Sunday, March 6, 2016

Nội dung hiện đại của một nền dân chủ chên chính

Nguyễn Cao Quyền-03-05-2016 
1
Sau khi được Đại Hội 12 giữ lại và cho tiếp tục ngồi ghế tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng đã qua mặt dân chọn đích danh ba chức vụ quan trọng nhất của nhà nước là : Trần Đại Quang làm chủ tịch nước, Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng, Nguyễn thi Kim Ngân làm chủ tịch Quốc Hội.  Vậy thì thử hỏi dân bầu vào lúc nào mà y gọi là dân chủ, mà không những thế, lại còn cương lên là “dân chủ đến thế là cùng”.  
Những đoạn viết dưới đây nhằm chủ đích cho Nguyễn Phú Trọng học thêm, để từ nay hắn chấm dứt những sự phát ngôn bừa bãi nơi cộng cộng.
                                                                        *
                                                                   *       *
Con người từ thuở binh minh của nhân loại đã có nhu cầu kết xã.  Nhưng chính sự kết xã này đã gây ra cho con người rất nhiều phiền phức.  Cái phiền phức lớn nhất xuất phát từ tính ích kỷ tự nhiên : phần đông chỉ biết nghĩ đến mình và không đếm xỉa gì đến quyền lợi của người khác.  Chính tính ích kỷ không khắc phục và được thả lỏng này đã đưa đến nạn độc tài, tai họa lớn nhất của nhân loại kể từ thời thượng cổ.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần dân chủ và tất cả mọi người phải đấu tranh cho dân chủ.  Dân chủ không bao hàm ý nghĩa của sự toàn thiện, toàn mỹ, nhưng nó là một hình thức cai trị độc nhất tôn trọng nhân phẩm và bảo vệ quyền sống của con người.  Vào thời điểm chúng ta đang sống, cao trào dân chủ là một sự vận động chính trị có tầm mức quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của một nền dân chủ đôi khi vẫn chưa là một bảo đảm chắc chắn cho cuộc sống dân chủ của con người trong xã hội, cho nên cần phải biết tới những bảo đảm cần thiết cho một nền “dân chủ chân chính” để bảo vệ, phát huy và củng cố.
Ba tiêu chuẩn căn bản của một nền dân chủ
Những tiêu chuẩn căn bản của một nền dân chủ là những điều mà mọi người sống trong những nước dân chủ văn minh đều đã biết, tuy nhiên vẫn cần nhắc lại để mở rộng tầm hiểu biết của một số người sống dưới chế độ cộng sản quá u tối trước một vấn đề có tầm mức quan trọng hàng đầu.
1/ Dân chủ là một hình thức chính quyền do dân bầu lên để cai trị đất nước.  Chính quyền này bao gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp.  Tư pháp có thể được chỉ định vì tính cách chuyên môn cùa ngành này.  Nhưng hành pháp (người đứng đầu hành pháp) và lập pháp phải được dân bầu lên qua những cuộc bầu cử tự do và lương thiện.
Khi người dân đi bầu bằng lá phiếu của mình thì bất cứ ai được đa số phiếu là người đó thắng cử vì được nhân dân tín nhiệm nhiều hơn cả.  Cho nên trong thể chế dân chủ những người lãnh đạo luôn luôn phải ý thức rằng quyền hành của họ xuất phát từ sự ủy nhiệm của người dân, và như thế có nghĩa là họ có thể bị truất phế bất cứ lúc nào nếu người dân thấy rằng họ không còn đại diện hoặc không còn đấu tranh cho quyền lợi của người dân  nữa.
2/ Thể chế dân chủ nào cũng có một hiến pháp.  Hiến pháp là văn bản luật pháp cao nhất, một văn bản luật pháp đứng trên tất cả những văn bản luật pháp khác.  Hiến pháp phải được công bố cho mọi người dân được biết và phải được thi hành nghiêm chỉnh.  Hiến pháp có thể bị thay thế nhưng thủ tục thay thế rất chặt chẽ và đòi hỏi nhiều ý kiến mới lạ trong tranh luận hơn là khi bàn thảo về những đạo luật thường.
3/ Dân chủ đòi hỏi phải tôn trọng nhân quyền.  Nhân quyền là những quyền căn bản của con người mà một bản hiến pháp dân chủ bắt buộc phải tôn vinh và nhìn nhận.  Những quyền căn bản đó là : quyền được hưởng tự do, quyền được tùy nghi lựa chọn tín ngưỡng, quyền ngôn luận, quyền hội họp và quyền bình đẳng trước pháp luật. Trong một xã hội dân chủ, người dân không thể bị bắt và bị bỏ tù vì tín ngưỡng hay vì những hành vi chính trị bất bạo động của mình.
