(Baodatviet) - Trong khi cư dân mạng thích thú thì nhiều giáo viên chấm bài đã “té ngửa” với những bài văn chứa đựng cảm xúc tự nhiên nhưng lại khá buồn cười này.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh những bài làm văn được nhà trường và giáo viên đánh giá cao và phê tặng số điểm tuyệt đối thì vẫn còn những bài văn với câu chữ ngây thơ chứa đựng suy nghĩ thật thà do học sinh viết nên. Những áng văn “bất hủ” dưới đây sẽ khiến nhiều bạn đọc cười nghiêng ngả nhưng cũng sẽ giật mình thon thót về cách thức nuôi dạy con cái của một số bậc phụ huynh.
Bài tả cảnh sinh hoạt gia đình gây sốt của bé trai 8 tuổi
Đây là bài kiểm tra môn tập làm văn, lấy chủ đề miêu tả cảnh sinh hoạt trong gia đình vào một buổi tối của một bé trai 8 tuổi, đang học cấp 1 tại trường X – TPHCM.
Bài tả cảnh gia đình của bé trai 8 tuổi gây sốt cư dân mạng gần đây |
“Gia đình con có năm người, ông nội con năm nay bao nhiêu tuổi con cũng không biết, con chỉ biết ông nội là người về hiu thôi, ba con làm việc hải quan ở ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, mẹ con làm việc bán hàng chênh mạng inh tơ nét, anh hai của con tên Trung , ảnh học lớp năm.
Chiều nào đi làm về ba cũng đem một bịch đựng tùm lum đồ ở chỗ sân bay về cho mẹ con bán, lúc đó mẹ con mừng lắm đổ ra coi, con thấy có dầu thơm, đồng hồ, son phấn nữa, có bữa con thấy có điện thoai ai phon nữa . Con thấy mẹ thì mừng nhưng ông nội ghét lắm, lúc ăn cơm nào ông nội cũng la ba con là thằng Hải mày đừng có lấy đồ của người ta nữa được không, thất đức lắm nha mày, ba con cãi lại ông , Kệ bọn tui đi tụi việt kiểu nó giầu lắm nghe ông nội và ba cãi lộn hoài con buồn lắm, ăn xong học bài con với anh hai ngủ chung chênh lầu, ông nội ngủ dưới đất, tối qua nhà con cúp điện con không thấy đường đi tô lét con vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy, con thấy ba mẹ cởi chuồng ôm nhau, thấy con mẹ mắc cỡ lấy mềm chùm lại, sáng ba con dặn vô phòng phải gõ cửa nha con, con nói tại thấy cửa phòng mở nên con vô đại, con xin lỗi ba mẹ nha.
Ăn xong mẹ chở hai anh em con đi học là hết sinh hoạt của nhà con. Ước mơ của con là ba đừng lấy đồ của mấy người việt kiều nữa để khỏi cãi lộn với ông nội con và con muốn nhà con đừng bị cúp điện nữa để con khỏi vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy nữa”.
Bài văn này đã được giáo viên chấm cho em 4,5 điểm cùng lời phê bình: "Những chi tiết không cần thiết. Sai chính tả"
Bài văn tả quá thực
Còn đây là bài văn của một học sinh tiểu học có đề tài: “Tả về người mẹ của em”
"Mẹ của em tên Hiền. Mẹ rất khéo tay. Luống rau mẹ cuốc chẳng cần gieo hạt gì sau dăm hôm đã mọc đầy những ngọn rau dền cơm. Rau dền cơm mẹ nấu có kèm vài ngọn rau sam ngon lắm. Ngoài canh rau, mẹ còn biết luộc trứng, luộc cả thịt. Món luộc của mẹ chẳng bao giờ bị mặn cả. Ngon lắm.
Mẹ chẳng bao giờ giúp chúng em học bài. Mẹ bảo: “Dạy học là việc của bố mày”. Nhưng hôm nào bố cũng sáng đi tối mịt mới về, nhiều hôm say lả miệng thì kêu la. Những lần như vậy, mẹ không xem phim “Tấm lòng cha mẹ” nữa. Bất đắc dĩ mẹ phải dạy các con ôn bài. Chữ mẹ ngửa như lúa non gặp bão. Môn toán mẹ dạy là tìm nửa chu vi tuổi mẹ, tìm nửa chu vi vận tốc. Tóm lại dạng toán gì cũng là nửa chu vi. Mẹ tuyệt thật, nhưng cô giáo không cho là đúng.
Mẹ là người rất tiết kiệm. Mẹ nhặt lại các túi bóng kể cả túi bóng đựng thuốc trừ cỏ giặt sạch đi để đựng đậu bán cho các bác trong xóm. Ai cũng khen đậu của mẹ ngon. Chắc người ta chưa thấy mẹ ngâm đậu trong cái thùng ngâm cám lợn chứ nếu biết thì chẳng dám ăn.
Những ngón tay mẹ xù xì dấu ấn của những năm tháng vật lộn kiếm ăn. Mẹ đưa tay lên bới mái đầu đã bạc lốm đốm. Mẹ than thở với các dì: “Tại ông ngoại không cho tao đi học. Nếu cho đi học giờ thì tao đâu khổ thế này”. Mẹ khóc.
“Bố em tên là Trần Mạnh Toàn. Năm nay bố 36 tuổi. Bố có hình dáng còi và cao. Bố em hay đánh giắm, cứ mỗi khi em xem phim lại thấy bố lại đánh giắm hai ba lần. Vào các ngày nghỉ bố thường em xang thăm bà nội. Bố em làm nghề kinh doanh. Bố rất yêu em. Em cũng rất yêu bố.”
Bài làm được giáo viên nhận xét: “Con nên lựa chọn chi tiết hay để kể. Sắp xếp ý lộn xộn”.
Bài văn miêu tả bố “đánh giấm”
Bài văn mô tả người bố khá buồn cười |
Bài văn này giáo viên đã nhận xét: “Con nên lựa chọn chi tiết hay để kể, sắp xếp ý lộn xộn”
Với các bài viết trên, cộng đồng đã đánh giá cao sự thật thà của em học sinh. Nhưng điều này cũng khiến nhiều cha mẹ phải giật mình bởi cách ứng xử với ông bà, cha mẹ và những mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày, vô tình đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của con cái. Do tâm hồn trẻ thơ như trang giấy trắng và chỉ xin người lớn hãy viết lên đó bằng những điều tốt đẹp bằng chính lời nói và hành động của mình.
Bích Phương
No comments:
Post a Comment