“Thôi chết! Có phải chúng ta vừa châm ngòi cho một phong trào chiếm đóng khác?” (Ảnh intrernet)
Chính quyền Hồng Kông gần đây đã gây ra một động thái bất hảo mới.
Một trang web chuyên đăng tải các tin tức, ý kiến và phân tích về các vấn đề Hồng Kông mang tên Webb-site Reports đã tiết lộ thông tin rằng chính quyền Hồng Kông mới đây đã thực hiện một số thay đổi nhỏ nhưng rất quan trọng đối với bản tóm lược của Luật Cơ bản của Hồng Kông.
Bản Tóm lược (fact sheet) 2014 giải thích Luật Cơ bản – tức bản hiến pháp mini của Hồng Kông, một sản phẩm của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984, đã liệt kê ba “khái niệm quan trọng” bao gồm “một quốc gia, hai chế độ”, “một mức độ tự trị cao” và “người Hồng Kông quản lý Hồng Kông”.
Khái niệm cuối cùng được nêu trên khác với Bản Tóm lược năm 2013 trong đó khẳng định “người Hồng Kông trị vì Hồng Kông.”
Webb-site Reports cho rằng sự thay đổi tinh tế này là một “sự khác biệt lớn” bởi lẽ cụm từ “trị vì” ngụ ý rằng chính quyền Hồng Kông phải được quyền hoạch định chính sách chứ không chỉ là “quản lý” các quyết định do Bắc Kinh áp đặt, trong bối cảnh mà chính quyền Hồng Kông lẽ ra phải có quyền tự trị không phụ thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh cho đến năm 2047.
Bản Tóm lược Luật Cơ bản năm 2014 này cũng thay đổi vị trí của ba “khái niệm quan trọng”, cụ thể, chuyển cụm từ “một mức độ tự trị cao” về vị trí cuối cùng, và bỏ các dấu ngoặc kép.
Động thái trên đã cho thấy một bức thông điệp khá rõ ràng, trong bối cảnh mà vào tháng 6 năm 2014, chính quyền Trung Quốc công bố cuốn Sách trắng trong đó khẳng định “quyền tài phán toàn diện” đối với Hồng Kông (đây là một quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về việc Bắc Kinh tiếp tục lựa chọn và đưa ra phán quyết cuối cùng đối với vị trí lãnh đạo hàng đầu của Hồng Kông), cũng như những tuyên bố gần đây của một đại sứ Trung Quốc và một nhà lập pháp Hồng Kông cho rằng Tuyên bố chung Trung-Anh vẫn còn “khiếm khuyết” và “đã được bổ sung”.
Webb-site Reports cho rằng: “Bắc Kinh cai trị, chính quyền Hồng Kông quản lý, còn điều khoản về “mức độ tự chủ cao” nếu có được đề cập thì cũng đứng cuối cùng”.
Những thay đổi trong Bản Tóm lược có thể là nhỏ, nhưng rất có thể người Hồng Kông sẽ phản ứng dữ dội. Trước đó, phong trào Ô đã được châm ngòi khi những người ủng hộ dân chủ nhận ra rằng Bắc Kinh không sẵn lòng cho phép một cuộc cải cách dân chủ cũng như chính quyền Trung Quốc đi ngược lại các hiệp định của Tuyên bố chung Trung – Anh.
Theo vietdaikynguyen
No comments:
Post a Comment