Từ 2014, khi xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012, Tổng kiểm toán Nhà nước khi đó là ông Nguyễn Hữu Vạn cũng đã từng nêu thực tế: “Do đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán, lập báo cáo thông tin về nợ công phân tán, Kiểm toán Nhà nước không đủ cơ sở xác nhận số liệu nợ công năm 2012”.
Vô hình trung, toàn bộ các báo cáo về tỷ lệ nợ công/GDP vẫn “dưới ngưỡng nguy hiểm 65% GDP” của Chính phủ và Quốc hội đã chẳng còn chút ý nghĩa nào!
Nói cách khác, những báo cáo chủ yếu phát sinh vào thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ngập tràn sắc màu giả dối. Người ta có thể hình dung rằng nếu khi nói về nợ xấu, chính phủ này rốt cuộc đã phải thừa nhận tỷ lệ nợ xấu có thời điểm lên tới 17% tổng dư nợ chứ không phải chỉ có 3-4%, thì đối với tỷ lệ nợ công cũng hầu như tương tự.
Ngay cả đến giờ là lúc mà chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc đã thay thế cho chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nợ công vẫn được xác định trong báo cáo: “Về số tương đối, cuối năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62.2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội”.
Thế nhưng chỉ mới vào tháng 5/2016, một chuyên gia kinh tế là Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước thì nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4.5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 220 tỷ USD.
Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150% GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Argentina năm 2001.
Còn số nợ đến hạn phải trả thì sao?
Vẫn liên tục là những báo cáo bất nhất và có tính “chuyển tiếp” từ thời Thủ tướng Dũng sang thời Thủ tướng Phúc. Vào cuối năm 2015, báo cáo của chính phủ Nguyễn Tấn Dũnng vẫn cố trấn an dư luận rằng Việt Nam chỉ phải trả nợ nước ngoài khoảng 7 tỷ USD trong năm 2015. Tuy nhiên đến giờ thì khác hẳn: kế hoạch vay trả nợ năm 2016 vừa được ông Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt đã xác định số nợ nước ngoài phải trả trong năm 2015 lên đến 20 tỷ USD, còn riêng trong năm 2016 phải trả nợ nước ngoài là 12 tỷ USD.
Trong suốt giai đoạn hai chục năm từ 1994 đến 2014, Việt Nam đã vay mượn đến 80 tỷ USD vốn ODA, để kết quả cho vận mạng sinh học nợ công của dân chúng lên đến vài ngàn USD mỗi đầu người.
Cả hiện tại và tương lai đều bế tắc với các khoản nợ nước ngoài đang đến hạn và sẽ đến hạn. Ngay trước mắt, chính quyền đang tìm đủ mọi cách để đè đầu dân chúng thu thuế nhằm “bù đắp khó khăn ngân sách”, nhưng ai cũng hiểu trong đó có phần để trả nợ nước ngoài. Tình cảnh này vẫn đang xảy ra với mức độ ngày càng thảm thiết và thô bạo, bất chấp đời sống các tầng lớp công nhân, nông dân và cả tiểu thương trở nên khốn khó trong bối cảnh mặt bằng giá cả sinh hoạt cùng lạm phát tăng vọt.
06/17/2016 - 20:57
Lê Dung / SBTN
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment