Một tàu Trung Quốc ngăn chặn một tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam gần một giàn khoan HD 981 của Trung Quốc nằm trong vùng đặc khu kinh tế của VN hôm 28 tháng 5 năm 2014. AFP
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-07-01
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc được hạ đặt và hoạt động trong vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tròn hai tháng nay. Hành xử của Bắc Kinh tiếp tục ra sao? Phản ứng của Hà Nội thế nào? Và ước nguyện chính của người dân Việt Nam trước tình thế là gì?
Thêm giàn khoan- gấp rút xây căn cứ
Đến chiều ngày 30 tháng 6, tại thực địa khu vực giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc tiếp tục cho tàu của họ bảo vệ ở cự ly từ 10 đến 11 hải lý. Tin cho biết khi các tàu chấp pháp của phía Việt Nam cố tiếp cận tuyên truyền kêu gọi phải rút giàn khoan và các tàu đi, thì tàu Trung Quốc tăng tốc và áp sát không để tàu của Việt Nam tiến thêm.
Ngoài giàn khoan Hải Dương 981, Cục Hải Sự Trung Quốc hồi trung tuần tháng 6 loan báo giàn khoan Nam Hải số 9 được đưa vào hoạt động tại khu vực Cửa Vịnh Bắc Bộ trong gần hai tháng từ ngày 24 tháng 6 cho đến 20 tháng 8.
Về mặt ngoại giao, ngày 9 tháng 6 Trung Quốc đệ trình tuyên cáo lên Liên hiệp quốc nêu ra những chứng cứ mà Bắc Kinh nói chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa trước đây thừa nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc tố cáo ngược là tàu Việt Nam quấy nhiễu và đâm va 1400 lần vào tàu Trung Quốc. Số lần này sau đó còn tăng lên đến 1500 lần.
Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế của Việt Nam trong một bài viết được đưa ra ngày 30 tháng 6 cho biết Trưởng ban Đối ngoại Trung Quốc đã gặp Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương Việt Nam là ông Hoàng Bình Quân, sau khi giàn khoan Hải Dương 981 hoàn tất 2 mũi cắm vào lòng biển Việt Nam. Lần gặp đó được cho biết phía Trung Quốc đe dọa, yêu cầu Việt Nam chấm dứt quấy rối và chỉ trích phản ứng của Việt Nam là phá vỡ quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Trong khi hoạt động giàn khoan tiếp diễn bất chấp mọi yêu cầu từ phía Hà Nội, Bắc Kinh lại cho tiến hành hoạt động cải tạo và triển khai xây dựng căn cứ quân sự có đường băng máy bay tại đảo đá Gạc Ma mà họ chiếm của Việt Nam hồi năm 1988
Thế rồi ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam vào trung tuần tháng 6. Chuyến đi của ông này theo báo chí quốc tế loan đi là nhằm kêu gọi ‘đứa con hoang trở về nhà’. Trong dịp này Tân hoa xã cũng công bố ‘4 không’ mà Bắc Kinh đưa ra với Hà Nội là không được quấy rối Trung Quốc, Hoàng Sa là của Trung Quốc không bàn cải, xung đột Biển Đông do lãnh đạo 2 nước bàn với nhau; Việt Nam không được kiện ra tòa án quốc tế; không được lôi kéo các nước vào câu chuyện này, không để Mỹ và Phương Tây lợi dụng diễn biến hòa bình phá hoại 2 nước. Trung Quốc đe dọa, nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó sẽ phải chịu hậu quả.
Trong khi hoạt động giàn khoan tiếp diễn bất chấp mọi yêu cầu từ phía Hà Nội, Bắc Kinh lại cho tiến hành hoạt động cải tạo và triển khai xây dựng căn cứ quân sự có đường băng máy bay tại đảo đá Gạc Ma mà họ chiếm của Việt Nam hồi năm 1988. Đây là thông tin mà truyền thông Philippines loan tải. Phía Philipines gần đây cũng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng trái phép như thế.
Theo nhiều người thì đây là mưu đồ chính của Trung Quốc, còn việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là động thái ‘giương đông, kích tây’ mà thôi.
Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt, hồi ngày 14 tháng 6 nói về tầm quan trọng của căn cứ quân sự xây dựng tại Gạc Ma:
Tình hình nguy hiểm khi Trung Quốc làm một chốt quân sự ở đó. Một sân bay quân sự, một căn cứ quân sự ở đó nguy hiểm đối với Việt Nam về mặt an ninh hàng hải. Vì vậy đây vấn đề Gạc Ma rất lớn.
Tướng anh hùng quân đội của Việt Nam Lê Mã Lương nói về tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông:
Trung Quốc vẫn nhất quán với chiến lược độc chiếm Biển Đông và sẽ tìm mọi cách đánh chiếm và làm chủ toàn bộ Hoàng Sa và tiến tới chiếm các đảo tại Trường sa của Việt Nam, của Việt Nam hay của nước nào mà Trung Quốc lấy được đều lấy bằng hằng động quân sự; bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc tế.
Tình hình nguy hiểm khi Trung Quốc làm một chốt quân sự ở đó. Một sân bay quân sự, một căn cứ quân sự ở đó nguy hiểm đối với Việt Nam về mặt an ninh hàng hải. Vì vậy đây vấn đề Gạc Ma rất lớn.Ông Nguyễn Khắc Mai
Hà Nội chỉ lên tiếng
Trước những diễn biến suốt thời gian qua cho thấy rõ ý đồ muốn chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc như thế, một số lãnh đạo của Việt Nam đã lên tiếng.
Mới nhất trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 6 vào hai ngày 30 tháng 6 và 1 tháng 7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại là Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý và quan hệ giữa hai nước khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trước đó khi trả lời báo chí nước ngoài tại Philippines nhân chuyến thăm nước này và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới từ 21 đến 22 tháng 5, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam không sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết căng thẳng tại Biển Đông, song Việt Nam không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, quốc hội khóa 13 rằng độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi được cử tri thành phố Hồ Chí Minh chất vấn hồi ngày 27 tháng 6 cũng cho rằng trước sau như một vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn.
Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hà Nội cũng nói rằng lập trường chủ quyền biển đảo của Việt Nam là nhất quán, không thay đổi và không thể thay đổi.
Mới nhất trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 6 vào hai ngày 30 tháng 6 và 1 tháng 7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại là Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý và quan hệ giữa hai nước khi đưa giàn khoan HD 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN
Còn Bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông Nguyễn Bắc Son khi trả lời cử tri tại Hà Nội thì nói rằng vấn đề Biển Đông phải giải quyết trường kỳ, lâu dài, Việt Nam nhẫn nại, nhẫn nhịn nhưng không nhẫn nhục để giải quyết bằng giải pháp hòa bình.
Lòng dân muốn kiện
Nhiều người dân quan tâm đến tình hình đất nước lên tiếng yêu cầu chính phủ phải kiên quyết, mạnh mẽ hơn trong công cuộc đấu tranh với Trung Quốc hiện nay. Theo họ thì biện pháp trước mắt là phải khởi kiện về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đưa ra đường đứt khúc 9 và 10 đoạn bao trọn đến gần 90% Biển Đông.
Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn nói về việc nên liên kết với Philippines kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò đó:
Thôi cứ kiện cái đã để cho thế giới thấy. Trung Quốc nói rằng họ có 1000- 2000 năm thì cứ đưa ra để thế giới xem thấy có được không. Tại hội nghị Shangri-la ở Singapore nhiều học giả yêu cầu Trung Quốc giải thích thì đại diện Trung Quốc ăn nói lờ mờ rồi. Câu chuyện bây giờ phải để lên bàn nói cho thế giới và yêu cầu Trung Quốc là một trong 5 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và nước ký vào công ước quốc tế phải giải thích lý do lịch sử…, xác định tọa độ. Theo tôi đó là cơ bản lớn và chính điều đó là có lợi, cả thế giới sẽ hậu thuẫn. Còn việc tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc như ở Hoàng Sa …, thì đó là những bước tiếp theo. Nhưng trước hết phải làm đường chín đoạn trước để tạo thế mạnh tốt hơn.
Tại cuộc họp báo gần nhất hồi chiều ngày 26 tháng 6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết chính quyền Hà Nội đang cân nhắc thời gian khởi kiện Trung Quốc với thừa nhận đó là biện pháp hòa bình, văn minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ.
No comments:
Post a Comment