Những tiêu chuẩn căn bản trên cần được phổ biến rộng rãi đến mọi thành phần dân chúng trong nước bằng cách diễn tả rất đơn sơ và giản dị để cho ai cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng.
Bốn đòi hỏi chính yếu của một nền dân chủ
Mặc dù đã hội đủ ba tiêu chuẩn căn bản nói trên, một nền dân chủ vẫn có thể không trường tồn vì thiếu một trong những đòi hỏi sau đây :
Đòi hỏi thứ nhất :  Một nền dân chủ cần nhất phải loại bỏ mọi hình thức bạo lực.  Đối với con người bạo lực là một điều rất tự nhiên, một bản tính dường như ai cũng có.  Chính vì vậy mà từ mấy ngàn năm nay bạo lực đã là công cụ chính yếu để con người đàn áp con người, để các quan đàn áp ngu dân, để kẻ thống trị đàn áp người bị trị, và để nước mạnh đô hộ nước yếu.  Cho tới ngày nay, vũ lực, tra tấn, giết chóc vẫn còn được khai dụng rộng rãi trong chính trị.  Do đó đòi hỏi thứ nhất của một nền dân chủ là con người phải thiết lập và duy trì những quan hệ thân hữu và tương kính giữa con người với nhau.  Vũ lực phải được thay thế bằng tranh luận và thuyết phục trong mọi quyết định chính trị vào thời đại ngày nay.
Thật ra trong thực tế, không thể nào loại bỏ hoàn toàn vũ lực vì dù là chính quyền nào đi nữa thì cũng vẫn còn cần tới vũ lực để khống chế vũ lực.  Nhưng một chính quyền dân chủ phải có khả năng kiểm soát vũ lực, nghĩa là kiểm soát cảnh sát và quân độị .  Không làm được việc này thì độc tài sẽ trỗi dậy.
Đòi hỏi thứ hai : Một nền dân chủ phải bảo đảm được tự do và bình đẳng cho mọi người trong nước.  Chính quyền không phải được đặt ra để quản lý mọi thứ trong đời sống của người dân.  Những vị đại biểu được dân bầu lên phải ý thức rằng cái cốt lõi của thể chế dân chủ là tự do cho tất cả mọi người, và sở dĩ họ được bầu là để nuôi dưỡng và bảo vệ sự tự do đó chứ không phải để duy trì những chế độ độc tài.  Chính vì lý do này mà nhà nước phải hạn chế quyền hạn của mình nhiều chừng nào tốt chừng ấy.  Tôn trọng tự do của người dân là bổn phận của nhà nước chứ không phải là ban phước cho dân.
Đòi hỏi thứ ba : Một nền dân chủ phải được điều hành theo luật pháp.  Luật pháp là phương tiện để thực hiện công lý.  Luật pháp và dân chủ phải như hình với bóng.  Nếu người dân biết luật, biết những gì họ có thể làm và những gì họ không được phép làm thì họ sẽ giữ mình để không phạm pháp và xã hội sẽ phát triển trong hòa bình và ổn định.
Các xã hội xưa không có luật.  Cuộc Cách Mạng Dân Chủ 1789 tại Pháp đã lấy quyền làm luật từ tay vua để chuyển sang tay quốc hội.  Đây là một bước tiến lớn của nhân loại theo chiều hướng dân chủ như ta thấy hiện nay.
Đòi hỏi thứ tư :  Một nền dân chủ phải được xây dựng trên lẽ phải. Kiến thức cho một cá nhân rất cần thiết cho nền dân chủ.  Tai sao ?  Bới vì kiến thức giúp ta nhận biết và phân biệt được những điều phải quấy để cư xử như những người công dân lương thiện.  Nếu trong một nước mà thành phần dân chúng gồm toàn những công dân lương thiện thì  chế độ chính trị tại nước đó sẽ là một chế độ dân chủ tốt đẹp và trường tồn.
Cuộc đại cách mạng dân chủ toàn cầu và những biến thái của các nền dân chủ phôi thai.
Cuộc cách mạng dân chủ toàn cầu khởi phát vào lúc 12  giờ 25 đêm 25/4/1974 tại thủ đô Lisbon xứ Bồ Đào Nha.  Đêm hôm ấy, sau khi đài phát thanh Lisbon phát xong bản hát Grandola Vila Morena thì một cuộc đảo chánh chống độc tài do các sĩ quan trẻ thuộc tổ chứcMovimento Das Forcas Armanda đã nổ ra và nhanh chóng thành  công.
