Trà Mi-VOA
04.02.2015
Việt Nam khai trương đường dây nóng hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài giữa lúc chỉ trích gia tăng về công tác bảo vệ người Việt nước ngoài của chính phủ Hà Nội.
Truyền thông nhà nước loan tin đường dây 24/7 chính thức hoạt động trong tuần này nhằm phục vụ những người Việt sinh sống, làm việc, hay học tập hợp pháp ở các nước.
Công dân Việt Nam có thể gọi vào số 844.62.844.844 để được hướng dẫn, giúp đỡ trong các tình huống khẩn cấp như mất giấy tờ, bệnh tật, tai nạn, bị bắt giữ, bị cướp bóc, hay bị buôn người.
Cước phí cho các cuộc gọi cầu cứu này được tính tương đương với các cuộc gọi về điện thoại bàn trong nước.
Báo Tuổi trẻ dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại lễ khai trương đường dây nóng hôm qua nói rằng đây sẽ là một công cụ rất hữu ích giúp Bộ Ngoại giao Việt Nam nâng cao tính hiệu quả trong công tác bảo vệ người Việt ở nước ngoài.
"Cái đó nói thật tụi em cũng chẳng tin tưởng gì vì chẳng có tin tưởng gì ở chế độ của Việt Nam nữa. Họ lập ra [đường dây nóng] chỉ để cho quốc tế nhìn vào thôi, còn thực hành ra sao mình chưa biết được. Em nghĩ chỉ là ‘treo đầu dê bán thịt chó’ thôi. Hiện tại, ở Nga nơi em đang sinh sống, đại sứ quán Việt Nam cũng chưa thật sự đứng về người Việt mình..."-Nguyễn Mạnh Thắng, công nhân xuất khẩu lao động ở Nga.Tuy nhiên, thông tin này dường như không làm cho cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài lạc quan hay an tâm hơn.
Anh Nguyễn Mạnh Thắng, một công nhân xuất khẩu lao động từ Nghệ An sang Nga làm việc mấy năm nay, nói anh không tin rằng đây là một tín hiệu đáng mừng đối với người lao động Việt ở nước ngoài vì các chính sách của nhà nước trước nay nặng phần hình thức, tuyên truyền hơn là tính hiệu quả thực tế.
“Cái đó nói thật tụi em cũng chẳng tin tưởng gì vì chẳng có tin tưởng gì ở chế độ của Việt Nam nữa. Họ lập ra [đường dây nóng] chỉ để cho quốc tế nhìn vào thôi, còn họ thực hành ra sao mình chưa biết được. Em nghĩ đó chỉ là ‘treo đầu dê bán thịt chó’ thôi. Hiện tại, ở Nga nơi em đang sinh sống, đại sứ quán Việt Nam cũng chưa thật sự đứng về người Việt mình, chỉ có những tổ chức của người Việt mình lập ra mà thôi, họ bảo vệ được.”
Anh Thắng cho biết những công nhân Việt lao động ở Nga khi gặp tình huống khẩn cấp cần giúp đỡ thường ngại liên lạc với đại sứ quán hay tòa lãnh sự Việt Nam vì các thủ tục phiền hà, nhiêu khê và sự phản hồi chậm chạp, không tận tình, kém hiệu quả.
“Hiện tại trên đất Nga này, người Việt mình chẳng có sự bảo vệ nào cả. Khi cần, bọn em đi qua một đường môi giới người Việt mình, họ liên hệ với người bản xứ ở Nga đây họ làm việc. Còn đại sứ quán hầu như tụi em cũng không mấy làm việc, bởi vì, nói thật với chị bọn em ở đây nếu mà liên lạc với đại sứ quán cũng khó lắm ạ.”
"Mong khi có vấn đề không hay xảy ra như mình đi lao động gặp nạn điện lên họ, họ có thể giải quyết, quyên góp tiền, hay đem về. Ví dụ như người lao động bị thương tật hay bị mất mạng, có thể nhờ đại sứ quán đem về. Cái đó là ưu tiên hàng đầu..."-Anh Nguyễn Mạnh Thắng.
Anh Thắng nói anh không dám kỳ vọng một sự giúp đỡ ân cần từ các cơ quan đại diện của Hà Nội ở nước ngoài vốn lâu nay bị nhiều chỉ trích, mà chỉ mong ít ra là một sự đáp ứng nhanh chóng khi có tai nạn hay thương vong xảy ra với công dân Việt, một trong những nhu cầu ưu tiên hàng đầu mà những người lao động xa xứ như anh cần có.
“Mong khi có vấn đề không hay xảy ra như mình đi lao động gặp nạn điện lên họ, họ có thể giải quyết, quyên góp tiền, hay đem về. Ví dụ như người lao động bị thương tật hay bị mất mạng, có thể nhờ đại sứ quán đem về. Cái đó là ưu tiên hàng đầu. Bởi vì lao động Việt bên ni cũng nhiều người mất vì điều kiện thời tiết chưa quen. Bên ni đa số dùng gas cho nên nhiều khi bị gas hở. Đa số là chết vì nghẹt gas. Chỗ em ở đây một năm có khoảng 6,7 người chết.”
Việt Nam nói đường dây nóng hỗ trợ công dân ở nước ngoài vừa thành lập có thể xử lý trên 1.500 cuộc gọi mỗi ngày.
Theo thống kê được báo nhà nước trích dẫn, hiện có trên 500.000 công dân Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài và trên 100.000 du học sinh đang theo học tại các nước.
Số cô dâu Việt kết hôn và đang sinh sống với chồng ở ngoại quốc là hơn 200.000 người.
Việt Nam mở đường dây nóng bảo vệ công dân ở nước ngoài
No comments:
Post a Comment