Theo BBC-9 giờ trước
Trung Quốc quan ngại về nghị trình G7 bàn về an ninh hàng hải ở Biển Đông.
An ninh hàng hàng và tự do đi lại trên biển và trên không nhiều khả năng sẽ được lãnh đạo khối G7 đưa ra bàn thảo.
Trung Quốc hiện có tranh chấp với chủ nhà G7 là Nhật Bản tại Biển Hoa Đông cũng như tranh chấp chủ quyền với một số nước tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc được dẫn lời nói "Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ việc thảo luận hay hành động nào làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tân Hoa xã đưa tin nói nếu G7 bàn thảo về Biển Đông thì đó là việc đã đưa chủ đề không ăn nhập gì vào nghị trình thượng đỉnh.
“G7, để tránh trở thành lỗi thời và thập chí gây ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và ổn định toàn cầu, nên lo chuyện của riêng họ thay vì can dự vào chuyện của người khác và làm tranh chấp trở nên gay gắt hơn,” Tân Hoa xã đưa tin.
Tân Hoa xã nói thêm rằng bất kỳ can thiệp nào vào các chủ đề như vậy sẽ là vô ích.
Trong khi đó Thủ tướng Anh David Cameron nói Trung Quốc phải tuân thủ luật lệ trên Biển Đông, báo The Guardian của Anh đưa tin.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Anh nói Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của Toà trọng tài thường trực ở The Hague, dự kiến sẽ được công bố vài tuần tới, với việc Philippines kiện Trung Quốc vì xây dựng căn cứ quân sự ở khu vực đang có tranh chấp chủ quyền.
"Chúng tôi muốn khuyến khích Trung Quốc trở thành một phần của thế giới có luật lệ. Chúng tôi muốn khuyến khích mọi người tuân thủ các phán quyết. Tôi chắc chắn sẽ có một số điều cần thảo luận." - Ông Cameron nói.
Bình luận của ông Cameron có thể sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ.
Trung Quốc từng từ chối hợp tác với các động thái pháp lý và từng cáo buộc Philippines sử dụng phiên toà để phá hoại chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc lên án phiên toà là "xâm phạm trắng trợn lãnh thổ" và cảnh báo rằng nước này "sẽ không chấp nhận và sẽ không tham gia vào" tiến trình tố tụng.
Ông Cameron và lãnh đạo các nước G7 được mong đợi sẽ lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo chiếm đóng ở nhiều khu vực trên Biển Đông, theo The Guardian.
Hội nghị Thượng đỉnh G7 bắt đầu vào ngày 25/5 và diễn ra trong hai ngày.
Là nước chủ nhà, Nhật Bản sẵn lòng đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về tuyên bố chủ quyền đơn phương từ Trung Quốc đối với phần lớn khu vực trên Biển Đông, trong bối cảnh Nhật cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, một cụm đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông.
No comments:
Post a Comment