Saturday, December 6, 2014

Nghệ An: Dân bức xúc vì bị phường “tận thu” tiền nội lực?

Dân trí Để có thể hoàn thành đủ chi tiêu, chính quyền địa phương sẽ tận thu bằng cách không xác nhận một số giấy tờ nếu hộ dân nào chưa “tự nguyện” đóng góp số tiền “vận động nội lực”. Cách làm trên của UBND phường Nghi Hải khiến người người dân vô cùng bức xúc.

Nghệ An: Dân bức xúc vì bị phường “tận thu” tiền nội lực?
Nghệ An: Dân bức xúc vì bị phường “tận thu” tiền nội lực?
Đơn phản ánh mà ông Nguyễn Đình Định công dân phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò gửi báo điện tử Dân trí. Trong đó ông Định vô cùng bức xúc về cách triển khai vận động nội lực tại địa phương.
Vận động nội lực, tự nguyện hay ép buộc?
Trong đơn thư phản ánh gửi tới VP báo Dân trí thường trú tại Nghệ An của ông Nguyễn Đình Định (SN 1944, trú tại khối Hải Bình, phường Nghi Hải, TX Cửa Lò, Nghệ An) trình bày: Năm 2014, UBND phường Nghi Hải thực hiện cuộc vận động nội lực từ nhân dân địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo đó mức “vận động” mà UBND phường đề ra cho mỗi hộ dân trên địa bàn là 400.000 đồng. Nếu hộ dân nào không nộp đủ mức mà UBND phường đề ra thì kiên quyết không thu. Hộ gia đình nào chưa nộp chính quyền địa phương sẽ dùng mọi biện pháp để “tận thu” bằng hết số tiền này.
Cũng theo trình bày của ông Định, gia đình ông là hộ chính sách người già cao tuổi. Ông Định là một thương binh, tuy nhiên hộ gia đình của ông cũng nằm trong diện được chính quyền địa phương “vận động” nội lực. Thấy bất bình với chủ trương mà UBND phường Nghi Hải đề ra, gia đình ông không nạp thì chính quyền địa phương ra thông báo về tận gia đình bắt nộp.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Đồng thời nhiều hộ dân khác chưa nạp đủ số tiền theo mức “vận động” mà UBND phường đề ra, khi cần xác nhận một số giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan khi lên UBND xã xin xác nhận đều bị từ chối và được yêu cầu trở về hoàn thành các khoản đóng góp mới được phường xác nhận.
Trao đổi với chúng tôi ông Định bức xúc: “Là một Đảng viên, cán bộ từng công tác trong bộ máy chính quyền của nhà Nước, tôi cũng thấm nhuần chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Vận động nội lực theo chủ trương là trên tinh thần tự nguyện đóng góp của người dân. Vậy mà cán bộ phường Nghi Hải đang làm ngược lại, biến tự nguyện thành bắt buộc khiến nhân dân phẫn nộ. Hơn thế nữa những hộ gia đình chính sách cũng nằm trong diện vận động. Chỉ vì chạy theo thành tích mà cán bộ tại đây đang làm ngược lại với chủ trương của Nhà nước đề ra”.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Là một đảng viên, thương binh, gia đình chỉ có hai vợ chồng già nua sống với nhau nhưng ông Định cũng được đưa vào diện được vận động. “Vận động nội lực là tự nguyện vậy mà chưa đóng tiền thì họ chưa xác thực giấy tờ cho. Như vậy là tự nguyện hay ép buộc”.
Cũng theo ông Định một số hộ gia đình nếu không hoàn thành các khoản thu, mức vận động nội lực mà UBND phường “áp đặt” được ghi trong cuốn “sổ vàng” (sổ theo dõi các khoản thu được phát cho từng hộ gia đình - PV). Thì chính quyền địa phương sẽ “tận thu” bằng cách từ chối xác nhận một số giấy tờ thủ tục hành chính liên quan. Chỉ khi nào hoàn thành các khoản được ghi ở “cuốn sổ vàng” trong đó có số tiền vận động nội lực thì mới được UBND xã đồng ý xác nhận các giấy tờ liên quan.
Không chỉ riêng gia đình ông Định mà rất nhiều hộ dân tại phường Nghi Hải tỏ ra vô cùng bức xúc với cách làm của chính quyền địa phương. Bà Nguyễn Thị Lý (SN 1959) ở khối Hải Bình cho biết: “Sau khi nghe chủ trương của chính quyền về vận động nội lực. Tôi cứ nghĩ ai có thì đóng góp xây dựng quê hương. Ai chưa có thì cũng phải chịu, vì vậy sau khi nghe thông báo tôi cũng chưa nạp. Đến khi ra phường xin xác nhận hồ sơ cho con đi xuất khẩu lao động thì bị cán bộ tư pháp từ chối và yêu cầu phải về đóng đủ số tiền nội lực trên. Sau đó vì sợ muộn công việc của con tôi đành phải ngậm ngùi “tự nguyện” đóng số tiền nội lực mà phường đã đề ra”.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Gia đình ông Hoàng Văn Thuận (SN 1938) và bà Mai Thị Loan (SN 1939) ở khối Hải Bình. Ông Thuận là thương binh, nạn nhân chất độc màu da cam sức khỏe vô cùng yếu. Nhưng bà Loan cho biết gia đình mình cũng được vận động đóng góp.

