Wednesday, June 18, 2014

Nhật Bản lần đầu tiên tham gia triển lãm vũ khí ở Paris, TQ bị cấm


(GDVN) - Nhật Bản có ưu thế công nghệ, công khai tham gia triển lãm chào bán vũ khí, thăm dò thị trường, nhưng bị học giả TQ coi là tác động tiêu cực an ninh khu vực.

Nhật Bản tham gia Triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu tại Paris, Pháp
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 6 cho biết, triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu 2 năm 1 lần đã khai mạc ở Paris, Pháp vào ngày 16 tháng 6, đã lần đầu tiên chào đón một đoàn khách lạ - 14 doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản.
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 16 tháng 6 cho rằng, tuy lần này đa số hàng trưng bày của gian hàng Nhật Bản là sản phẩn dân dụng, nhưng cùng với việc chính quyền Shinzo Abe xóa bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" vào tháng 4 năm 2014, tích cực khuyến khích xuất khẩu sản phẩm phòng vệ Nhật Bản, tham gia triển lãm quốc phòng lần này sẽ là một sự khởi đầu.
Tờ "Tokyo Shimbun" Nhật Bản tiết lộ, các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia triển làm lần này là các tổ chức chính phủ.
Học giả Trung Quốc Ngô Hoài Trung ngày 16 tháng 6 trả lời phỏng vấn báo Trung Quốc, nói ra nói vào, cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia tập thể triển lãm quốc phòng được các phương tiện truyền thông quốc tế quan tâm cho thấy, chính phủ Nhật Bản đã không còn “che đậy” như trước về vấn đề xuất khẩu vũ khí nữa, mà là "đã có bước đi lớn".
Xe tăng tiên tiến Type 10 Nhật Bản (ảnh tư liệu minh họa)
Hãng Kyodo Nhật Bản ngày 16 tháng 6 cho rằng, hội trường triển lãm chia thành sản phẩm vũ khí và hàng dân dụng, gian hàng của Nhật Bản nằm ở khu vực hàng dân dụng.
Các sản phẩm tham gia triển lãm gồm có: xe có thể bắc cầu tạm thời, máy dò mìn, radar quan sát khí tượng, kính nhìn đêm, dụng cụ cứu sinh được Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sử dụng, ngoài ra còn có động cơ xe tăng và máy bay không người lái cỡ nhỏ dùng cho cuộc chiến không đối không được giới thiệu trên bảng triển lãm.
Trưởng đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tham gia triển lãm cho biết: "Do là triển lãm có vũ khí, cho nên trước đây (Nhật Bản) không tham gia. Lần này tham gia triển lãm có thể tìm hiểu thị trường hàng dân dụng mà trước đây không coi trọng, rất có ý nghĩa".
Tờ "Mainichi Shimbun" ngày 16 tháng 6 cho biết, triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu là triển lãm vũ khí mặt đất có quy mô lớn nhất thế giới, lần trước có 53.000 người của hơn 130 nước tham gia.
Từ khi chính phủ Nhật Bản đưa ra "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ" vào tháng 4 năm 2014, sau khi cho phép xuất khẩu vũ khí trong điều kiện nhất định, đây là cơ hội doanh nghiệp Nhật Bản quan sát động thái và phản ứng của thị trường.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo. Hiện nay, Nhật Bản đang đàm phán cung cấp tàu ngầm lớp này cho Australia (ảnh tư liệu minh họa)
Tại gian hàng của mình, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trưng bày dù và súng cao su dùng cho huấn luyện. Bài viết dẫn đại diện doanh nghiệp Nhật Bản trưng bày radar hàng không cho biết, mục đích tham gia triển lãm lần này là giới thiệu doanh nghiệp, hàng trưng bày đều là sản phẩm công nghệ lưỡng dụng quân-dân, "tôi không cho rằng là đang trưng bày vũ khí".
Điều đáng chú ý là, đằng sau việc tham gia triển lãm của các doanh nghiệp Nhật Bản là tổ chức chính phủ. Tờ "Tokyo Shimbun" cho biết, theo giới thiệu của các công ty tham gia triển lãm, trong cuộc họp báo hướng tới doanh nghiệp do chính phủ Nhật Bản tổ chức sau khi đưa ra "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ", Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và Bộ Quốc phòng Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp lớn tham gia triển lãm, các doanh nghiệp lớn nhận lời mời và quyết định tham gia triển lãm, người phụ trách của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng lần đầu tiên tham gia triển lãm.
Ngày 16 tháng 6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đến tận nơi tham quan. Bài báo cho rằng, mô hình xe bọc thép đang được công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển lần đầu tiên công khai. Cũng có một số doanh nghiệp giới thiệu công nghệ dân dụng như radar khí tượng, đồng thời tìm kiếm khả năng chuyển sang sử dụng quân sự.
Tàu sân bay trực thăng Izumo lớp 22DDH do Nhật Bản chế tạo, hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013 (ảnh tư liệu minh họa)
Thời gian triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu lần này diễn ra từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 20 tháng 6, có tới 1.501 công ty tham gia triển lãm, nhiều hơn 6% so với lần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 16 tháng 6 đến tham quan.
