Monday, January 11, 2016

Việt nam hy vọng TPP sẽ giúp cho Việt nam xích lại gần Hoa Kỳ hơn và thoát Trung

Theo VNTB -9.12.15
Phương Thảo dịch (VNTB) "TPP không chỉ là kinh tế mà còn là vấn đề chính trị và an ninh", ông Cường, cựu lãnh đạo của Viện Chiến lược Bộ Công an cho biết, và ông cho rằng TPP sẽ giúp nới sự kềm tỏa của Trung Quốc ở Việt nam. "TPP, thỏa thuận đã đạt được hồi tháng Mười sau tám năm đàm phán. Việt Nam muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và thắt chặt hơn mối quan hệ với Hoa Kỳ - một nỗ tái định hướng đã được củng cố hơn sau khi Trung Quốc định tích cực khẳng chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, theo Washington Post.

TPP có giá trị hơn 10 tàu ngầm

Các ngón tay đan chặt vào nhau, Thiếu tướng đã nghỉ hưu Lê Văn Cương mô tả việc Việt Nam quá phụ thuộc kinh tế vào hàng xóm khổng lồ Trung Quốc như thế nào. Sau đó, khi ông nói về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một thỏa thuận thương mại Hoa kỳ dẫn đầu bao gồm 12 quốc gia trong vùng Thái Bình Dương, vị tướng trở nên thư giãn, và những ngón tay được thả lỏng.

“TPP không chỉ là kinh tế mà còn là thỏa thuận về an ninh và chính trị.” Ông Cương, cựu lãnh đạo của Viện Chiến lược Bộ Công An tuyên bố và cho rằng thỏa thuận này sẽ giúp nới lỏng sự kềm tỏa của Trung quốc đối với Việt nam. “TPP có giá trị cho Việt nam còn hơn cả việc mua 10 tàu ngầm.”

Biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam. Ảnh: EPA
"TPP không chỉ là kinh tế mà còn là vấn đề chính trị và an ninh", ông Cường, cựu lãnh đạo của Viện Chiến lược Bộ Công an cho biết, và ông cho rằng TPP sẽ giúp nới sự kềm tỏa của Trung Quốc ở Việt nam. "TPP, thỏa thuận đã đạt được hồi tháng Mười sau tám năm đàm phán. Việt Nam muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và thắt chặt hơn mối quan hệ với Hoa Kỳ - một nỗ tái định hướng đã được củng cố hơn sau khi Trung Quốc định tích cực khẳng chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.

Nhưng những tác động chính trị tại Việt nam có thể còn sâu rộng hơn với việc Việt Nam đồng ý thay đổi luật lao động và cho phép công nhân được lập công đoàn độc lập.

Tom Malinowski, trợ lý thư ký của Hoa Kỳ về vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, gọi đó là một cơ hội một lần trong một đời để hướng quốc gia cộng sản độc đảng này đi theo con đường của sự cởi mở và cải cách hơn.

" Việt Nam đã có những cam kết có khả năng tiến xa và biến đổi, " ông nói. "Việc cho phép hình thành các công đoàn độc lập đã phá vỡ sự độc quyền độc đảng về tổ chức xã hội."

Tổng thống Obama nói rằng TPP sẽ tạo việc làm mới tại Hoa Kỳ và thị trường mới cho hàng hóa của Hoa Kỳ, cũng như chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton B. Carter – cũng như ông Cường - đã tuyên bố TPP đối với ông ta quan trọng "như một tàu sân bay."

Kỳ vọng nhiều, áp lực cao

Nhưng Obama phải đối mặt với một trận chiến khó khăn để nhận được sự chấp thuận của Nghị Viện trong năm tới, với các nhà phê bình lo ngại hiệp ước có thể cắt xén tiêu chuẩn lao động Hoa Kỳ và chuyển việc làm ra nước ngoài.

Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết TPP có thể tăng 30% hàng xuất khẩu cho Việt Nam vào năm 2025 và tăng tổng sản phẩm trong nước hơn 10%, trong một nền kinh đã tăng hơn 6% một năm. Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn và ngày càng tăng với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất; thỏa thuận này sẽ giúp Việt nam đa dạng hóa. TPP cũng sẽ làm cho ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam được hưởng lợi. Nhưng người nông dân trong quốc gia nông nghiệp này sẽ phải đối mặt với cạnh tranh lớn hơn.
" TPP sẽ chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, đó là lý do tại sao họ tìm mọi cách để được vào TPP," Evan Medeiros, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Obama về châu Á trước đây và bây giờ là giám đốc điều hành với Eurasia Group, công ty tư vấn kinh doanh quốc tế, cho hay.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến Việt Nam, họ được thu hút bởi sự kết hợp giữa lao động giá rẻ và việc miễn thuế để tiếp cận các thị trường Mỹ và Nhật Bản. Trong tháng mười một, Pou Chen, một công ty sản xuất giày lớn nhất thế giới của Đài Loan, tuyên bố họ đã chuyển nhiều hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam để một phần tận dụng cơ hội của TPP.

Tuy nhiên, những kỳ vọng cao cũng mang lại áp lực gia tăng cho Obama để có được sự chấp thuận của Nghị Viện.

" TPP vô cùng quan trọng, sau khi đã đạt được đến đây và đã bảo đảm các loại cam kết cứng rắn mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất miễn cưỡng, và rằng chúng tôi cũng phải thực hiện phần của mình," Malinowski nói. 

Nếu không có sự chấp thuận của Nghị Viện, ông nói thêm, "chúng ta sẽ quay trở lại như. Không có gì xảy ra cho quyền lao động, và lời của Hoa Kỳ sẽ không còn được coi là đáng tin cậy."

Theo thỏa thuận này, Việt Nam đã đồng ý cải cách doanh nghiệp nhà nước, áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt, cho phép một " tự do và cởi mở Internet," công nhân được phép tự do lập hội và chấm dứt lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

John Sifton, giám đốc vận động Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân HRW, thừa nhận rằng thỏa thuận này buộc Việt Nam để thực hiện một "thay đổi lịch sử" về luật lao động, nhưng ông tỏ ra nghi ngờ về việc thực thi của người Việt và các yêu sách của Hoa Kỳ.

Thỏa thuận này trên giấy có vẻ tốt đẹp, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam thực thi những thay đổi đó, nhưng họ vẫn tiếp tục cho phép chủ lao động và chính phủ đàn áp công đoàn?" Ông đặt câu hỏi. Chính phủ Hoa Kỳ, ông nói, có một "kỷ lục khủng khiếp" trong việc thực thi các thỏa thuận về quyền lao động trong giao dịch thương mại trong quá khứ.

Các quan chức Hoa Kỳ lại cho rằng TPP có tiêu chuẩn khắt khe hơn rất nhiều và việc cắt giảm thuế quan được áp dụng chỉ khi nào Việt Nam chứng minh được thực thi thay đổi trong những năm tới.

Thuyền to sóng cả?

Ở Việt Nam, các nhà hoạt động bị thỏa thuận TPP phân chia, có người gọi đó là "một điểm khởi đầu rất tốt" cho phong trào xã hội dân sự mới mẻ phát triển nhưng những người khác hoài nghi rằng chính phủ liệu sẽ tôn trọng lời hứa của họ không, đặc biệt là khi hai nhà hoạt động lao động hàng đầu vẫn còn ở trong tù và cảnh sát vẫn đánh đập những người khác mà không bị trừng phạt.

Chỉ mới tháng trước, nhà hoạt động lao động 30 tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết cô đã bị bắt giữ và bị cảnh sát đánh đập sau khi cô nói chuyện với công nhân bị sa thải ở miền nam Việt Nam. Cô bị giam giữ tù năm 2010 đến 2014 và cho hay cô đã bị quản giáo và tù nhân ở đó đánh đập.

Cô cho biết cô chào đón những lời hứa được thực hiện theo các thỏa thuận thương mại. "TPP sẽ mở ra một chân trời mới cho các nhà hoạt động lao động và người lao động vốn chưa từng xảy ra trong quá khứ, nhưng sự việc cảnh sát bắt tôi, đánh đập tôi, và đe dọa những người lao động đã phàn nàn về công ty - đó là điều đáng lo ngại với tôi, " cô nói.

Các vòng đàm phán của thỏa thuận này đã thúc đẩy một cuộc tranh luận trong nội bộ Đảng Cộng sản, các quan chức Việt Nam và Hoa Kỳ cho biết.

"Như chúng tôi đã cam kết với họ trong quá trình này, chúng tôi sẽ liên tục quay trở lại với họ và nói," Đây là những gì chúng ta sẽ tìm kiếm trong TPP ở các lĩnh vực khác nhau; các ông có chắc là đây là những gì dành cho các ông? '"Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nói. "Họ quay trở về và thảo luận nội bộ, và sau đó trở lại với chúng tôi và nói, 'Đây là hướng chúng ta muốn đất nước chúng tôi đi.'"

Cuối cùng, các quan chức cho biết, các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng đã đoàn kết lại đằng sau thương vụ này.

" Chúng tôi tin tưởng đây là điều đúng đắn cho Việt Nam, bất chấp những thách thức rất lớn", ông Nguyễn Bá Hồng, tổng giám đốc của Vụ Châu Mỹ tại Bộ Ngoại Việt Nam cho biết. " Dù cho các cuộc tranh luận, bất chấp ý kiến khác nhau, chúng tôi quyết tâm lái thuyền này ra biển lớn."

Những người hoài nghi cho rằng những kỳ vọng tương tự về việc cải cách kinh tế dẫn tới sự cởi mở hơn về chính trị cùng với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 nhưng việc đó đã không bao giờ xảy đến.

Nhưng ở Việt Nam, các chuyên gia như ông Trần Việt Thái, Phó viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược Bộ ngoại giao nói Việt nam đã chọn "phương thức khác biệt 100% " so với phương thức của láng giềng phương bắc.


Ông nói Trung Quốc đang thúc đẩy cải cách từ trên xuống dưới, bằng cách sử dụng "bàn tay hữu hình" của sức mạnh Đảng Cộng sản để " dọn sạch nhà." Còn người Việt lại “muốn sử dụng bàn tay vô hình của thị trường.”

No comments:

Post a Comment