Sunday, March 6, 2016

FLC 'không liên quan' vụ Thanh Hóa?

Theo BBC-6 tháng 3 2016 

Image copyrightContributor
Image captionNgười dân ngồi ngoài đường để đòi quyền sử dụng bãi biển neo đậu tàu đánh cá
Một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực trong đó có bất động sản ở Việt Nam mới ra tuyên bố khẳng định họ 'không liên quan' trong vụ việc tranh chấp giữa người dân ở tỉnh Thanh Hóa ở miền Trung Việt Nam và chính quyền tỉnh này.
Hôm thứ Sáu, Tập đoàn FLC trong một thông cáo trên trang web chính thức của mình nói đã "tạo hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động" và "Dự án này hoàn toàn không liên quan gì đến những thông tin mà các báo mạng trên có đăng tải".
Thông cáo của tập đoàn này cũng cho biết dự án bãi biển phía đông đường Hồ Xuân Hương là "chủ trương lớn của tỉnh Thanh Hóa".
Thông cáo của tập đoàn hôm 04/3/2016 viết:
"Tập đoàn FLC không liên quan gì đến các khiếu kiện khiếu nại của người dân cũng như việc người dân tập trung đông người tại UBND tỉnh Thanh Hóa.
"Trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương liên quan đến các chính sách đền bù, hỗ trợ người dân... Tập đoàn FLC nhận mặt bằng sạch từ chủ đầu tư và đang tích cực triển khai dự án."
BBC đã và đang tìm cách liên hệ với FLC và đang đợi phản hồi từ Tập đoàn này về các thông tin mà doanh nghiệp này đưa ra.
Vụ việc người dân Thanh Hóa 'đòi bãi biển' ở tỉnh này và biểu tình trong mấy ngày nay để đòi giải quyết nguyện vọng tiếp tục nằm trong sự chú ý của dư luận.
Hôm Chủ nhật, Một người dân Thanh Hóa miêu tả với BBC Tiếng Việt về hiện trạng vụ việc.
Người dân này nói "loạn hết cả xã Quảng Cư" và cho hay người biểu tình "nằm giữa đại lộ" trong vụ biểu tình đòi quyền sử dụng biển để neo đậu tàu đánh cá tại Thanh Hóa.
Trước đó, từ ngày 29/2, hàng trăm người tập trung tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và ở khu vực xung quanh.
Báo Vnpexpress mô tả "hàng trăm người tràn xuống đường, ngồi la liệt trên các con phố ở trung tâm Thành phố Thanh Hóa khiến giao thông tê liệt".

Đám đông hỗn loạn

Image copyrightContributor
Image captionMột số người biểu tình nấu mì tôm ăn tại nơi xuống đường
Ngày 5/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thanh Hóa khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng vì người dân thị xã Sầm Sơn tràn xuống đường phản đối dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn.
Trước đó, từ ngày 3/3, các đại lộ Lê Lợi, trước Ủy ban tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăm người nằm, ngồi, mang theo các biển hiệu "Trả lại biểu cho người dân Sầm Sơn", "Trả lại biển Sầm Sơn"...
Đến chiều 5/3, hàng trăm người đến công an phường Trường Sơn, Sầm Sơn để đòi giải thích việc một phụ nữ bị đánh trọng thương tại nhà.
Báo Vnexpress dẫn lời một người dân ở gần đó:
“Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”.
Trên mạng xã hội Facebook, một clip quay cảnh người phụ nữ nằm trên băng ca được đưa đi trong đám đông hỗn loạn.
Dường như người phụ nữ này đã bị thương tích chảy máu ở vùng đầu.
Một người dân mô tả với BBC:
"Dân cứ lên nằm giữa đại lộ, tắc hết đường xá. Họ mang con trẻ con nít nằm đêm nằm hôm ngoài đường."
Trang tin VOV dẫn chính sách của Ủy ban tỉnh Thanh Hóa "hỗ trợ tháo dỡ, phá bỏ các loại tàu, bè nhỏ công suất dưới 20CV với mức 70 triệu đồng mỗi bè, 50 triệu đồng mỗi thuyền thúng. Ngư dân phải cam kết không đóng mới bè, mủng.
Các hộ có tàu, thuyền dưới 20 CV tháo dỡ, phá bỏ đồng thời được hỗ trợ 30kg gạo/khẩu/tháng (trong 6 tháng) để ổn định đời sống."

'Đói không chịu được'

Trả lời BBC khi cập nhật tình hình vụ việc, một người dân nói:
“Họ chỉ đòi quyền lợi tí chỗ bờ biển quy hoạch lại cho người ta có một chỗ để mủng đi biển. Đưa người ta đi sông thì người ta không đi được, biển cách nhà người ta 7- 8 km người ta cũng không đi”
Image copyrightOther
Image captionNgười dân cầm bảng hiệu trong cuộc xuống đường
Người dân này nói thêm:
"Tôi làm nghề đánh cá theo mùa, tháng hai và tháng tư là đánh. Đánh gần bờ đi sáng tối về thôi."
"Ngày trúng được vài triệu, không có thì được vài ba trăm hàng ngày. Tháng cũng đi được hơn hai chục ngày. Kiếm tiền học cho con cái, cháu chắt, mẹ già."
"Không thể làm nghề mới được, nhận 50 triệu ăn vài tháng hết rồi."
Người dân này cũng nói:
“Làm khu du lịch thì rất đẹp, khu vui chơi giải trí, sân golf đồ. Đẹp thì đẹp thật đấy. Nhưng đói thì người dân không chịu được.”
Dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương do Tập đoàn FLC thầu, được tỉnh Thanh Hóa phê duyện tháng 10/2015.

No comments:

Post a Comment