Gia đình ông Hoàng Văn Thuận (SN 1938) và bà Mai Thị Loan (SN 1939) ở khối Hải Bình. Ông Thuận là thương binh, nạn nhân chất độc màu da cam sức khỏe vô cùng yếu. Ông còn phải chăm sóc vợ bà Mai Thị Loan bị bệnh nằm liệt giường. Tuy nhiên gia đình ông vẫn nhận được thông báo “vận động” như các hộ gia đình khác.
“Khi nhận được tờ thông báo từ chính quyền địa phương, ấm ức quá tôi xé luôn. Như gia đình chúng tôi mà họ cũng đưa vào diện vận động. Tôi kiên quyết không đóng, sau đó ông nhà tôi có đến xin với khối trưởng để được miễn đóng góp nhưng không biết kết quả thế nào”, bà Mai Thị Loan nói trong nước mắt.
Giấy tờ Đảng viên của Định.
Bà Nguyễn Thị Lý ở khối Hải Bình cho biết: “Gia đình chưa đóng khoản vận động nội lực, nên khi bà lên xin xác nhận lý lịch cho con trai đi xuất khẩu lao động thì bị cán bộ phường từ chối và yêu cầu phải về khối đóng đủ mới chấm dấu”.

Bà Trần Thị Tiến (SN 1947) sống một mình ở khối Hải Giang 1, trần tình: “Ngay khi nghe xã thông báo đóng góp để xây dựng địa phương. Dù sống một mình tuổi cao, lại phải nuôi thêm một người cháu bị tâm thần. Nhưng tôi nghĩ là người dân thì cũng nên có một chút gì đó đóng góp cho quê hương. Sau đó, tôi mang 200.000 đồng đến nhà khối trưởng để xin được đóng góp. Nhưng lúc đó khối trưởng kiên quyết không thu 200.000 đồng của tôi vì mức vận động của xã là 400.000 đồng. Tôi nói chỉ có 200.000 đồng nên không đủ và ông ấy không thu”.
Thấy thái độ của vị khối trưởng như trên nên bà Tiến đành về nhà và kiên quyết không “tự nguyện” đóng góp một xu nào nữa. Bởi bà chỉ ở có 1 mình lại ít khi ra phường “giao dịch” nên bà cũng không sợ mình “bị ép”. Thấy tình thế căm go vị khối trưởng sau đó phải đến tận nhà để “xin” được thu số tiền 200.000 đồng mà bà Tiến tự nguyện đóng góp.
Chỉ không xác nhận một số giấy tờ?
Được biết năm 2014 thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/ThU của Ban chấp hành Thị xã Cửa Lò, Nghệ An về phát huy nội lực xây dựng phát triển hạ tầng. UBND phường Nghi Hải chọn hai công trình trọng điểm để tập trung xây dựng đầu tư là: Công trình cải tạo, nâng cấp trường mầm non và công trình lắp đặt mới đài phát thanh có dây. Với tổng mức đầu tư của hai công trình đã được phê duyệt là 4.774.420.000 đồng. Vì vậy, UBND phường Nghi Hải xây dựng mức vận động nội lực năm 2014 trên toàn phường đối với mỗi hộ dân là 400.000 đồng và được triển khai từ tháng 8/2014.
Tại buổi làm việc với Phóng viên ông Nguyễn Văn Bích - Chủ tịch UBND phường Nghi Hải cho biết: Đến thời điểm hiện tại toàn phường đã vận động được 668.000.000 đồng đạt tỷ lệ gần 90% so với mức dự kiến ban đầu. Việc tổ chức vận động và mức quy định đưa ra là 400.000 đồng dựa trên căn cứ tình hình thực tế, khảo sát mức thu nhập của địa phương. Trong những năm vừa qua phường cũng đã thực hiện rất tốt chủ trương của thị xã trong vận động nội lực để xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.
 Những hộ dân tại phường Nghi Hải bức xúc phản ánh với phóng viên.
 Những hộ dân tại phường Nghi Hải bức xúc phản ánh với phóng viên.

