Monday, December 14, 2015

Tản mạn về môn phái “Tân Vocobo”

XUÂN DƯƠNG 14/12/15 07:21
(GDVN) - Vocobo nghiên cứu sáng tạo nhiều thế đánh mới cho các đệ tử “bụng to, chân yếu”, nhờ thế mà Vocobo trở nên môn võ độc tôn, giành nhiều thắng lợi tuyệt đối.

Vũ khí mạnh nhất từ cổ đại đến cận đại là con người, là các chiến binh. Để có lực lượng quân sự tinh nhuệ, đặc biệt là đội ngũ cận vệ các lãnh chúa phong kiến đã khuyến khích các môn phái sáng tạo và phát triển nhiều môn võ nổi tiếng.

Các môn võ Judo, Karatedo, Taekwondo, Aikido đều có nguồn gốc châu Á và có điểm giống nhau là đều có vần “o” ở cuối. 
Năm 2014 Việt Nam được xếp hàng thứ 119/175 quốc gia về “Chỉ số cảm nhận tham nhũng” (Ảnh minh họa từ Báo Lao Động)
Nghe nói ngày xưa ở ta cũng có một môn võ dành riêng cho lực lượng công bộc gọi tên là võ “Vocobo”.

Một thời gian dài Vocobo bị thất truyền, gần đây không biết ai đã có công sưu tầm phổ biến trở lại vì thế không gọi là võ cổ truyền mà là Tân Vocobo.

Vocobo càng ngày càng được phổ biến rộng rãi, số đệ tử tham gia có lẽ là đông nhất trong các môn phái võ ở ta ngày nay.

Tuy Vocobo không được đưa vào thi đấu Olympic nhưng cũng được thế giới dành sự quan tâm đáng kể. Do Vocobo mà năm 2014 nước mình được xếp hàng thứ 119/175 quốc gia về “Chỉ số cảm nhận tham nhũng”.

Võ Việt Nam được thế giới công nhận với tên là Vovinam, không giống Aikido là võ chỉ dành cho phòng thủ, Vovinam có các đòn tấn công hiểm, có thể hạ gục địch thủ chỉ bằng một đòn đánh. 
Vocobo kết hợp được các ưu điểm nổi trội của Aikido và Vovina, trở thành môn võ công thủ toàn diện.

Vì không thuộc làng võ nên xin phép được “dùng đại” các thuật ngữ như “đòn”, “thế”, “chiêu”, nếu không chính xác xin được thông cảm.

Thời hiện đại, thể hình các môn đồ Vocobo có nhiều thay đổi, một bài viết trên một tờ báo mạng nêu nhận xét, rằng “bộ phận yếu nhất trên cơ thể công bộc là đôi chân”, lại còn có người thêm rằng “bộ phận năng động nhất của công bộc là vòng bụng”.

Giới tinh hoa của Vocobo vì thế buộc phải nghiên cứu sáng tạo nhiều thế đánh mới cho các đệ tử “bụng to, chân yếu”, nhờ thế mà Vocobo trở nên môn võ độc tôn, giành nhiều thắng lợi tuyệt đối trên sàn đấu.

Đệ tử Vocobo được phân loại gần giống theo kiểu “Cái bang” trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.
Loại mới nhập bang được gọi là “bạch y đệ tử” nghĩa là đệ tử áo trắng, loại áo này chưa có cái túi nào. Qua giai đoạn tập sự, tùy theo thành tích mà trở thành đệ tử có túi. Nhiều nhất là 7 túi, đó là các trưởng lão.

Các thế đánh cổ điển của Vocobo thiên hình vạn trạng, tập trung vào bốn thế là: Tấn công, Phòng thủ, Hỏa mù và Lui quân, mỗi thế có 9 chiêu, tổng cộng là 36 chiêu.

