Wednesday, July 2, 2014

Thần tượng kinh tế Trung Quốc ư? I “can” U!...


Lý do viết bài

Đọc bài “Trung Quốc có phải thần tượng của các nền kinh tế đang phát triền?” của nữ tiến sĩ Kinh tế người Zambia – Dambia Moyo, do Dân Luận mới đăng lại bản dịch của Khương Việt, tôi rất không đồng ý với ý kiến của nhà kinh tế vĩ mô này đánh giá về nền kinh tế tư bản nhà nước của TQ hiện nay, nhưng tôi không có ý định viết bài phản hồi hay tranh luận với tác giả đó làm gì, việc khác quan điểm kinh tế là chuyện bình thường, có gì là “kinh thế” đâu...

Nhưng việc bài viết đó đã được đăng cho độc giả Việt trên DL về nền kinh tế TQ có lẽ sẽ vô tình là một quảng cáo tốt cho nền kinh tế TQ mà theo tôi nó không xứng đáng, và nó rất độc hại (vẫn theo tôi) cho người Việt cả tin, nhưng nó lại rất thuận ý đảng CSVN hiện nay, cóp thể biện minh cho sự lệ thuộc nặng nề hiện nay của kinh tế VN vào kinh tế TQ là tốt, nên tôi quyết định trình bày quan điểm contra của mình để bạn đọc DL và DLB có thêm ý kiến nhiều chiều để tham khảo.

Bốn “thành công” của kinh tế tư bản nhả nước CSTQ theo tiến sĩ Moyo

Tiến sĩ Moyo đã so sánh nền kinh tế tư bản tư nhân của Mỹ và Phuong tây với kinh tế tư bản nhà nước của TQ bỏ qua yếu tố không đáp ứng và ưu tiên nhu cầu dân chủ, chính trị của TQ trong 30 năm qua và đưa ra 4 kết l;uận sau:

Thứ nhất, Trung quốc đã giúp trên 300 triệu TQ dân thoát nghèo trong số 1 tỷ 300 triệu dân TQ trong thời gian qua.

Thứ hai, Trung quốc đã cải thiện bất bình đẳng thu nhập thể hiện qua chỉ số GINI của TQ ngang của Mỹ và giảm dần trong khi Gini của Mỹ tăng dần…

Thứ ba, TQ đã phát tiển cơ cấu hạ tầng “thần kỳ” trong những năm qua như 85,000 kms đường xá trong nước và 9000 kms đường ở Châu Phi...

Và thứ tư, TQ đã giúp thế giới giả quyết các vấn đề xã hội trong các nước đang phát triển, như đưa dịch vụ y tế đến một số khu vực nghéo trên tế giới ở Trung Mỹ, Châu Phi, Tậy Nam Á… 

Theo tôi, cái nhìn trên về “thành công” của TQ bởi tiến sĩ Moyo thật vô cùng thiển cận và ngộ nhận, chứng tỏ Moyo có thể là chuyên gia kinh tế vĩ mô thế giới của WB nhưng chẳng hiểu gì về nền kinh tế “màu sắc bắc kinh” mà cô ta gọi đơn giản (lại ngộ nhận) là tư bản nhà nước và đem ra so sánh với tư bản tư nhân của Mỹ và Tây Âu…

Lời ca ngợi “lên tận mây xanh” nền kinh tế tư bản nhà nước TQ của Moyo

Sau khi liệt kê rất sơ sài các thành tựu kinh tế trên của TQ, tiến sĩ Moyo tự đại diện cho 60-80 nền kinh tế đang phát triển nà cô ta đã đi qua phát biểu: “Chúng tôi thích điều đó, chúng tôi muốn điều đó, chúng tôi muốn làm được như TQ thế…” Ok, tiến sĩ Moyo và 80 nước đó có thể nói và muốn vậy, tôi chưa đi quan “các nước đó” để kiểm chứng được – không biết có tính VN trong đó không? Nhưng tiến sĩ đã kết luận và đưa ra 4 lời khuyên như sau:

Thứ nhất, cần có giai cấp trung lưu có thể qui trách chính quyền trước khi có dân chủ, nên phải ưu tiên phát triển kinh tế trước, như tư bản nhà nước TQ đã làm, “tạm” bỏ qua như cầu nhân quyền dân chủ của dân;

Thứ hai, vì như điều trên, các nhà nước không cần lo cho nhu cầu dân chủ của dân trước, tức là cứ để dân chủ sau;

Thứ ba, các chính phủ nên xây dựng thể chế tư bản nhà nước như TQ trước hết, trước khi phát triển kinh tế tư bản tư nhân (như châu Âu và Mỹ hiện nay); và

Thứ tư, Phương Tây, nhất là Mỹ, nên hợp tác với tư bản nhà nước TQ và thậm chí nên làm như nó (tức học hỏi nó) thay vì “chạy quanh yêu cẩu nhân quyền cho các nước đang phát triển”, và nên để các nước đó tự tìm ra hệ thống chính trị, không áp đặt…

Theo ý cá nhân tôi, đó là những kết luận vội vã, nông cạn và những lời khuyên rất hồ đồ của Moyo (vì dựa trên các kết luận vội vã và nông cạn).

Tôi xin trình bày quan điểm ngược lại – contra view của tôi để bạn đọc tham khảo và tự kết luận.

Quan điểm của tôi về phương pháp so sánh của tiến sĩ Moyo

Tiến sĩ Moyo đã so sánh hai mô hình kinh tế tư bản nhà nước, cụ thể là TQ, với kinh tế tư bản tư nhân, như của Mỹ và Tây Âu, bỏ qua các vấn đề chính trị và dân chủ, trên có sở hiệu quả kinh tế trong khoảng 30 năm qua của hai mô hình đó, để chỉ ra sự ưu việt của kinh tế tư bản nhà nước TQ, như tôi đã tóm tắt trên. Và đó chính là sai lầm cơ bản đầu tiên của Moyo.

Tại sao? Vì cô ta đã không so sánh quả táo với quả táo, apple to apple!

“Quả táo” mô hình kinh tế tư bản tư nhân, như tại Mỹ và Tây Âu, đã được đã được loài người phát minh và hoàn thiện, giao trồng và chăm sốc, cải tạo suốt ít nhất ba thế kỷ qua, qua nhiều mùa vụ thu hoạch rồi lại gieo trồng và thu hoạch, trong điều kiện hình thành và phát triển xã hội dân chủ - điều mà Moyo kiên quyết bỏ qua không so sánh (đất sống của cây táo, vườn táo).

Quả táo – nền kinh tế tư bản tư nhân đó - có thời vụ, tức chu kỳ sống và phát triển riêng của nó, và khi đem đi so sánh một giống táo với nhau, phải so sánh ít nhất trọn cả một chu kỳ sống của nó. Trên phạm vi kinh tế vĩ mô cả thế giới và/hay các quốc gia, chu kỳ phát triển của mô hình kinh tế tư bản tư nhân cũng luôn thay đổi, và chu kỳ gần đây nhất của nó là khoảng 60-70 năm (từ các khủng hoảng kinh tế thế giới 1930s đến 1990s-2000s vừa qua).

Thế nhưng, tiến sĩ Moyo đã chỉ chọn ra khoảng 30 năm gần đây để so sánh hai mô hình kinh tế (Moyo đọc bài tham luận này của mình ở TED tháng 11/2013 tức Moyo chỉ so sách giai đoạn khoảng 1980-2010), tức là không gồm trọn chu kỳ, tức là không phải trọn “quả táo”.

Hãy xem “quả táo” kinh tế tư bản nhà nước TQ của Moyo có là trọn quả táo không nhé? Mô hình kinh tế tư bản nhà nước của TQ sinh ra ngay từ ngày đất nước TQCS sinh ra, năm 1949, tức là từ hơn 30 năm trước 1980 mà Moyo bắt đầu mang ra so sánh. Tại sao vậy? Tại vì trước 1980 mô hình KT TBNN TQ đó, dù nó là TBNN hơn bao giờ hết và hơn ai hết -100% tư bản của nhà nước, đã đại thất bại?!

Chuyện gì đã xảy ra giữa hai giai đoạn khoảng 30 năm đó của nền KT TBNN TQ? TQ từ khoảng năm 1980 đã quay ngoặt và đi theo mô hình kinh tế tư bản tư nhân của Mỹ và phương Tây, dù chưa tư nhân hóa hoàn toàn! Tiếp theo và song song, cũng từ khoảng 1980, TQ đã dựa vào và học theo tư bản nước ngoài của Mỹ và phương Tây, cho tư bản Mỹ và Tây Âu vào đầu tư tại TQ. Hai điều đó (cho phép tư bản tư nhân trong nước và chấp nhận tư bản tư nhân nước ngào vào TQ đầu tư) là sự khác biệt cơ bản của kinh tế TQ sau 1980 so với trước 1980, dù vẫn có Tư bản Nhà nước (cộng sản) TQ ở đó từ giai đoạn cũ chuyển hóa sang, và cũng là nguyên tạo nên kết quả khác bệt thần kỳ trong kết quả của nền kinh tế TQ sau 1980 so với trước 1980!

Vậy cho nên đúng ra Moyo phải gọi kinh tế TQ trước 1980 là tư bản nhà nước, còn sau 1980 mà Moyo so sánh là kinh tế Tư bản tư nhân TQ pha với tư bản nhà nước cộng sản TQ. Như vậy phần tư bản nhà nước có liền mạch từ 1949 đến nay – vì vẫn đảng đó, nàh nước đó, thể chế đó, nên không thể tách rời với sau 1980 như Moyo đã làm.

Nhưng cho dù chúng ta có lấy ra so sách kết quả cả nền kinh tế tư bản nhà nước TQ từ 1949 đến nay thì đó cũng chưa phải là cả quả táo. Bởi vì, chưa ai biết giống táo “Tư bản NN TQ” có chu kỳ sống bao nhiêu lâu vì nó mới được TQ lai tạo ra từ khoảng 1980s (sau khi suýt chết trong hơn 30 năm trước đó). Hiện nay, vườn táo TQ đó đang có vẻ bắt đầu cho ra rất nhiều quả táo to và đẹp trên cây mà Moyo nhìn thấy từ xa và ca ngợi…

Nhưng “so sách quả táo với quả táo” là không chỉ phải so sách cả chu kỳ sống trọn vòng đời của nó mà cả phải ăn và nếm thử mùi vị, chất của những quả táo đó xem có ngon hay có độc hại không, và make sure – đảm bảo rằng nó có thể được đem gieo trồng vụ sau và chắc chắn sẽ cho kết quả tốt ít nhất như thế vì cái gen nó ổn định thế, chứ không phải nó chỉ là giống lai F1 mà thế hệ F2 hay F3 sẽ thoái hóa, hay nó chỉ là con lừa, con của con la và con ngựa, không thể sản sinh tiếp được…?

Tóm lại, khi Moyo tưởng như đã so sánh hai “quả táo” kinh tế TBTN của phương Tây với TBNN của TQ cô ta đã không hề so sánh appla to apple, quả táo với quả táo.