Chỉ trong hai tiếng đồng hồ phe đao chánh đã làm chủ được tình hình khắp mọi nơi trong thủ đô.  Khi trời sáng dân chúng đổ xô ra đường hoan hô những người lính trẻ và cắm hoa cẩm chướng lên nòng súng của họ.  Đến trưa nhà độc tài Marcello Caetano đầu hàng và Bồ Đào Nha trở thành một quốc gia dân chủ sau mấy chục năm quằn quại dưới bàn tay sắt của Antonio Salazar.  Cuộc cách mạng Bồ Đào Nha năm 1974 được gọi là Cuộc Cách Mạng Cẩm Chướng(Revoluion Of Carnations).
Cuộc cách mạng này tuy được nhiều người ca tụng nhưng thật ra chỉ là một bộ phận nhỏ của phong trào “dân chủ hoá toàn cầu” bắt đầu vào cùng một thời điểm.  Tại Brazil, dưới áp lực của quần chúng, năm 1974 tướng Ernesto Geisel cũng đã phải nhượng bộ và thi hành chính sách mở cửa.  Ở Tây Ban Nha trong khi chờ đơi nhà độc tàiFranco qua đời, thủ tướng Carlos Arias đã ban hành nhiều biện pháp dân chủ.  Ở Hy Lạp, tình hình chính trị căng thẳng liên tục vì những đòi hỏi dân chủ của người dân và các đòi hỏi này đã dẫn đến sự sụp đổ chế độ của các vị đại tá, cũng vào giữa năm  1974.
Cao trào dân chủ hóa toàn cầu cứ mỗi ngày một lan rộng không ngừng nghỉ và cao điểm mà nó đạt tới là các năm 1989-1991 khi nhân loại chứng kiến sự tan rã bất ngờ của các chế độ cộng sàn Đông Âu và của quê hương cách mạng vô sàn Liên Sô.  Kể từ thời điểm này người ta đã đi đến một sự đồng thuận rộng rãi về những tiêu chuẫn mà một chế độ chính trị cần có để đước gọi là dân chủ như đã được trình bầy trong hai đoạn viết ở trên.
                                                                        *
Thế giới hiện đang có 193 quốc gia và trong số này có 118 quốc gia tự nhận là dân chủ.  Phải có sự nhấn mạnh đối với cái nhãn hiệu “tự nhân là dân chủ” vì phần đông các quốc gia đó không phải là những quốc gia dân chủ theo đúng nghĩa của các nền dân chủ Tây Phương, nghĩa là theo đúng các tiêu chuẩn của nền dân chủ tự do (libral democracy).
Có thể nói là một nửa các quốc gia đang đi vào tiến trình dân chủ hóa hiện nay chỉ là những nền dân chủ thiếu tự do. Và điều đáng lo ngại là các nền dân chủ này không chuyển biến thành những nền dân chủ tự do như mọi người mong đợi mà trái lại đã biến thành những thể chế trong đó tự do càng ngày càng bị bóp nghẹt.
Khám phá sau cùng đối với các quốc gia dân chủ là muốn phát triển nhanh chóng về phương diện kinh tế thì chính quyền các nước đó phải thực hiện cho bằng được hai điều kiện tất yếu sau đây :  thứ nhất, tôn trọng các quyền của con người trong đó có quyền sở hữu và quyền tự do kết ước; thứ hai, áp dụng đường lối pháp trị và tinh thần thượng tôn luật pháp trong mọi sinh hoạt của xã hội, nhất là trong lãnh vực hành chánh.
                                                                      *
Chúng ta hiện đang sống trong kỷ nguyên dân chủ.  Trong dĩ vãng, những nỗi khổ hạnh của con người đều phát xuất từ sự chuyên chế của các nền quân chủ, tử các giáo điều khắt khe của giáo hội, từ phong trào khủng bố của các chế độ độc tài và từ bàn tay sắt của các chế độ toàn tài.  Ngày nay một vài chế độ dân chủ thiếu tự do vẫn còn sót lại trên thế giới nhưng rõ rệt là những chế độ đó đã trở thành những con chiên ghẻ của cộng đồng nhân loại.
Hiện giờ chưa có một mẫu hình chính trị nào có thể thay thế đượcmẫu hình dân chủ, cho nên thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của nền dân chủ toàn cầu.  Những chế độ độc tài lạc hậu rồi sẽ biến dần vì cộng đồng nhân loại sẽ không để cho các chế độ đó kéo dài. Lý do là nó sẽ làm xấu hình ảnh của các chế độ dân chủ tự do chân chính và gieo rắc nghi ngờ đối với trào lưu dân chủ của thế giới ./.
Theo VietNamDalily.News

No comments:

Post a Comment