Mới đây ông Trần Văn An – GĐ Cty TNHH Công nghiệp điện DCN đã có đơn tố cáo gửi đến toà soạn Báo… đề nghị điều tra làm rõ, phản ánh trước công luận về vụ việc nói trên.
Cụ thể, công ty với vốn nước ngoài là Công ty TNHH Total Building Systems (viết tắt là TBS thuộc Tập đoàn VII của Úc) - người đại diện theo pháp luật là ông Alain Alexander Young, đại diện theo ủy quyền là ông Ngô Đình Thuấn, Trưởng chi nhánh tại TPHCM là ông Nguyễn Thanh Tùng có ký 3 hợp đồng giao nhận thi công phần lắp đặt hạng mục Điện - Điện lạnh với Công ty TNHH Công nghiệp điện DCN (gọi tắt là DCN)
Cụ thể, hợp đồng thứ nhất là hợp đồng số S07026/2007/HD-XDĐĐL ngày 12/7/2007 công trình nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh đa quốc gia Sao Mai - Đồng Tháp với giá trị là 666.100.000 đồng và phụ lục hợp đồng kèm theo hợp đồng kinh tế nói trên là 2.685.690.758 đồng.
Hợp đồng thứ hai số hiệu S08027/2008/HĐ-XD ngày 30/5/2008 công trình nhà máy PEGASUS – Bình Dương trị giá hợp đồng 3.326.224.000 đồng và phụ lục hợp đồng số 01 kèm theo với tổng giá trị là 2.782.653.000 đồng.
Hợp đồng thứ ba là S08015/2008/HĐ-XD ngày 8/4/2008 giá trị là 4.438.000.000 đồng và phụ lục số 01 kèm theo hợp đồng kinh tế này là 4.967.000.000 đồng cho Công trình HOSSACK - Đồng Nai.
Theo tìm hiểu của PV, đến nay toàn bộ những công trình trên đã hoàn tất từ lâu, đưa vào sử dụng hiệu quả và vận hành ổn định nhưng Công ty TNHH Total Building Systems không tổ chức nghiệm thu, không duyệt quyết toán theo như thỏa thuận trong hợp đồng mà đưa vào sử dụng ổn định, hiệu quả nhưng không chịu thanh toán công nợ cho Công ty. Trong tình hình huy động vốn rất khó khăn, lãi suất vay ngân hàng để chi trả cho công nhân và vật tư thi công vẫn phải chịu hằng ngày. Và dù tất cả các công trình đã đưa vào vận hành hiệu quả, hoàn toàn đảm bảo về chất lượng (Công ty TNHH Total Building Systems không cần nghiệm thu) nhưng số nợ mà Total Building Systems nợ của Công ty TNHH Công nghiệp điện DCN là 3.189.259.563 đồng (3,189 tỷ đồng) theo như xác nhận công nợ từ TBS ngày 8/1/2010 đến nay vẫn không thanh toán cho DCN một đồng nào.
Riêng công trình PEGASUS (Bình Dương), hợp đồng ký ngày 30/5/2008, phía DCN nhận thầu lắp Điện, Điện lạnh cho nhà máy với thời gian tiến độ là 70 ngày tức đến 10/8/2008 là xong. Và dù trong hợp đồng đã ký kết quy định, bên B tức DCN đã nộp 5% bảo đảm thực hiện hợp đồng và bên A tức TBS ứng làm 4 lần. Theo đó, ứng 25% khi ký hợp đồng và nộp giấy bảo lãnh 5%, rồi thanh toán 30% khi hoàn thành đường ống, 30% khi hoàn chỉnh hệ thống điện động lực, thiết bị vệ sinh, chống sét, PCCC và điện chiếu sáng. Cuối cùng khoản còn lại 15% khi hoàn thiện các bộ phận khác. Đặc biệt tại Điều 7 hợp đồng này còn quy định trong vòng 20 ngày sau nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán được duyệt thì TBS phải thanh toán dứt điểm cho DCN.
