Đầu năm 2016, báo chí nhà nước lại tiếp tục phản ứng về vấn nạn nhập siêu. Một trong những phản ứng như thế là ý kiến của các ông Nguyễn Đình Cung và Trần Toàn Thắng, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) than thở về “Khả năng gia tăng sự phụ thuộc thương mại giữa Việt nam và Trung quốc đang hiện hữu”.
Hình Internet
Sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, cho dù có muốn “giãn Trung” cũng quá khó khăn. Trong một thực tế quá khốn quẫn, nền kinh tế và sản xuất của Việt Nam đã phụ thuộc ghê gớm vào Trung cộng.
Xét về giá trị, hàng hóa nhập khẩu từ Trung cộng tăng gần 26 lần sau 13 năm, từ 1.4 tỉ USD năm 2000 lên 36.9 tỉ USD. Trong khi đó, giá trị hàng xuất khẩu chỉ tăng khoảng 9 lần, từ mức 1.5 tỉ USD năm 2000 lên 13.3 tỉ USD năm 2013.
Nếu năm 2002, nhập khẩu từ Trung cộng chiếm 8.9% tổng nhập khẩu, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23.3% và tăng lên 27% vào năm 2013.
Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung cộng hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau 2010 và lên 13% vào năm 2013. Năm 2015 xuất khẩu sang Trung cộng đạt 17.14 tỷ USD, là mức khá thấp so với tiềm năng.
Vài năm trước, nạn nhập siêu của Việt Nam từ Trung cộng đã lên đến 24 - 25 tỷ USD hàng năm và bị coi là “dã man”. Sau khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, giới chuyên gia kinh tế Việt Nam bắt đầu bàn luận đến khía cạnh ‘kinh tế Việt Nam sẽ sống được bao lâu nếu không nhập khẩu từ Trung Quốc’. Trả lời câu hỏi này là lời tường thuật rất thật của nhiều doanh nghiệp ngành dệt may: nếu không được nhập nguyên vật liệu từ Trung Cộng, nhà máy của họ chỉ tồn tại được vài ba tháng!
Những nhóm nhóm hàng nhập siêu tăng mạnh nhất trong năm 2015 vẫn là sắt thép, kim loại, ôtô, phụ tùng và vật liệu dệt may, da giày... Nhưng không chỉ các nguyên liệu đầu vào cho chế biến, ngay cả những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất là nông sản cũng nhập khẩu Trung cộng ngày một nhiều.
Thói quen phụ thuộc nhập khẩu từ Trung cộng đã trở nên quá khó bỏ. Nó không chỉ cột chặt giới doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn xiềng xích giới quan chức “ăn dầy” của Việt Nam - những người có thẩm quyền ký hạn ngạch nhập hàng từ Trung cộng. Tình hình càng trở nên nên khốn quẫn khi tại một số cuộc hội thảo về đầu tư, người ta cho biết giới doanh nghiệp Trung cộng có thói quen chi dưới gầm bàn ‘thoáng nhất’!
Nếu tính cả con số 20 tỷ USD nhập lậu mà ‘không ai biết’ được tuồn vào theo con đường nào và bị biến hóa ra sao, tổng giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung cộng năm 2015 phải lên đến gần 52 tỷ USD. Con số này gấp gần 300 lần so với mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung cộng vào năm 2002!
Ai đã gây ra hậu quả cả về kinh tế lẫn chính trị này?
Liệu dàn lãnh đạo mới sau đại hội 12 có muốn xử lý vấn nạn phụ thuộc nhập siêu Trung cộng?
Muốn được giải phóng khỏi sự nô dịch ấy, chỉ còn cách xử lý con người để từ đó mới có thể sửa lại cơ chế.
Cần xác định Bộ Công thương và những bộ chuyên ngành khác như Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… là những cơ quan chịu trách nhiệm về cán cân xuất nhập khẩu và hàng buôn bán tiểu ngạch, và bao trùm những lĩnh vực mà các doanh nghiệp và tổng thầu Trung cộng đang chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị trường Việt Nam.
Bộ Trưởng công thương Vũ Huy Hoàng cần bị điều tra. Phải chăng ông ta đã tìm cách bao che cho các tập đoàn lợi ích thân Trung trong việc bắt nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào rất nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung cộng?
03/05/2016 - 17:58
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment