Dân trí Dự án nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 có tổng kinh phí lên đến hơn 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên việc thực hiện dự án đang gặp bế tắc kéo dài, trang thiết bị máy móc có giá hàng trăm tỷ nằm phơi sương, hơn 400 công nhân tại đây cũng đứng trước nguy cơ thất nghiệp.
Khung cảnh nhà máy xi măng nay vắng người.
Dự án ngàn tỷ “phơi sương”
Trước nhu cầu cấp thiết cần phải đổi mới dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh với thị trường. Cuối năm 2009, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đã khởi công dự án thay đổi công nghệ từ dây chuyền lò đứng đã quá cũ kỹ lạc hậu của Trung Quốc sang dây chuyền lò quay mới nhất.
Qua đó nâng công suất của nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) từ 90.000 tấn/năm lên 550.000 tấn/năm. Cùng với việc nâng công suất khi đầu tư dây chuyền mới chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện đáng kể.
Khu vực nhà công nhân cũng trở nên đìu hiu.
Dự án ban đầu dự kiến có tổng kinh phí là 814 tỷ đồng tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đã lên đến 1.100 tỷ đồng và đã được giải ngân gần 780 tỷ đồng chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị máy móc mới. Vì vậy hơn 95% số trang thiết bị máy móc của dây chuyền mới cũng đã được mua về lắp đặt.
Tuy nhiên đến cuối năm 2013 dự án bất ngờ “tạm ngừng” đến nay vì thiếu vốn. Những dây chuyền máy móc trị giá cả trăm tỷ được lắp đặt nằm phơi sương, phơi gió. Mọi công việc sản xuất của nhà máy bị đình trệ hoàn toàn. Dây chuyền sản xuất cũ được vận hành một cách cầm chừng.
Khu làng công nhân công này chủ yếu là những hộ gia đình đang làm việc trong công ty Cổ phần xi măng dầu khí 12/9 sinh sống. Hiện tại đời sống của những hộ gia đình tại đây đang hết sức khó khăn.
Được biết trong suốt thời gian qua ngoài việc tập trung xây dựng Dự án nâng cấp mới dây chuyền sản xuất. Thì hoạt động của nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 chỉ diễn ra ở mức “cho có”. Bởi toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng mua của Trung Quốc trước đây đã quá lạc hậu, thường xuyên trục trặc, máy móc thiết bị xuống cấp, thiếu vốn vì vậy chất lượng sản phẩm cũng không được đảm bảo.
Hơn 400 công nhân “thoi thóp” sống qua ngày
Tình trạng trì trệ của nhà máy khiến hơn 400 công nhân ở đây phải thay phiên nhau nghỉ luân phiên. Không đảm bảo làm việc như trước nên mức lương của công nhân, các chế độ liên quan cũng vì thế bị cắt giảm. Họ đang phải chật vật sống với đồng lương còm cõi. Những người làm đủ ngày công cũng chỉ nhận được mức lương chưa đầy trên dưới 1 triệu đồng. Hiện nhà máy cũng đang nợ hàng tỷ đồng tiền bảo hiểm của công nhân tính từ tháng 6/2013 đến nay.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh một công nhân đã “cống hiến” cho nhà máy hơn 17 năm nay chị cho biết mới nhận được lương tháng 2/2014 vì vậy suốt 5 tháng qua chị phải vay mượn khắp nới để lo cho cuộc sống gia đình.
Dù đồng lương rất ít nhưng hiện tại những công nhân tại đây cũng chỉ mới nhận được lương từ tháng 2/2014. Đến nay đã gần 7 tháng trôi qua hàng trăm công nhân tại đây vẫn “thoi thóp” vay mượn, làm thêm nhiều công việc khác để có tiền chi tiêu lo cho cuộc sống gia đình. Mỗi tháng một công nhân vẫn đến công ty làm việc từ 10 - 15 ngày họ vẫn hi vọng một ngày nào đó công ty sẽ hồi sinh. Còn những người không đủ kiên nhẫn đã xin nghỉ và làm việc khác.
Ở trong khu làng công nhân tại đây cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Quỳnh và anh Thái Đình Lý thuộc diện khó khăn nhất: Đã hơn 15 năm cống hiến cho công ty, hiện tại anh Lý bị liệt nửa người gần 2 năm nay, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều đổ dồn lên vai của chị Quỳnh tuy nhiên chị cũng đang đi làm theo diện “nghỉ luân phiên”. Vì vậy mỗi tháng lương của chị Quỳnh cũng chỉ trên giới 1 triệu đồng.
Tuy nhiên chị cũng mới chỉ nhận được lương trong tháng 2-4/2014, từ đó đến nay chị cũng chưa được nhận thêm tháng tiền lương nào. Mỗi ngày để có chi phí sinh hoạt, chăm sóc chồng nằm liệt giường và lo cho 2 con nhỏ ăn học chị Quỳnh phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn đủ đường.
Chị Hà Thị Hảo một công nhân đã công tác tại công ty 8 năm hi vọng: “Chúng tôi mong dự án tiếp tục triển khai và hoàn thành để công nhân chúng tôi được đi làm. Hay chí ít cũng thanh toán hết tiền nợ bảo hiểm, lương cho công nhân”.
Một công nhân khác làm bảo vệ cổng nhà máy cho biết: Dự án đang làm khổ công nhân ở đây.
Hiện tại đời sống của những gia đình công nhân tại đây cũng hết sức khó khăn. Nhà cửa trong khu tập thể của những hộ gia đình đã hư hỏng nhiều nhưng không có điều kiện để sửa chữa. Nước sạch cũng khan hiếm. Chị Hà Thị Hảo một cán bộ đã cống hiến cho công ty hơn 8 năm nay than thở: “Hiện tại tiền lương chưa được nhận mấy tháng rồi, vậy các anh nghĩ chúng tôi sống bằng cái gì? Mọi người cũng chỉ dự án sớm hoàn thành để công nhân lại tiếp tục được đi làm ổn định đời sống thôi”.
Hiện tại mỗi tháng theo lịch “nghỉ luân phiên” chị Hà vẫn đảm bảo đi làm 16 ngày/tháng. Tuy nhiên tiền lương trong những tháng vừa qua chị cũng chưa được nhận. Bản thân chị Hà cùng với những công nhân tại đây cũng đang chật vật sống từng ngày hi vọng công ty sẽ hồi sinh một cách thần kỳ. Hoặc chí ít cũng thanh toán hết số nợ lương, bảo hiểm cho công nhân tại đây.
Những "cỗ máy" nhiều tiền đang để cho cỏ mọc bao vây, rỉ sắt...
Tuy nhiên vào 5/2014 lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), chủ đầu tư và các đại diện tổ chức tín dụng đã tổ chức họp bàn tìm cách “cứu” đại dự án nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu nhất. Hiện dự án đang thiếu hơn 400 tỷ để tiếp tục hoàn thiện nhưng để huy động đủ số vốn trên là rất khó khăn.
Trong khi đó mỗi ngày số máy móc thiết bị trị giá cả trăm tỷ đồng đã được mua về vẫn nằm trơ giữa mưa gió. Hàng trăm công nhân chật vật xoay xở sống qua ngày trong điều kiện rất khó khăn. Họ đang chờ một quyết định dứt khoát từ phí lãnh đạo công ty và chủ đầu tư về số phận của mình.
Từ sản xuất lò đứng, chuyển sang lò quay thì hoạt động của nhà máy đang bị ngưng trễ dần, công nhân thất nghiệp, cuộc sống của những người dân nơi đây có hàng chục năm làm ngành xi măng trở nên bấp bênh...
Nguyễn Phê - Nguyễn Tình
Khung cảnh nhà máy xi măng nay vắng người.
Dự án ngàn tỷ “phơi sương”
Trước nhu cầu cấp thiết cần phải đổi mới dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh với thị trường. Cuối năm 2009, Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đã khởi công dự án thay đổi công nghệ từ dây chuyền lò đứng đã quá cũ kỹ lạc hậu của Trung Quốc sang dây chuyền lò quay mới nhất.
Qua đó nâng công suất của nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) từ 90.000 tấn/năm lên 550.000 tấn/năm. Cùng với việc nâng công suất khi đầu tư dây chuyền mới chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện đáng kể.
Khu vực nhà công nhân cũng trở nên đìu hiu.
Dự án ban đầu dự kiến có tổng kinh phí là 814 tỷ đồng tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đã lên đến 1.100 tỷ đồng và đã được giải ngân gần 780 tỷ đồng chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị máy móc mới. Vì vậy hơn 95% số trang thiết bị máy móc của dây chuyền mới cũng đã được mua về lắp đặt.
Tuy nhiên đến cuối năm 2013 dự án bất ngờ “tạm ngừng” đến nay vì thiếu vốn. Những dây chuyền máy móc trị giá cả trăm tỷ được lắp đặt nằm phơi sương, phơi gió. Mọi công việc sản xuất của nhà máy bị đình trệ hoàn toàn. Dây chuyền sản xuất cũ được vận hành một cách cầm chừng.
Khu làng công nhân công này chủ yếu là những hộ gia đình đang làm việc trong công ty Cổ phần xi măng dầu khí 12/9 sinh sống. Hiện tại đời sống của những hộ gia đình tại đây đang hết sức khó khăn.
Được biết trong suốt thời gian qua ngoài việc tập trung xây dựng Dự án nâng cấp mới dây chuyền sản xuất. Thì hoạt động của nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 chỉ diễn ra ở mức “cho có”. Bởi toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng mua của Trung Quốc trước đây đã quá lạc hậu, thường xuyên trục trặc, máy móc thiết bị xuống cấp, thiếu vốn vì vậy chất lượng sản phẩm cũng không được đảm bảo.
Hơn 400 công nhân “thoi thóp” sống qua ngày
Tình trạng trì trệ của nhà máy khiến hơn 400 công nhân ở đây phải thay phiên nhau nghỉ luân phiên. Không đảm bảo làm việc như trước nên mức lương của công nhân, các chế độ liên quan cũng vì thế bị cắt giảm. Họ đang phải chật vật sống với đồng lương còm cõi. Những người làm đủ ngày công cũng chỉ nhận được mức lương chưa đầy trên dưới 1 triệu đồng. Hiện nhà máy cũng đang nợ hàng tỷ đồng tiền bảo hiểm của công nhân tính từ tháng 6/2013 đến nay.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh một công nhân đã “cống hiến” cho nhà máy hơn 17 năm nay chị cho biết mới nhận được lương tháng 2/2014 vì vậy suốt 5 tháng qua chị phải vay mượn khắp nới để lo cho cuộc sống gia đình.
Dù đồng lương rất ít nhưng hiện tại những công nhân tại đây cũng chỉ mới nhận được lương từ tháng 2/2014. Đến nay đã gần 7 tháng trôi qua hàng trăm công nhân tại đây vẫn “thoi thóp” vay mượn, làm thêm nhiều công việc khác để có tiền chi tiêu lo cho cuộc sống gia đình. Mỗi tháng một công nhân vẫn đến công ty làm việc từ 10 - 15 ngày họ vẫn hi vọng một ngày nào đó công ty sẽ hồi sinh. Còn những người không đủ kiên nhẫn đã xin nghỉ và làm việc khác.
Ở trong khu làng công nhân tại đây cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Quỳnh và anh Thái Đình Lý thuộc diện khó khăn nhất: Đã hơn 15 năm cống hiến cho công ty, hiện tại anh Lý bị liệt nửa người gần 2 năm nay, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều đổ dồn lên vai của chị Quỳnh tuy nhiên chị cũng đang đi làm theo diện “nghỉ luân phiên”. Vì vậy mỗi tháng lương của chị Quỳnh cũng chỉ trên giới 1 triệu đồng.
Tuy nhiên chị cũng mới chỉ nhận được lương trong tháng 2-4/2014, từ đó đến nay chị cũng chưa được nhận thêm tháng tiền lương nào. Mỗi ngày để có chi phí sinh hoạt, chăm sóc chồng nằm liệt giường và lo cho 2 con nhỏ ăn học chị Quỳnh phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn đủ đường.
Chị Hà Thị Hảo một công nhân đã công tác tại công ty 8 năm hi vọng: “Chúng tôi mong dự án tiếp tục triển khai và hoàn thành để công nhân chúng tôi được đi làm. Hay chí ít cũng thanh toán hết tiền nợ bảo hiểm, lương cho công nhân”.
Một công nhân khác làm bảo vệ cổng nhà máy cho biết: Dự án đang làm khổ công nhân ở đây.
Một công nhân khác làm bảo vệ cổng nhà máy cho biết: Dự án đang làm khổ công nhân ở đây.
Hiện tại đời sống của những gia đình công nhân tại đây cũng hết sức khó khăn. Nhà cửa trong khu tập thể của những hộ gia đình đã hư hỏng nhiều nhưng không có điều kiện để sửa chữa. Nước sạch cũng khan hiếm. Chị Hà Thị Hảo một cán bộ đã cống hiến cho công ty hơn 8 năm nay than thở: “Hiện tại tiền lương chưa được nhận mấy tháng rồi, vậy các anh nghĩ chúng tôi sống bằng cái gì? Mọi người cũng chỉ dự án sớm hoàn thành để công nhân lại tiếp tục được đi làm ổn định đời sống thôi”.
Hiện tại mỗi tháng theo lịch “nghỉ luân phiên” chị Hà vẫn đảm bảo đi làm 16 ngày/tháng. Tuy nhiên tiền lương trong những tháng vừa qua chị cũng chưa được nhận. Bản thân chị Hà cùng với những công nhân tại đây cũng đang chật vật sống từng ngày hi vọng công ty sẽ hồi sinh một cách thần kỳ. Hoặc chí ít cũng thanh toán hết số nợ lương, bảo hiểm cho công nhân tại đây.
Những "cỗ máy" nhiều tiền đang để cho cỏ mọc bao vây, rỉ sắt...
Tuy nhiên vào 5/2014 lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), chủ đầu tư và các đại diện tổ chức tín dụng đã tổ chức họp bàn tìm cách “cứu” đại dự án nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu nhất. Hiện dự án đang thiếu hơn 400 tỷ để tiếp tục hoàn thiện nhưng để huy động đủ số vốn trên là rất khó khăn.
Trong khi đó mỗi ngày số máy móc thiết bị trị giá cả trăm tỷ đồng đã được mua về vẫn nằm trơ giữa mưa gió. Hàng trăm công nhân chật vật xoay xở sống qua ngày trong điều kiện rất khó khăn. Họ đang chờ một quyết định dứt khoát từ phí lãnh đạo công ty và chủ đầu tư về số phận của mình.
Từ sản xuất lò đứng, chuyển sang lò quay thì hoạt động của nhà máy đang bị ngưng trễ dần, công nhân thất nghiệp, cuộc sống của những người dân nơi đây có hàng chục năm làm ngành xi măng trở nên bấp bênh...
Nguyễn Phê - Nguyễn Tình
No comments:
Post a Comment