Tuy nhiên, đệ tử Vocobo trong mỗi thế chỉ cần nắm được một chiêu là đủ dùng, theo thứ tự các thế đã nêu, đó là các chiêu: Bachuda, Duqutri , Makeno, Hacaanto.

Nếu bạn đọc bỏ công tra cứu các thuật ngữ này trong Từ điển võ học, chính trị hay ngôn ngữ thì không thể tìm được.

Để tránh hiểu lầm là “đạo võ” giống như đạo luận án, đạo ý tưởng, đạo “không chừa một thứ gì”, người viết không nói ai là người “phát minh” ra các thuật ngữ này, cũng không tùy tiện dịch sang tiếng Việt mà để bạn đọc tự hiểu.

Như đã nói Vocobo là môn võ công thủ toàn diện, lấy công để thủ, lấy thủ để công, trong công có thủ, khi thủ bao giờ cũng dự trữ chiêu “chuồn vi thượng sách”.

Chuyện kể rằng, trên sàn đấu, võ sĩ thượng thừa Chô Tha Nhu (tên có vẻ Hàn Quốc nhưng thực ra không phải) từng cúi đầu thán phục đệ tử Vocobo.
Người ta thống kê được rằng hai bên đã giao đấu khoảng 1.000.000 trận, Chô Tha Nhu chỉ thắng được có 5 trận, tỷ lệ 5 phần triệu cho thấy Chô Tha Nhu đã thua tuyệt đối Vocobo.
Để giúp bạn dọc tìm hiểu về Vocobo, xin giới thiệu cách vận dụng bốn chiêu đặc trưng cho 4 thế nêu trên.
Tuy nhiên, võ bao giờ cũng mang tính sáng tạo và kế thừa nên nếu tìm thấy trong dân gian các thế đánh thất truyền của Vocobo, xin vui lòng cho mấy cái “com mèn” để cùng nghiên cứu.

Chiêu đầu tiên dùng để tấn công, dễ học, dễ nhớ, dễ vận dụng mà hiểu quả khôn lường là Bachuda, đây là đòn đánh trực diện (tiếng Việt gọi là đánh vỗ mặt),…

Báo PetroTimes ngày 8/11/2014 có bài: “Hối lộ tình dục” - đau đầu vì “bằng chứng đâu?” Chỉ cần cái tít bài đã thấy dính đòn Bachuda thì “đau đầu” là còn nhẹ, choáng váng cũng là còn nhẹ, có khi còn phải lên tiếng xin lỗi nữa…

Chẳng thế mà Bachuda được xem là đòn cận chiến chớp nhoáng khiến đối phương không kịp trở tay.
Khi bị uy hiếp, lập tức tung đòn Bachuda làm khó địch thủ cái đã, khi địch thủ bị “đau đầu” thì nghĩa là ta có thời gian để “dọn dẹp hậu trường”, ở trong chăn tìm “rận” để phi tang bao giờ chả nhanh hơn kẻ không đắp chăn!

Gần đây khi một vị Tư lệnh ngành nói về việc chạy một lốt xe vào bến mất chừng 600.000 triệu đồng. Ngay lập tức người cùng ngành với ông gửi công văn yêu cầu ông cung cấp bằng chứng.

Nói là người cùng ngành mà không nói là cấp dưới vì dù cùng ngành nhưng người ta là người của Thủ đô chứ không phải dân “Mù căng trải”, cũng không phải là người dưới quyền ông Tư lệnh.

Ngay cả khi cùng ngành nhưng ở một thành phố miền biển người ta còn cười ruồi mà bảo rằng: “Bác Tư lệnh ấy nói như vậy cho vui thôi, chứ chắc không có ý gì”.