 Những hộ dân tại phường Nghi Hải bức xúc phản ánh với phóng viên.
Bà Trần Thị Tiến (SN 1947) sống một mình ở khối Hải Giang 1 cho biết: “Trước đó tôi tự nguyện đóng góp 200 000 đồng thì khối trưởng không nhận vì chưa đủ mức”.
Trao đổi về những thắc mắc của người dân, ông Bích cho biết đến thời điểm hiện tại chưa có công dân, hộ gia đình nào đến phản ánh, chất vấn với cán bộ phường về khoản thu trong quá trình vận động nội lực. UBND phường cũng có quyết định không thực hiện vận động đối với hộ nghèo, cận nghèo gia đình khó khăn và những đối tượng chính sách.
Sau khi họp thống nhất UBND phường tiến hành giao cho các khối triển khai vận động trong từng hộ dân. Căn cứ vào tình hình thực tế để có mức vận động phù hợp. Quá trình vận động đến nay cơ bản là đã đạt được những mục tiêu ban đầu.
Tại buổi làm việc, ông Bích cũng thừa nhận việc cán bộ phường từ chối xác nhận một số giấy tờ liên quan cho những hộ dân chưa hoàn thành các khoản thu của phường. Trong đó có số tiền “vận động nội lực” mà hộ dân nào chưa “tự nguyện”đóng góp cũng bị từ chối xác nhận là có thực.
 Những hộ dân tại phường Nghi Hải bức xúc phản ánh với phóng viên.
 “Cuốn sổ vàng” theo dõi các khoản thu của từng hộ gia đình tại phường Nghi Hải. Nếu gia đình nào chưa hoàn thành các khoản thu trong cuốn sổ này sẽ không được xác nhận một số giấy tờ liên quan.

UBND phường Nghi Hải nơi mà “quy định kiểm tra sổ vàng” được thực hiện quán triệt bằng lời nói.
UBND phường Nghi Hải nơi mà “quy định kiểm tra sổ vàng” được thực hiện quán triệt bằng lời nói.
Ông Nguyễn Văn Bích - Chủ tịch UBND phường Nghi Hải cho biết thêm: “UBND phường có một quy định như thế này: Khi công dân đến chứng thực các giấy tờ thì UBND phường không kiểm tra sổ vàng (sổ theo dõi các khoản đóng góp của từng hộ gia đình - PV). Còn nếu đến xác nhận một giấy tờ nào đó như bán tài sản, hồ sơ lý lịch… UBND phường sẽ kiểm tra sổ vàng để xem hộ gia đình đó đã hoàn thành nghĩa vụ của địa phương hay chưa. Nếu họ chưa hoàn thành thì mời họ về khối hoàn thành các khoản đóng góp, vì đó là nghĩa vụ của họ phải làm. UBND phường giao cho bộ phận một cửa kiểm tra trước khi xác nhận”.
Tuy nhiên khi được hỏi quy định này được ban hành như thế nào và căn cứ vào đâu? Ông Bích trả lời: “Từ đầu nhiệm kỳ, anh em chỉ giao cho bộ phận một cửa làm như vậy chứ không có thông báo hay quyết định nào cụ thể. Trong các cuộc họp giao ban Chủ tịch cũng giao cho các bộ phận khác thực hiện như vậy”.
UBND phường Nghi Hải nơi mà “quy định kiểm tra sổ vàng” được thực hiện quán triệt bằng lời nói.
UBND phường Nghi Hải nơi mà “quy định kiểm tra sổ vàng” được thực hiện quán triệt bằng lời nói.
Công trình trường mầm non Nghi Hải một trong hai công trình trọng điểm đang được phường triển khai từ một phần nguồn vốn “vận động nội lực”.
Như vậy quy định “kiểm tra sổ vàng” chỉ được lưu hành nội bộ tại UBND phường Nghi Hải dưới dạng “quy định phường” và quán triệt bằng lời nói. Cũng bắt đầu từ khi quy định kiểm tra sổ vàng được “ban hành” mỗi lúc lên phường để giao dịch các hộ dân tại đây luôn luôn có một thói quen là mang theo quyển sổ vàng của gia đình mình phòng khi “cán bộ kiểm tra”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi rất nhiều hộ dân tỏ ra không hài lòng khi “tự nguyện” đóng góp khoản “vận động nội lực” mà phường đề ra. Tuy nhiên vì là công dân của phường nên tất cả các giấy tờ cần xác thực của gia đình đều phải lên phường để “chấm dấu”. Cũng bởi sợ “sổ vàng không sạch” nên hầu hết các hộ dân đã tự nguyện đóng góp khoản thu nội lực này. Nếu không trước thì sau họ cũng phải hoàn thành nếu muốn xác thực các giấy tờ của gia đình mình.
UBND phường Nghi Hải nơi mà “quy định kiểm tra sổ vàng” được thực hiện quán triệt bằng lời nói.

 Ông Nguyễn Văn Bích Chủ tịch UBND phường Nghi Hải thừa nhận việc kiểm tra sổ vàng và không xác nhận một số giấy tờ là có thực.
Vậy thành tích mà UBND phường Nghi Hải đã “xất sắc” đạt được trong quá trình vận động nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương có phản ánh thực ý nguyện của nhân dân. Có hay không việc UBND phường đã “tận thu” ép nhân dân “tự nguyện” đóng góp bằng những quy định bất thành văn như vậy. Thiết nghĩ UBND Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An cần nhanh chóng làm rõ tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định trong nhân dân.
Thứ Bẩy, 06/12/2014 - 06:51
Nguyễn Tình - Nguyễn Duy

No comments:

Post a Comment