Đây là một chuyến viếng thăm cấp tốc và kín đáo, hầu như không thấy báo chí Philippines nói tới, trong lúc mãi đến hôm qua, 01/07/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới chính thức thông báo sự kiện này.
Trên trang web của mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ loan tin ngắn gọn : « Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario sẽ thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 – 3/7/2014 ».
Theo một số nguồn tin báo chí, tại Việt Nam, ngoài đồng nhiệm Phạm Bình Minh, ông del Rosario sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Mục tiêu đương nhiên là các phương án tăng cường hợp tác giữa hai bên trước các mối đe dọa ngày càng rõ nét của Trung Quốc.
Trong chương trình nghị sự, nổi bật nhất là hồ sơ Biển Đông vào lúc tình hình căng thẳng hẳn lên từ sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, và tăng cường công việc xây dựng cơ sở kiên cố trên các bãi đá mà họ chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa.
Một cách cụ thể, một trong những hồ sơ mà Philippines muốn thúc đẩy nhân chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng del Rosario là sáng kiến từng được Tổng thống Philippines nêu lên đề xuất ngày 24/06/2014 vừa qua về một cuộc họp giữa 4 nước ASEAN có liên quan trực tiếp đến tranh chấp trên Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) để « tìm ra tiếng nói chung » trong đối sách chống Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, Hà Nội được cho là muốn tìm hiểu thêm về việc kiện Bắc Kinh trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, điều mà Manila đang xúc tiến. Giới phân tích quốc tế từng cho rằng phương án tốt nhất mà Việt Nam nên dùng để đối phó với thái độ ngày càng không khoan nhượng của Trung Quốc là trực tiếp kiện nước này ra trước quốc tế, hay là cùng tham gia vụ kiện với Philippines.
Sau tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Manila hồi tháng Năm, theo đó Việt Nam không loại trừ biện pháp nào – kể cả pháp lý – để bảo vệ chủ quyền, ngày 26/06 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã xác nhận là Hà Nội đang cân nhắc khả năng khởi kiện.
Trong một cuộc họp báo, nhân vật này cho biết : « Chúng tôi cho rằng, biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, văn minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ… Việt Nam vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc xem xét kỹ lưỡng về thời điểm thực thi biện pháp này ».
Trên trang web của mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ loan tin ngắn gọn : « Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario sẽ thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 – 3/7/2014 ».
Theo một số nguồn tin báo chí, tại Việt Nam, ngoài đồng nhiệm Phạm Bình Minh, ông del Rosario sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Mục tiêu đương nhiên là các phương án tăng cường hợp tác giữa hai bên trước các mối đe dọa ngày càng rõ nét của Trung Quốc.
Trong chương trình nghị sự, nổi bật nhất là hồ sơ Biển Đông vào lúc tình hình căng thẳng hẳn lên từ sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, và tăng cường công việc xây dựng cơ sở kiên cố trên các bãi đá mà họ chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa.
Một cách cụ thể, một trong những hồ sơ mà Philippines muốn thúc đẩy nhân chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng del Rosario là sáng kiến từng được Tổng thống Philippines nêu lên đề xuất ngày 24/06/2014 vừa qua về một cuộc họp giữa 4 nước ASEAN có liên quan trực tiếp đến tranh chấp trên Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) để « tìm ra tiếng nói chung » trong đối sách chống Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, Hà Nội được cho là muốn tìm hiểu thêm về việc kiện Bắc Kinh trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, điều mà Manila đang xúc tiến. Giới phân tích quốc tế từng cho rằng phương án tốt nhất mà Việt Nam nên dùng để đối phó với thái độ ngày càng không khoan nhượng của Trung Quốc là trực tiếp kiện nước này ra trước quốc tế, hay là cùng tham gia vụ kiện với Philippines.
Sau tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Manila hồi tháng Năm, theo đó Việt Nam không loại trừ biện pháp nào – kể cả pháp lý – để bảo vệ chủ quyền, ngày 26/06 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã xác nhận là Hà Nội đang cân nhắc khả năng khởi kiện.
Trong một cuộc họp báo, nhân vật này cho biết : « Chúng tôi cho rằng, biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, văn minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ… Việt Nam vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc xem xét kỹ lưỡng về thời điểm thực thi biện pháp này ».
No comments:
Post a Comment