Dù hợp đồng quy định là ngày 10/8/2008 nhưng công ty DCN đã huy động tối đa nguồn vốn, tập trung nhân lực thường xuyên túc trực thi công liên tục và đến ngày 31/7/2008 thì DCN đã hoàn thành toàn bộ hợp đồng trước 10 ngày. Ngay sau đó, DCN và TBS đã ký xác nhận nghiêm thu các hạng mục điện, nước, điện lanh, PCCC, cống sét của công trình và sau đó nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư (27/9/2008); hoàn tất quyết toán nộp cho bên TBS ngày 17/3/2009. Dù theo như thỏa thuận trong hợp đồng là “Sau 7 ngày kể từ khi người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền của bên A nhận hồ sơ quyết toán của bên B, bên A phải phản hồi nếu có sai sót và yêu cầu bên B hiệu chỉnh lại. Và nếu 7 ngày mà không có ý kiến phản hồi thì xem như bên A hoàn tất việc kiểm tra cũng như phê duyệt hồ sơ tạm ứng trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận hồ sơ của bên B”.
Dù thỏa thuận được ký kết giấy trắng mực đen là vậy nhưng đã 5 năm nay TBS cố tình quên luôn việc quyết toán và không chịu thanh toán một số tiền lớn còn lại. Lờ đi cam kết của lãnh đạo TBS đã xác nhận còn nợ DCN 352.454.581 đồng (cam kết xác nhận ngày 8/1/2010).
Đến công trình HOSSACK Đồng Nai, DCN nhận làm điện, điện lạnh cho công trình trong vòng 105 ngày tính từ 8/4/2008 đến 25/7/2008 với giá thầu 4.438.000.000 đồng (10% VAT), ngày 15/7/2008, hai bên DCN và TBS ký lại phụ lục số 1 tăng giá trị thành 4.967.000.000 đồng, đồng thời còn ký phát sinh vật tư điện chiếu sáng là 70.820.000 đồng.
Với công trình HOSSACK này, DCN gặp vô vàn khó khăn vì TBS chậm bàn giao mặt bằng phục vụ cho thi công và đến tháng 8/2008 vẫn chưa thể bàn giao mặt bằng để thi công. Chính lỗi này của TBS đã làm DCN không thể hoàn thanh được đúng thời gian như thống nhất ban đầu. Vì lý do xuất phát từ TBS nên DCN đã gửi văn bản nói rõ trách nhiệm về bàn giao mặt bằng. Công trình sau khi được DCN hoàn thành đã được đưa vào sử dụng ổn định và mặc cho DCN nộp quyết toán từ tháng 2/2009 nhưng TBS không duyệt cũng không phản hồi. Ngày 8/1/2010, dù TBS ký xác nhận còn nợ công trình HOSSACK lên tới 2.364.836.111 đồng. Đến nay đã hơn 4 năm TBS vẫn cố tình lờ luôn số tiền gần 2,4 tỷ đồng này.
Rồi công trình Sao Mai Đồng Tháp, giá trị hợp đồng là 666.100.000 đồng thời hạn thực hiện 100 ngày từ 12/7/2007 đến 30/10/2007. Công trình này do chủ đầu tư dự án thay đổi thiết kế, TBS thay đổi bản vẽ hoàn toàn vào phút cuối nên đương nhiên đơn vị thi công là DCN bị chậm 60 ngày do phát sinh này (24/9/2007 mới có bản vẽ hoàn chỉnh và 10/12/2007, TBS và DCN mới thống nhất được phụ lục về giá cả, vật tư thi công).
Ngày 25/3/2008, DCN nộp quyết toán cho TBS. TBS lờ đi không duyệt và không có kế hoạch trả nợ. Đã vậy, ngày 13/5/2008, TBS lại nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ đầu tư sử dụng, trong khi không nghiệm thu tổng thể các hạng mục.
Sau khi thỏa thuận có có xác nhận của TBS và DCN, công trình Sao Mai Đồng Tháp, TBS còn nợ DCN là 471.969.871 đồng.
Thậm chí, ngày 3/1/2009 tại họp bàn để giải quyết dứt điểm số nợ mà TBS còn nợ DCN thì lãnh đạo TBS còn cam kết chắc như đinh đóng cột là trước 11/1/2009 sẽ trả nợ xong toàn bộ số tiền mà 3 hợp đồng còn nợ là 3.189.259.663 đồng (ba tỷ một trăm tám chín triệu, hai trăm năm chín nghìn sáu trăm sáu ba) đồng. Nhưng đến nay, sau hơn 5 năm, TBS vẫn không chịu trả một đồng nào.
Theo nhẩm tính của một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, số tiền mà TBS chây ì và xù nợ của DCN nếu tính theo lãi suất ngân hàng như thời gian qua thì con số này đã đội lên 6 tỷ đồng.
Xung quanh sự việc này Báo điện tử Tầm Nhìn sẽ tiếp tục điều tra phản ánh đến bạn đọc.
Huy Trần - Mai Phương
No comments:
Post a Comment