Bởi vì, trong khi quả táo TBTN của Mỹ và Tây Âu đã khá ổn định giống, cả chu kỳ sống của cả hai được đem ra so sánh (1980-2010) là chưa trọn vẹn, và trước hết bởi vì “quả táo TBNNTQ còn đang được TQ “thí nghiệm giống” lần đầu và chưa được kiểm tra được kết quả, Thế giới chưa ai kiểm tra xem chúng độc hại thế nào, cũng chưa được thử gieo trồng giống vụ sau, và chưa ai biết thời vụ của nó đến bao giờ mới sẽ kết thúc để thu hoạch? Cái 4 điểm ưu việt mà Moyo đếm ra so sánh để rồi kêu lên: “Táo đẹp quá! Táo ngon quá! Tôi muốn nó!...” đó mới chỉ là Moyo nhìn thấy tào TQ từ xa…, chưa hái, chưa nếm, chưa thử lấy giống gieo trồng…

Có một vườn táo nhỏ khác cũng trồng loại lai tạo giống TQ – giống “kinh tế TBNN TQ” hiện nay, đó là vườn táo TBNN VN, họ dự kiến đến cuối thế kỷ 21 này chưa chắc đã có vụ mùa táo mà thu hoạch, hiện nay người trong vườn chỉ thấy toàn sâu và táo rụng lá rơi… sao Moyo không vào đó mà kiểm tra nhỉ? Tôi sẽ dẫn đi thăm vườn đầy sâu bọ!

Còn có một vài vườn táo TBNN khác ở Nga và Đông Âu, lấy gen hoang từ Đức từ 1917 và nhân rộng năm 1945, mà TQ cũng lấy giống TBNN từ đó, sau 74 năm gieo trồng đến 1991 nó đã chết hoàn toàn. Ít ra thì nó cũng đã đi trọn một chu kỳ sống chết dù không để lại được giống nòi…, tiến sĩ Moyo tài năng cũng nên qua đó tham khảo.

Quan điểm của tôi về bốn “thành công TQ” mà tiến sĩ Moyo ca ngợi

Thứ nhất, Trung quốc đã giúp trên 300 triệu TQ dân thoát nghèo trong số 1 tỷ 300 triệu dân TQ trong thời gian qua???

Như tôi đã chỉ ra ở phần trên, điều giúp cho trên 300 triệu người TQ trong 30 năm qua thoát nghèo không phải thành phần kinh tế TBNN của TQ mà là nhờ thành phần kinh tế tư bản tư nhân của TQ và kinh tế tư bản tư nhân nước ngoài đầu tư vào TQ từ 1980 đến nay. Đó là hai động lực thành công chính của kinh tế TQ. Thành phần Kt TBNN TQ chỉ làm dân TQ chậm thoát nghèo hơn, nhưng rồi họ vẫn thoát nghèo thì TBNN cướp công đó cho mình, mà thôi.

Sở dĩ Moyo có điều ngộ nhận này là do cố ta chỉ tiếp xúc với TBNN TQ và nghe họ tự nói về mình là chính, thậm chí họ không cho người khác nói – và Moyo cũng đồng ý thế - nhân quyền và dân chủ để sau mà.

Thứ hai, Trung quốc đã cải thiện bất bình đẳng thu nhập thể hiện qua chỉ số GINI của TQ ngang của Mỹ và giảm dần trong khi Gini của Mỹ tăng dần… ???

Định nghĩa chính xác của GINI index là: ”Gini index measures the extent to which the distribution of income or consumption expenditure among individuals or households within an economy deviates from a perfectly equal distribution.” Từ định nghĩa ta thấy Gini là chỉ số khó xác định – individuals income? Không bắt buộc trong thực tế và pháp luật thống kê, và tủy thuộc thiện chí và văn hóa cá nhân. Nói chúng, đó là chỉ số rất “giời ơi”, dù nghe tên rất kêu – chỉ số phân bổ (“bất bình đẳng” – theo bản dịch của bài?) thu nhập cá nhân so với thu nhập trung bình của từng nước. Thế cho nên, trong 200 nước, WB và UN chỉ thỉnh thoảng mới có Gini của vài nước lác đác, thấp nhất khoảng 24-26 (các nước bắc Âu) và cao nhất kjhoangr 60-63 (Nam Mỹ), và GINI của TQ với Mỹ khoảng 42? Còn VN là 37,6 năm 2002? Tôi không biết làm sao WB tính ra Gini cho VN hay TQ?

