Sunday, February 9, 2014

Đề xuất người vi phạm nộp phạt thẳng cho CSGT

Trong thời gian tới, tổ chức, cá nhân vi phạm giao thông có thể nộp tiền tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt.

Bộ Công an vừa ban hành dự thảo lần 1 thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 
csgt-1161-1391919319.jpg
Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Ảnh: Hà Anh.
 
Đối với trường hợp vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức, xảy ra ở trên tàu khi đoàn tàu đã rời ga; ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc xảy ra ngoài giờ hành chính thì sau khi yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh, thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, thì được ra ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

"Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt", dự thảo nêu rõ.

Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe mà người đó có Giấy phép lái xe hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó. Đồng thời, xem xét bổ sung xử phạt về hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dường kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì người có thẩm quyền xử phạt có văn bản thông báo cho cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Cảnh sát giao thông chỉ được tạm giữ phương tiện trong trường hợp thật cần thiết để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho xã hội hoặc để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là 7 ngày, có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Đặc biệt, dự thảo của Bộ Công an cũng đề cập đến quy định chiến sĩ công an nhân dân đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Về thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05% (không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật).
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại là nơi được uỷ nhiệm thu tiền chậm nộp phạt khi cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính. 
Kiều Trinh

No comments:

Post a Comment