Monday, December 14, 2015

Có nên chọn mặt gửi vàng với các Bộ trưởng?

Lê Lê-10:24 - 15/12/2015

(PL+) - Hôm qua (14/12), Hội nghị Trung ương lần thứ 13 bàn về vấn đề nhân sự BCH TƯ khóa 12, phát biểu trong phiên khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đây là công việc hết sức hệ trọng.

Với người dân, ai cũng hiểu tầm quan trọng của nhân sự ở những cương vị chủ chốt. Người có tài có đức thì “không có việc gì khó”, nhưng người có tài mà thiếu đức hay ngược lại, thì không chỉ kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn được nhân dân gọi là…phá hoại.
Ảnh minh họa - nguồn internet.
Ảnh minh họa - nguồn internet.
Và nhân sự được người dân kỳ vọng, đặt nặng lên đôi vai trách nhiệm, đó chính là các Bộ trưởng “tư lệnh” ngành- những người giúp việc đắc lực cho người đứng đầu chính phủ.
Hôm nay, VietnamNet đăng bài của tác giả Đinh Duy Hòa - câu hỏi mà tác giả đặt ra: Ai sẽ là bộ trưởng?
Tác giả viết: Cả nước “làm nhân sự” thể hiện phần nào sự quan tâm chính đáng của người dân bình thường, về những người xứng đáng vào những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta.
Đúng vây, người dân không thể chấp nhận, một “tư lênh” ngành mà quyết sách cứ xoay như chong chóng trước áp lực của dư luận, phản hồi từ thực tế, để rồi nay sửa, mai chỉnh, hết xin lỗi lại nhận trách nhiệm.
Bữa cơm an toàn cho người dân được chính phủ đặt lên vai trách nhiệm của ba Bộ trưởng, thế mà vẫn không có được hai chữ “an toàn” là sao?
Bộ trưởng này đổ trách nhiệm cho bộ trưởng kia. Trong khi tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư ngày một gia tăng. Ai trong ba vị Bộ trưởng được chính phủ giao trách nhiệm về con số đáng sợ này.
Một kỳ thi liên quan đến tương lai cả hàng triệu thí sinh mà Bộ GDĐT quyết tâm đổi mới với kỳ thi “2 trong1”, về chủ trương thì bàn cũng đã nhiều rồi, nhưng bộ vẫn quyết và coi đó là “trận đánh lớn”.
Thế rồi, không chỉ thầy trò, phụ huynh và cả ngành giáo dục… tơi tả. Cuối cùng là Bộ trưởng lên tiếng nhận trách nhiệm về sự “rối loạn” trong xét tuyển Đại học học năm vừa qua.
Điệp khúc xin lỗi, nhận trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm người dân nghe đã quá quen tai, rồi chỉ biết lắc đầu, rằng “tôi cũng làm Bộ trưởng được”.
Dư luận nói rằng, “xin nhận trách nhiệm” của các Bộ trưởng xem ra quá nhẹ nhàng. Người dân chưa thấy một lời hứa “chắc như đinh đóng cột” khi  các Bộ trưởng nhận chức: Không làm được sẽ xin từ chức.
Một “thế hệ” Chủ tịch, Bí thư ở các địa phương là những người thuộc thế hệ 6X đã đem lại chí ít một luồng sinh khí mới: trẻ và dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Người dân hiến kế: Đảng có quy hoạch cán bộ kế cận ở các cấp, nhưng chưa đủ. Ngoài vấn đề “tự trưởng thành” trong công tác đúng là cần có các kỳ thi sát hạch năng lực.
Nội dung đào tạo, thi làm sao cho phép “định hình” được một chính phủ “kế cận” đủ bản lĩnh, năng lực, đạo đức bện cạnh chính phủ đương nhiệm, để sẵn sàng thay thế các vị trí lãnh đạo theo yêu cầu.
Và Chính phủ “tương lai” chính là một “kho” dự trữ nhân sự.
Đừng để nhân dân cứ phải “ơ sao ông này, bà kia lại làm Bộ trưởng”.
Các Bộ trưởng mạnh, là đường băng để đất nước cất cánh bay lên.

No comments:

Post a Comment