Ví dụ, nếu thủ tướng 3X có thu nhập hàng năm cao nhất VN thì đem thu nhập đó chia cho thu nhập trung bình của công dân VN, ví dụ năm 2013 là 1980 USD, ta có Gini của Vn năm 2013?! Nhưng ai biết thu nhập của 3X năm 2013? Mà có Gini của VN năm 2013 là 36 thì thu nhập của 3X là 1890 x 36 = 71,280 USD = 1 tỷ 497 triệu vnđ? (nếu giả sử 3X có thu nhập cao nhất VN?)

Sau một buổi chiều và tối hì hụi “nghiên cứu” về Gini index trên mạng (các trang của WB, UN…) thì tôi biết như trên và rút ra kết luận này: kinh tế gia nào dùng chỉ số Gini của Vn hay TQ để chứng minh luận điểm kinh tế xã hội nào đó về Vn hay TQ thì đó là kinh tế gia lừa bịp vì họ chỉ có những con số lừa bịp, hoặc để bị lừa bịp – cũng thế cả.

Thứ ba, TQ đã phát triển cơ cấu hạ tầng “thần kỳ” trong những năm qua như 85,000 kms đường xá trong nước và 9000 kms đường ở Châu Phi...???

Các nền kinh tế TBNN như TQ hay VN những năm qua và hiện nay đã phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở rất nhiều, quá nhiều, là vì: 1)họ buộc phải làm thể để phát triển, vì trước đó cơ sở hạ tầng của họ rất tệ hại; 2) họ dùng tiền của dân, dùng tài sản quốc gia, đi vay để con cháu trả, vay thật nhiều, để có thể “phát triển” và tham những trong đó thật nhiều; 3) họ “phát triển” cơ sở hạ tầng bất chấp nền kinh tế và xã hội có thực sự cần không, có khả năng khai thác hiệu quả không, chỉ để cho các thành phần kinh tế nhà nước của họ có việc làm (và có cơ hội tham nhũng)…

Nếu tiến sĩ Moyo đến TQ hay Vn tìm hiểu sẽ thấy sự phí phamk cỉa những cơ sở hạ tằng “vĩ đại” đó – chúng bị bỏ hoang hay ít người khai thác. Như cây cấu Phú Mỹ mấy nghìn tỷ đồng chỉ để vài chục xe ô tô đi mỗi ngày…, hay những thành phố bị bỏ hoang ở TQ…?

Và thứ tư, TQ đã giúp thế giới giả quyết các vấn đề xã hội trong các nước đang phát triển, như đưa dịch vụ y tế đến một số khu vực nghèo trên tế giới ở Trung Mỹ, Châu Phi, Tây Nam Á…??? 

Điều này thì tôi khuyên tiến sĩ Moyo đừng vội khen TQ, vì chưa hiểu người TQ đâu. TQ không cho không ai cái gì, mà đằng sau mọi công trình, cam kết công khai của TQ với các nước nghèo trên thế giới đều có ít nhất 2 điều đen tối được trao đổi giữa chính quyền TQ và chính phủ các nước đó mà nhân dân các nước đó không biết, hoặc không thể biết ngay, khi biết thì đã quá muộn. Đó là lợi ích tham nhũng của những kẻ sở tại và lợi ích chính trị (tức lwoij ích kinh tế về lâu dài) của chính quyền CSTQ, lướn gấp trăm ngàn lần cái họ bỏ ra hôm nay…

Người Châu Phi, Trung Mỹ và Tây Á còn chưa có kinh nghiệm xương máu về “những sự giúp đỡ” của TQ như dân VN hay các nước chấu Á khác, nên tiến sĩ Moyo nên đợi khoảng một hai chục năm nữa hãy đưa ra kết luận về TQ.