Theo người phụ trách triển lãm quốc phòng lần này Coraci Defranc, một điểm quan trọng gây chú ý của cuộc triển lãm lần này là Nhật Bản lần đầu tiên tham gia. 14 doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có công nghiệp nặng Mitsubishi, Fujitsu, công nghiệp nặng Kawasaki, Toshiba xuất hiện ở gian hàng có diện tích 250 m2.
Hãng AFP cho rằng, doanh nghiệp Nhật Bản tham gia triển lãm đã nhận được lời mời của Pháp. Defranc tiếp tục cho hay: Tháng 1 năm 2014, khi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Pháp đã nhấn mạnh hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực quốc phòng, tháng 4 năm 2014 một số doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Pháp đã thăm Nhật Bản và mời các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nhật Bản tham gia triển lãm quốc phòng lần này.
Lần này doanh nghiệp Nhật Bản đến Pháp tham gia triển lãm cũng sẽ tiến hành bàn bạc với Tổng cục vũ khí quân bị của Pháp để xác định kế hoạch tiếp theo của hợp tác quốc phòng.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản tự chế tạo, sẽ thay thế P-3C mua của Mỹ
Một chuyên gia phân tích chiến lược quốc phòng Pháp Luc Vuillard phân tích cho rằng, Nhật Bản xuất hiện ở triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu đã phản ánh quyết định quan trọng cho phép xuất khẩu vũ khí đưa ra gần đây của nhà cầm quyền Nhật Bản. Triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu là một trong những bước đi thăm dò quan trọng của Nhật Bản.
Defranc cho rằng, doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc lần này cũng đến tham gia. Do bị hạn chế bởi các biện pháp cấm vận vũ khí, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm với các hàng hóa chủ yếu là thiết bị an toàn dân dụng như đài vô tuyến.
Ngô Hoài Trung, chủ nhiệm Phòng chính trị, Viện nghiên cứu Nhật Bản, Viện khoa học xã hội Trung Quốc ngày 16 tháng 6 cho rằng, do bị Hiến pháp hòa bình trói buộc và bị trong nước phản đối, trước đây, chính phủ Nhật Bản lấy phương thức “biến tướng” để tiến hành xuất khẩu vũ khí, lấy các loại cớ để tiến hành giao dịch.
Còn hiện nay, tập thể doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản tham gia triển lãm quốc phòng quốc tế châu Âu cho thấy chính phủ Nhật Bản hiện nay đã "thoát khỏi ràng buộc, tiến một bước lớn".
Nhật Bản sở hữu khoảng 100 máy bay tuần tra săn ngầm P-3C
Ngô Hoài Trung cho rằng, Nhật Bản dẫn trước công nghệ trên các phương diện như điện tử, tàu thuyền, máy móc, chế tạo xe, nếu nới lỏng hạn chế cũng có thể chiếm "nửa giang sơn" trên thị trường công nghiệp quân sự. Rất nhiều chất bán dẫn, chip trong vũ khí tiên tiến của Mỹ đều do Nhật Bản chế tạo.
Ngoài ra, trước đây, Nhật Bản không chiếm ưu thế về giá cả xuất khẩu trang bị quân sự, do nhu cầu trong nước ít, lượng mua không lớn, đã đẩy cao giá thành sản xuất, nhưng nếu mở rộng xuất khẩu, tình hình này sẽ được thay đổi.
Ngô Hoài Trung tuyên truyền đầy ghen ghét cho rằng, chính phủ Shinzo Abe thúc đẩy xuất khẩu quân sự của Nhật Bản, sẽ gây tác động rất lớn đối với tình hình an ninh của Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gây “tác động tiêu cực” đối với sự cân bằng quân sự và hòa bình, an ninh của khu vực. Đối với vấn đề này, Trung Quốc, các nước xung quanh và người dân yêu chuộng hòa bình của Nhật Bản cần "tăng cường cảnh giác".
Trên đây là nội dung bài viết trên báo Trung Quốc, bài viết nói ra nói vào về hoạt động xuất khẩu vũ khí bình thường của Nhật Bản. Bài viết phản ánh sự lo ngại rất lớn của Trung Quốc trước khả năng xuất khẩu vũ khí quy mô lớn trong tương lai của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong tình hình khu vực hiện nay, điều này được nhiều nước trông đợi.
Thủy phi cơ US-2 là vũ khí lợi hại săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nhật Bản đang đàm phán xuất khẩu cho Ấn Độ
Chỉ có Trung Quốc là e ngại, vì họ đang sợ những vũ khí trang bị của Nhật Bản sẽ được xuất khẩu cho những nước mà Trung Quốc đang gây tranh chấp chủ quyền với họ hoặc đang lăm le cướp biển đảo của các nước láng giềng... Hơn nữa, Trung Quốc có nói gì thì cũng không có tác dụng, nếu muốn Nhật Bản không xuất khẩu vũ khí thì có lẽ Trung Quốc nên dừng các hoạt động phi pháp của mình để thiên hạ thái bình.
Trên thực tế, hiện nay Trung Quốc đang tìm mọi cách để ra sức xuất khẩu vũ khí để kiếm tiền cũng như tìm kiếm các lợi ích về chính trị, chiến lược, an ninh ở khu vực cũng như trên thế giới, điển hình như xuất khẩu vũ khí cho Pakistan, một nước có mâu thuẫn với Ấn Độ - điều này không phải đang góp phần tác động mạnh đến an ninh khu vực hay sao?
Bản thân Trung Quốc rất muốn mình xuất khẩu được càng nhiều vũ khí càng tốt, từ vũ khí hạng nhẹ cho đến vũ khí hạng nặng, vậy tại sao còn cho nhiều "chuyên gia, học giả", báo chí ra sức tuyên truyền và đòi hỏi "cộng đồng quốc tế" phải "cảnh giác" với Nhật Bản? Có lẽ ai cũng hiểu điều này.
Thời thế đã khác, Trung Quốc cũng nên xem lại con đường "trỗi dậy hòa bình" của họ trên Biển Đông, biển Hoa Đông, bởi vì nếu ép người quá đáng thì "con giun xéo lắm cũng quằn" và hậu quả thì Trung Quốc phải tự gánh chịu.
Ngư lôi Type 97 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo

No comments:

Post a Comment