Friday, September 12, 2014

“CCRĐ” và nhân văn !

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Suốt 2/3 thế kỷ (60 năm) cho đến tận hôm nay cả nước không có lấy một nơi tưởng niệm để đặt một bát hương thương tiếc cho vong hồn 172.000 đồng bào vô tội bị giết oan bởi "chiến dịch đấu tố" CCRĐ, trong khi hai thủ phạm chính gây ra là Hồ Chí Minh đang "ngự" trong cái lăng đồ sộ giữa Ba Đình và Trường Chinh là cái tên đặt cho nhiều con đường thì giờ đây người ta lại kêu gọi mọi người: “Cải Cách Ruộng Đất” nhìn lại quá khứ theo hướng “nhân văn”!? (lời của PGS/TS Nguyễn Văn Huy nguyên GĐ/Bảo tàng Dân tộc học VN qua triển lãm “CCRĐ” tại Hà Nội đăng trên báo Tuổi trẻ 11/9/2014).

PGS/TS Nguyễn Văn Huy nguyên GĐ/Bảo tàng Dân tộc học VN).

Còn theo lối nói của ông TS/Nguyễn Văn Cường Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia với PV báo chí trong ngày "khai trương" triển lãm CCRĐ tại Hà Nội: “Thôi thì cũng phải nói với họ (172.00 nạn nhân CCRĐ) rằng sự hi sinh của họ mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ mà Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vậy là sự hy sinh của 172.000 người dân ấy tạo nên sự tích cực cho “một cuộc cách mạng CCRĐ long trời lở đất”!. 

Nhưng sao tại ngã 3 Đồng Lộc chỉ vỏn vẻn có 10 cô gái dân công thanh niên xung phong sửa chữa cầu đường tử vong do bom rơi đạn lạc thì mộ phần đình thờ, chuông tháp, qua 2 lần tôn tạo nguy nga tráng lệ trị giá hơn 500 tỷ đồng để gọi là vinh danh đền ơn đáp nghĩa cho 10 con người...

Còn 172.000 người cũng là đồng bào phải chết trực tiếp do và vì “chế độ CS và đảng ta” như thế lại không có một cái hốc cây hay am thờ nào để đặt bát hương trong suốt 60 năm qua? Để gọi là một cử chỉ tiếc thương hối lỗi? 

Một hành vi cực kỳ vô “văn hóa” không có đạo lý của “nhà nước đảng ta” như mạ lỵ vong linh người chết, nhưng giờ đây lại kêu gọi mọi người dân với: “Cải Cách Ruộng Đất” - Nhìn lại quá khứ theo hướng “nhân văn” mà nhân văn thì chính là “văn hóa” của con người!? Nhà nước và “đảng ta” đã vô văn hóa lại còn kêu gọi người dân có nhân văn!?...

Không biết cả 2 ông Tiến Sĩ phát ngôn như thế thì có phải cũng là loại người “vô văn hóa” không? Hỡi 2 ông tiến sĩ Nguyễn Văn Huy nguyên và Nguyễn Văn Cường đương nhiệm GĐ/Bảo tàng Dân tộc học VN!?.

Thật là tởm lợm, một con người tự hào là khoa bảng tiến sĩ nhưng với nhân mạng đồng loại đồng bào mình lại có một thứ ngôn ngữ “hoang dã” như loài cầm thú:“Có thể những phần trưng bày này sẽ không thỏa mãn được hết mong muốn của người dân, đặc biệt là những dòng họ, gia đình có liên quan đến cải cách ruộng đất. Thế nhưng cuộc cách mạng có thắng lợi thì bao giờ cũng có những tổn thất. Mà những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này. Nếu đưa quá nhiều thì lấn át chủ đề chính là những thành tựu chúng ta đã đạt được trong cải cách ruộng đất. Thôi thì cũng phải nói với họ (172.000 nạn nhân CCRĐ) rằng sự hi sinh của họ mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.” (Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

À! thì ra “đưa quá nhiều những hình ảnh cụ thể trung thực từ CCRĐ thì nó lấn át chủ đề chính” là tuyên truyền láo khoét những thành tựu đạm bạc so với ngần ấy máu xương mà “bác và đảng” của ông Cường gây ra…

Khốn nạn thay một từ ngữ “thôi thì…” như xoa tay phủi sạch tội ác giết người. 

Cũng phải thôi, từ CCRĐ, Toàn dân Việt học được nhiều bài học lớn rất “nhân văn” do chủ nghĩa CS mang lại như:

Bà Nguyễn Thị Năm thương hiệu Cát Hanh Long đã đóng góp nhiều tiền bạc, vải vóc, nhà cửa cho Việt Minh Khi chính phủ của Hồ chí Minh tổ chức "Tuần lễ vàng" bà Năm đóng góp góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bảy trăm lượng vàng lúc bấy giờ... Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc... Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong nhà của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ chủ chốt của Việt Minh như Võ Nguyên Giáp,Trường Chinh, Hoàng quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng hữu Nhân, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Lê Thanh Nghị..v.v…

Tuy nhiên khi cuộc cải cách ruộng đất triển khai vào năm 1953, bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra xử lý với những cuộc đấu tố gán ghép cho đủ các thứ tội ác, bà đã bị đem ra xử bắn và được báo chí chế độ CS đương thời coi là phát súng hiệu khởi đầu cho một cuộc cách mạng "CCRĐ long trời lở đất"(Wikipedia).

Trong lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha mẹ (mà Trường Chinh đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương) 

Khởi đầu chiến dịch CCRĐ năm 1952, chính Trường Chinh - Đặng Xuân Khu đã đấu tố cả cha mẹ của mình khiến ngoài dân gian có câu vè truyền tụng (trích bài của Ban biên tập Báo Nguyệt San Tự do Ngôn luận, số 40, ngày 1-12-2007):“Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê là thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép là đứa tên Khu”. (Đặng Khu ở đây chính là Đặng Xuân Khu - Trường Chinh) !. 

Riêng có một thứ “nhân văn” vĩ đại nhất là thuộc về Hồ Chí Minh, người duy nhất trong lịch sử Việt Nam cúi đầu thần phục nghe lời ngoại bang chủ trương và chỉ đạo giết bằng đó đồng bào vô tội trong CCRĐ và hàng triệu người khác trong chiến tranh cốt nhục tương tàn để được du nhập một thứ xã hội chủ nghĩa CS ngoại lai vào VN, thứ chủ nghĩa mà hiện nay tuyệt đại đa phần nhân loại trên thế giới nguyền rủa từ bỏ chôn lấp bởi nó được chỉ danh là chủ nghĩa tội ác chống lại loài người với hàng trăm triệu nạn nhân.

Mà theo lời ông tiến sĩ Nguyễn văn Cường: “những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này” nên triển lãm chủ đề “CCRĐ” nhưng những hình ảnh đấu tố đầy sinh động “long trời lỡ đất” của CCRĐ không thể đưa vào để trưng bày được, dù nó đầy dẫy trên các trang mạng!?. Một lối nói “nhân văn” sặc mùi lưu manh bịp bợm chỉ có ở những người CS.


No comments:

Post a Comment