Báo Infonet.vn trong bài “Thanh tra "chạy" công chức 100 triệu: Đầu tiên hãy hỏi ông Trần Trọng Dực” viết: “Thông tin ông Trần Trọng Dực cung cấp rất phù hợp với những điều dư luận xầm xì bấy nay, nhưng đáng tiếc ông Dực không nêu dẫn chứng cụ thể”. [1]
Không nêu được dẫn chứng cụ thể nghĩa là không trả lời được câu hỏi “bằng chứng đâu”, nghĩa là dính đòn “Bachuda” của đối phương đánh trực diện.
Dính đòn “Bachuda” mà lại không thể phản đòn “Bachu đây” thì không phải xin lỗi đã là may mắn lắm rồi, ai còn muốn dây dưa thêm làm gì nữa.

Nếu đòn đánh Bachuda không thể hạ gục được địch thủ thì phải ngay lập tức lui về góc võ đài và dùng thế phòng thủ là Duqutri để đưa trận đấu vào thế giằng co, một khi đã giằng co thì để lâu tất cả đều … hóa bùn, cần gì phải mất công chiến đấu!

Nghe nói ở Cửa Lò, người ta đưa một vị Bí thư phường không học sư phạm, chưa bao giờ làm việc trong ngành Giáo dục làm Trưởng phòng Giáo dục. Lý luận là “Chúng tôi đã thực hiện đúng các quy định, quy trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của Thị ủy Cửa Lò về việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ”. [2] 
Báo Vietnamnet.vn gần đây có bài: “Đúng quy trình: Lá bùa hộ mệnh của nhóm lợi ích”, bài báo có đoạn: “Chúng ta hàng ngày chứng kiến vô vàn câu chuyện sai lè lè, đến trẻ con cũng biết. Nhưng khi kiểm tra kết quả thường là “đúng quy trình”. Thế là trót lọt! Chẳng có gì xảy ra!”.

Lấp sông làm nhà, cho nước ngoài thuê đất trên địa bàn chiến lược, cho lao động gồng gánh nước ngoài vào chiếm việc làm của người Việt, khi bị chỉ tên thì chỉ việc công bố “chúng tôi làm đúng quy trình”. 

Một khi đã dùng thế Duqutri  này thì kể cả “đại cao thủ” Chô Tha Nhu trong đa số trận đấu chỉ còn có cách chấp nhận hòa cả làng, nghĩa là hai bên cùng thắng.

Theo cách phân loại của “cái bang”, loại đệ tử từ “4 túi” trở xuống gọi là đệ tử “ít túi”, đây là loại mới nhập bang, còn thuộc hàng “tép”, địa vị và võ công chưa cao. Khi mới được thu nhập vào môn phái Vocobo, các đàn em “ít túi” cần phải học ngay chiêu Makeno trong thế “Hỏa mù”.

Chiêu Makeno có các ngón “không biết, không nghe, không thấy, không quan tâm” mọi việc cứ “mặc kệ nó” quan tâm mà làm gì. 

Chẳng hạn khi được hỏi “liệu có thể bổ nhiệm người không có chuyên môn ngành Y làm Trưởng Phòng Y tế được không?” thì chỉ việc trả lời “trong lĩnh vực Y tế thì tôi chưa nắm được”, nghĩa là tôi không biết, tôi Makeno. [2]

Báo Vietnamnet.vn gần đây có bài: “Đúng quy trình: Lá bùa hộ mệnh của nhóm lợi ích”, bài báo có đoạn: “Chúng ta hàng ngày chứng kiến vô vàn câu chuyện sai lè lè, đến trẻ con cũng biết. Nhưng khi kiểm tra kết quả thường là “đúng quy trình”. Thế là trót lọt! Chẳng có gì xảy ra!”.

Lấp sông làm nhà, cho nước ngoài thuê đất trên địa bàn chiến lược, cho lao động gồng gánh nước ngoài vào chiếm việc làm của người Việt, khi bị chỉ tên thì chỉ việc công bố “chúng tôi làm đúng quy trình”. 

Một khi đã dùng thế Duqutri  này thì kể cả “đại cao thủ” Chô Tha Nhu trong đa số trận đấu chỉ còn có cách chấp nhận hòa cả làng, nghĩa là hai bên cùng thắng.

