Trước mức độ tàn bạo ngày càng gia tăng của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) (tiền thân là ISIL-Nhà nước Hồi giáo I-rắc và vùng Levant), Mỹ đang nỗ lực gấp rút hiện thực hóa kế hoạch xây dựng một liên minh quốc tế để chống IS.
Cho dù ngọn cờ chống khủng bố của Mỹ quy tụ khá đông đảo các nước đồng minh, song không có gì bảo đảm rằng, cuộc chiến này sẽ sớm mang lại kết quả bởi IS không phải “dễ chơi”.
Bin Pác (Bill Park), giảng viên cao cấp tại Khoa Nghiên cứu Quốc phòng thuộc trường King's College London, đã đưa ra nhận định như vậy trong một bài viết có nhan đề "Can the West defeat ISIL?" (Tạm dịch: Liệu rằng phương Tây có đánh bại được ISIL?) đăng trên tờ Telegraph. Xin giới thiệu nội dung chính bài viết này.
Các tay súng IS tại thành phố Mô-xun của I-rắc hồi tháng 6-2014. Ảnh: AP
|
Một liên minh quốc tế nhằm xóa bỏ mối đe dọa từ IS đang được hình thành. Theo ước tính của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), IS có khoảng 30.000 tay súng, nhiều người trong số đó kinh nghiệm chiến đấu còn “non”. Đây dường như là một cuộc chiến bất cân xứng và IS chắc chắn đối mặt với thất bại nhãn tiền.
Giá như mọi chuyện đơn giản như vậy! Tuy nhiên, có 5 lý do khiến IS không dễ bị tiêu diệt.
Một là IS đã và đang lợi dụng triệt để sự bất mãn của người Hồi giáo dòng Xăn-ni tại I-rắc và Xy-ri. Phương Tây đã không đánh giá được việc IS lợi dụng sự bất bình kéo dài lâu nay trong cộng đồng người Hồi giáo Xăn-ni ở hai quốc gia này. Kết quả là Mô-xun, thành phố lớn thứ hai của I-rắc, đã rơi vào tay những người thuộc đảng Ba’ath bản địa. Câu chuyện ở Mô-xun cũng từng xảy ra trước đó ở tỉnh An-ba. Hồi đầu năm 2014, tỉnh này đã rơi vào tay liên minh gồm IS, các bộ tộc Hồi giáo Xăn-ni và các nhân vật theo đảng Ba’ath. Trong khi đó, đảng Ba'ath nhận được sự ủng hộ của các bộ tộc Xăn-ni, những người vốn bất mãn vì bị “cho ra rìa” trong chính sách của chính quyền do người Hồi giáo dòng Si-ai chi phối của Thủ tướng Ma-li-ki (Nouri al-Maliki).
Tại Xy-ri, trong cuộc chiến nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống An Át-xát (Bashar al-assad), phương Tây đã dừng cung cấp vũ khí cho phe đối lập dòng Xăn-ni bởi lo ngại về các nhân tố thánh chiến. Điều này có vẻ là hợp lý nhưng nó lại tạo ra một khoảng trống mà những kẻ thánh chiến tàn bạo có thể lợi dụng và được dùng để “chứng minh” sự thiếu quan tâm của phương Tây. Từ đó, ngày càng có nhiều tay súng Al Qaeda và Quân đội Xy-ri Tự do (FSA) gia nhập các chiến dịch tàn bạo của IS. Trong khi đó, “các nhân tố” vùng Vịnh vẫn tiếp tục bơm nguồn lực cho các nhóm người Xăn-ni chống chính quyền Đa-mát.
Hai là IS có nguồn lực dồi dào. Lực lượng này trả lương cho các tay súng chiến đấu cho chúng rất hậu hĩnh. Hơn nữa, việc Thổ Nhĩ Kỳ thiếu kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới giáp với Xy-ri đã giúp IS dễ dàng tuyển mộ được các chiến binh, buôn lậu vũ khí, buôn lậu dầu. Trên thực tế, quan tâm chính của An-ca-ra hiện nay là mối đe dọa từ người Cuốc và sự sụp đổ của chính quyền Đa-mát chứ không phải là IS.
Ba là chiến lược chống IS của phương Tây tồn tại sự mâu thuẫn. Họ từ chối hợp tác với chính quyền của Tổng thống An Át-xát trong cuộc chiến chống IS tại Xy-ri trong khi I-ran cũng không nằm trong liên minh quốc tế. Về phía I-rắc, phương Tây đặt nhiều kỳ vọng về một chính phủ mới có khả năng đoàn kết dân tộc để tập trung đối phó với IS, tuy nhiên điều này không dễ đạt được bởi sự nghi kỵ và thù hận sắc tộc không dễ gì xóa bỏ trong một sớm một chiều.
Bốn là giải pháp quân sự của liên minh quốc tế có vấn đề. Các nước phương Tây không có ý định triển khai bộ binh tới I-rắc trong khi năng lực tác chiến của quân đội I-rắc còn nhiều điều đáng phải bàn. Vì vậy, các tay súng người Cuốc chính là niềm hy vọng của phương Tây trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc cung cấp vũ khí và huấn luyện cho các tay súng người Cuốc lại sẽ gây quan ngại cho các nước trong khu vực đang tìm mọi cách ngăn chặn cộng đồng thiểu số này tuyên bố độc lập. Về phía IS, lực lượng này lại không “tác chiến tĩnh” mà hoạt động linh hoạt và phân tán, có khả năng dễ dàng thay đổi địa bàn hoạt động từ I-rắc, tới Xy-ri, Gioóc-đa-ni và các thành phố của phương Tây.
Năm là nếu IS tan rã, hệ tư tưởng của nó vẫn tồn tại. IS không phải là một tổ chức có ranh giới phân biệt rõ ràng với các nhóm cực đoan khác. Cần phải hiểu rằng, IS là một bước mở rộng hệ tư tưởng cực đoan tồn tại ở Al Qaeda, vùng Vịnh, Ta-li-ban, đường phố châu Âu, và thậm chí cả tổ chức Anh em Hồi giáo…
Thậm chí, giờ đây người ta vẫn chưa rõ liệu rằng phương Tây chống IS hay là chống I-ran và chính quyền Đa-mát nhiều hơn. Vì vậy, chừng nào phương Tây vẫn còn thiếu sự nhất quán thì chừng đó IS vẫn có "đất dụng võ".
Chủ Nhật, ngày 21/9/2014 - 21:18
Theo LÂM TOÀN/QĐND (lược dịch)
TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
ReplyDeleteTỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
Hộp thư spam nay đã có 3711 số lần xem trang.