Kết luận

Nói tóm lại, quan điểm của tôi về kinh tế TQ hiện nay ngược hẳn với các kết luận hay so sách ca ngợi của tiến sĩ Moyo.

Thứ nhất, về mô hình kinh tế TBNN của TQ, theo tôi đó là thứ quái vật ung thư bệnh hoạn chắc chắn sẽ tự chết thảm và làm nền kinh tế lớn thư hai thế giới chết thảm trong vòng hai ba chục năm tới khi nó hoàn tất chu kỳ sống - chu kỳ phải tự chết của nó (thậm chí có thể nhanh hơn). Bởi vì:

1) Cộng sản TQ hay cộng sản nói chúng không và không thể tìm ra lý thuyết kinh tế nào khác khả dĩ tốt hơn kinh tế thị trường tự do của nền kinh tế tư bản tư nhân;

2) Kinh tế tư bản nhà nước TQ không có mô hình tổ chức quản lý nào hiệu quả như mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay các phiên bản của nó của nền kinh tế tư bản tư nhân;

3) Nền kinh tế TBNN TQ không tìm ra hay xây dựng nên mẫu người làm kinh tế nào hiệu quả và đích thực là người như các doanh nhân trong nền kinh tế tư bản tư nhân của Mỹ và phương Tây;

4) Kinh tế TBNN TQ (hay VN cũng thế) không thể bắt chước hay ăn cắp bản quyền 3 điều trên từ kinh tế tư bản tư nhân của Mỹ và phương Tây không phải vì họ không cho phép (họ luôn và rất khuyến khích điều đó), nhưng bởi vì để làm thế kinh tế TBNN TQ hay VN phải cho nhân dân TQ và VN nhân quyền – quyền làm người và các quyền dân chủ trước đã (điều mà TBNN không muốn và tiến sĩ Moyo cũng đã đồng ý từ đầu và còn khuyến cáo thêm ở phần kết).

Tại sao ư? Tôi không biết tại sao tiến sĩ Moyo nói thế, nhưng tôi biết tại sao chính quyền TQ và Vn làm thế: họ không muốn mất quyến cai trị trên đầu trên cổ dân tộc mình (với TQ là cả các dân tộc lân bang), và càng không dám nhận tội và bị trị tội trước dân tộc mình vì những gì họ đã làm với cái gọi là kinh tế TBNN đó mà Moyo ca ngợi, và nhiều trò tàn ác khác nữa của họ trong quá khứ cộng sản…

Thứ hai, tôi khuyên tiến sĩ Moyo hãy đừng kết luận vội vã mà hãy quan sát, nghiên cứu toàn diện hơn, sâu kỹ hơn mô hình kinh tế TBNN TQ, đợi nó đi hết chu kỳ của nó, đợi nhân dân TQ thẩm định kết quả - vị chua chát hay ngọt bùi của “trái táo đó”, bổ ích hay độc hại, rồi hãy hô lên “Tôi muốn nó!” cũng chưa muộn.

Nhất là, Tiến sĩ Moyo đang làm tư vấn cho hàng trăm nước nghèo đang phát triển như các nước châu Phi đi vào tương lai của họ. Trách nhiệm và danh dự của nhà tư vấn tầm vĩ mô như tiến sĩ Moyo không cho phép vội vã để rồi không chỉ bản thân mà hàng triệu, trăm triệu, hàng tỷ người sẽ phải chịu cay đắng – như hàng tỷ người là nhân dân TQ và nhân dân VN đã và đang sống cuộc đời cay đắng vì cái TBNN đó, tiến sĩ Moyo có biết chăng?

Thế cho nên, tôi đã phải nêu ngay trong đầu bài viết này như một người trong cuộc:

Thần tượng kinh tế Trung Quốc ư? I “can” U! Please…

No comments:

Post a Comment