LMH Tuấn (Danlambao) -
"Vậy thì trong số 30 triệu người giàu có đó, chiếm hết nữa là
“công bộc và gia đình, họ hàng công bộc của dân” .
Nói thì nghĩ là chém gió, nhưng cứ nhìn vào cái UBND phường Hồng Hải (Hạ
Long) với 475 “cán bộ”, UBND thị trấn Mạo Khê (Đông Triều) có 639 “cán bộ”, xã
nghèo Quảng Vinh (Thanh Hóa) 500 cán bộ. Nhìn sâu thêm chút về thân thế cán bộ
thì không khó nhận ra tất cả đều có dây mơ rể má với nhau. Giống như trường hợp
điển hình tại UBND Thành Công (Thái Nguyên) – nơi mà tất cả “công bộc của dân”
đều là người trong gia đình, họ hàng cả với các chức vụ đều ngon lành như: Chủ
tịch – phó chủ tịch xã, cán bộ địa chính, trưởng công an... thì mới thấy cái
tính, cái nhẩm trên không gió tí nào. Bởi thế, nhìn 30 triệu người thì suýt xoa,
nhưng nhìn sâu vào 30 triệu thì lại ngớ người ra vì thất
vọng!"...
*
Trong không khí giá lạnh bởi thời tiết, nhưng
tin tức tốt lành đã sưởi ấm cho những con người lạc quan & hạnh phúc nhất
nhì thế giới. Thế nhưng đằng sau tin tốt là gì?
Tin tốt:
- Một công tư tư vấn Boston (BCG) gần đây công
bố khảo sát, đã cho rằng tầng lớp trung lưu – giàu có ở Việt Nam sẽ là 30 triệu
người.
01 - 11 - 2013, dân số Việt Nam cán mốc 90
triệu người và theo dự báo thì đến năm 2020 sẽ lên đến 100 triệu.
Mỗi hộ gia đình Việt Nam trung bình có 3 người.
Như vậy, nếu có 30 triệu người thì sẽ có 90 triệu người được nằm trong tầng lớp
trung lưu – giàu có vào thời điểm 2020.
Ôi không! Tôi không phải nằm mơ đấy chứ! Thiên
đường XHCN chúng ta sẽ chạm tay vào sau 7 năm nữa ư?
- Một tin tốt nữa là, ông đương kim thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trong lần phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt
Nam (VDPF) đã khẳng định kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục
hồi tăng trưởng và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Và mức thu nhập bình
quân đầu người khoảng 1.960 USD.
Đây quả là một tin vui, dưới sự chèo lái con
thuyền kinh tế của thủ tướng, đất nước đã ngày càng đi lên. Đã nhất là thu nhập
bình quân đã chạm đến 2.000 USD.
Tin xấu:
- Mặc dù ông thủ tướng khẳng định trong 3 năm
(2014 – 2016), nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn an toàn (không quá 65%
GDP). Nhưng ngược lại, nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban kinh tế của
Quốc hội lại cho rằng, con số đó là 95% GDP (do khoản nợ nước ngoài của doanh
nghiệp nhà nước).
Nếu tính đến 16 giờ ngày 20/12/2013 thì nợ công
của Việt Nam là 78,034 tỷ USD, bình quân nợ theo đầu người là hơn 865,25
USD/người (18 triệu đồng/người). Xu hướng nợ công ngày càng tăng lên, nhất là so
với tháng 01/2013 (chỉ có 70,576 tỷ USD).
- Thứ hai, mặc dù BCG đã có khảo sát với kết
quả triển vọng về sự giàu lên ở Việt Nam nhưng ở Việt Nam. Vậy đối tượng chính
trong 30 triệu người này là ai? Có phải đó chính là đội ngũ cán bộ viên chức nhà
nước không?
Trở lời câu hỏi này, ta phải trở về năm 2012
khi dân số Việt nam xấp xỉ 89 triệu người – Trong khi đó, số lượng cán bộ, viên
chức nhà nước là 2,2 triệu người và ngày càng phình ra. Điều này thể hiện qua
việc, trong 3 năm (2010 – 2012), số người nghỉ chính sách chỉ là 63.000 người
nhưng số tuyển mới là hơn 263.000 người.
Nhẩm sơ, nếu số cán bộ này + với số cán bộ nghỉ
hưu vào năm 2020 là 3 triệu người. Trong đó, mỗi gia đình cán bộ, viên chức
trung bình có 4 người (cán bộ + bố mẹ + con cái) thì sẽ có 12 triệu người chắc
chắn nằm trong diện trung lưu – giàu có.
Bên cạnh đó, đặc trưng chế độ - xã hội Việt Nam
là một mô - tuýt “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Do vậy, nếu 1 anh cán bộ
đỡ cho gia đình mình là 4 người cộng thêm số họ hàng, người quen thân có chọn
lọc qua mối quan hệ/tiền bạc thì tối thiểu là thêm 2 người.
Vậy thì trong số 30 triệu người giàu có đó,
chiếm hết nữa là “công bộc và gia đình, họ hàng công bộc của dân” .
Nói thì nghĩ là chém gió, nhưng cứ nhìn vào cái
UBND phường Hồng Hải (Hạ Long) với 475 “cán bộ”, UBND thị trấn Mạo Khê (Đông
Triều) có 639 “cán bộ”, xã nghèo Quảng Vinh (Thanh Hóa) 500 cán bộ. Nhìn sâu
thêm chút về thân thế cán bộ thì không khó nhận ra tất cả đều có dây mơ rể má
với nhau. Giống như trường hợp điển hình tại UBND Thành Công (Thái Nguyên) – nơi
mà tất cả “công bộc của dân” đều là người trong gia đình, họ hàng cả với các
chức vụ đều ngon lành như: Chủ tịch – phó chủ tịch xã, cán bộ địa chính, trưởng
công an... thì mới thấy cái tính, cái nhẩm trên không gió tí nào. Bởi thế, nhìn
30 triệu người thì suýt xoa, nhưng nhìn sâu vào 30 triệu thì lại ngớ người ra vì
thất vọng!.
Và còn một điều nữa, nếu 30 triệu (trong tổng
số 100 triệu người năm 2020) là người trung lưu – giàu có, thì 70 triệu người
còn lại là thuộc tầng lớp gì?
No comments:
Post a Comment