Theo cách phân loại của “cái bang”, loại đệ tử từ “4 túi” trở xuống gọi là đệ tử “ít túi”, đây là loại mới nhập bang, còn thuộc hàng “tép”, địa vị và võ công chưa cao. Khi mới được thu nhập vào môn phái Vocobo, các đàn em “ít túi” cần phải học ngay chiêu Makeno trong thế “Hỏa mù”.

Chiêu Makeno có các ngón “không biết, không nghe, không thấy, không quan tâm” mọi việc cứ “mặc kệ nó” quan tâm mà làm gì. 

Chẳng hạn khi được hỏi “liệu có thể bổ nhiệm người không có chuyên môn ngành Y làm Trưởng Phòng Y tế được không?” thì chỉ việc trả lời “trong lĩnh vực Y tế thì tôi chưa nắm được”, nghĩa là tôi không biết, tôi Makeno. [2]

Nếu may mắn được cận kề các trưởng lão, khi các trưởng lão làm bất kỳ việc gì mà có kẻ tọc mạch, dò la thì phải nhớ Makeno “không biết, không nghe, không thấy”. 
Không những thế, dù có thông minh lanh lợi đến mấy mà muốn được “thêm túi” thì cũng phải tỏ ra “không biết, không nghe, không thấy, không quan tâm”.

Một khi đã “ù lì” thì các trưởng lão nào ai nỡ trách, nhiều khi còn chép miệng bảo “trời sinh ra thế” thôi cứ để nó đấy, ngu tí nhưng được cái dễ bảo, mà đã thế thì việc được thêm “túi” chẳng sớm thì muộn cũng diễn ra, thêm túi thì cần “túi ba gang” mà làm gì.

Còn nếu mà “chích chòe khoe hót”, nhẹ thì “ăn” mắng, bị chuyển khỏi phân đàn, nặng thì có khi bị đuổi ra khỏi môn phái. Chẳng hạn có bài báo chạy cái tít: “Bi kịch và những cay đắng của … sau 10 năm chống tiêu cực”?

Chiêu cuối cùng trong bốn chiêu phải nắm chắc là chiêu Hacaanto, nhưng trước khi Hacaanto thì phải tung chiêu Hohonhiki cái đã.
Chiêu này một số người bảo tiếng Nhật khó đọc nên muốn chuyển thành tiếng ta là Chutave, nghe giống như “chuyến tàu vét” hay “chuyến tát vét” gì đó.

Gần đây các vị “Đàn chủ” (tức là lãnh đạo các phân đàn theo định nghĩa của Kim Dung) đã rút kinh nghiệm trong việc tuyển đệ tử Vocobo khiến giới săn tin hết đường làm ăn, thế là các vị  “phó nhòm” chuyển sang chụp hình các tòa nhà thấp, chiều cao chỉ có 3 bốn tầng ở Việt Trì, Quảng Nam, Quảng Ninh, Bình Dương… để kiểm chứng có phải người ta đã dùng chiêu Hohonhiki hay không?

Tiếc rằng chả ai chịu nghe lời người trong cuộc, rằng phải lao động đến “thối móng tay” mới có được căn nhà bé tí như thế.

Trong 36 chiêu của Vocobo, còn nhiều chiêu khác chỉ các trưởng lão công lực cao siêu mới thi triển được như Xatruso, Chitico, Bonhicabo, Luchucabo, Hacaanto,… đa số đều tận cùng bằng  chữ “o”, giống như số “0”, riêng chiêu Hacaanto bao giờ cũng thực hiện sau chiêu Hohonhiki.

Các chiêu thức này không có sách dạy, phải là đệ tử Vocobo mới được “bí truyền”, nếu có lòng thành xin mời quý bạn ghi tên vào các lớp tại chức, hay học từ xa cũng được.
Tài liệu tham khảo:

No comments:

Post a Comment