bố sở hữu một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ban tổ chức NSS nói các lãnh đạo đối diện một kịch bản “hư cấu nhưng cũng có thực” về nguy cơ bị mất phương tiện hạt nhân vào tay khủng bố.
Ở nhiều bài kiểm tra, các lãnh đạo được yêu cầu trả lời cách phản ứng của họ với những sự cố khác nhau, bằng cách sử dụng một màn hình tiếp xúc để ghi lại phần trả lời của họ. Có 4 giải pháp để họ lựa chọn, và đáp án giấu tên của họ được đem ra bàn bạc trong nhóm lãnh đạo G7.
Các vị lãnh đạo cũng theo dõi một đoạn phim video chiếu kịch bản “phản ứng trước nguy cơ khủng bố”, tiếp đó họ trao đổi các ý tưởng ngăn chặn. Tiếp nữa là hai đoạn video được cập nhật về tình hình mới.Kết quả bài thi: những quyết định tập thể đồng nghĩa các lãnh đạo có thể ngăn chặn mạng lưới khủng bố trước khi chúng có thể tạo ra một quả bom “bẩn”.  
Frank Wassenaar,người phát ngôn của ban tổ chức NSS nói đây là lần đầu tiên cách tương tác này được áp dụng ở tầm cỡ thượng đỉnh. Ban tổ chức thích gọi đây là “trao đổi chủ trương theo kịch bản” hơn là “trò chơi chiến tranh”, nhưng các lãnh đạo hào hứng tham gia.  
NSS 2014 nhằm mục tiêu phòng chống tình huống khủng bố nắm được một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và đe dọa thế giới. Người phát ngôn của Phủ Thủ tướng Anh nói kiểu “trò chơi chiến tranh” này là một cách sáng tạo để thổi sức sống vào hội nghị thượng đỉnh,khuyến khích các lãnh đạo chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm xử lý các tình huống căng thẳng.
Tại NSS, khoảng 35 lãnh đạo các nước đã đồng ý cho phép các đoàn chuyên gia quốc tế đến đánh giá tính hiệu quả về an toàn an ninh hạt nhân của từng quốc gia, và các quy định quốc tế về bảo vệ phương tiện hạt nhân sẽ được gởi đến Quốc hội từng nước.
Bảo Vĩnh (theo Daily Mail)

No comments:

Post a Comment