Trong khi cảnh sát giải tán địa điểm biểu tình Mong Kok, một người biểu tình mặc áo trắng cầm một tấm bảng yêu cầu chính quyền rút lại quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về quyền phổ thông đầu phiếu của Hồng Kông, ngày 26/11/2014. (Ảnh: CS Poon/Epoch Times)
Wang Taotong 6 Tháng Mười Hai , 2014
Trong khi chính quyền Hồng Kông tiếp tục giải tán những người biểu tình ủng hộ dân chủ tham gia cuộc Các Mạng Ô, hiện đang thu hút sự chú ý của cả thế giới, thì Bắc Kinh lại phải loay hoay tìm cách đối phó với cơn giận dữ của người dân Hương Cảng do đã phủ quyết yêu cầu quyền phổ thông đầu phiếu.
Ngày 25/11, tờ Wall Street Journal (WSJ) đã trích dẫn các nguồn tin cho biết, chính quyền Bắc Kinh đang thảo luận cách thức đối phó với sự bất mãn của người dân Hồng Kông bằng gói cải cách hiến pháp về cách thức bầu Trưởng Đặc khu vào năm 2017.
Nghị quyết về gói cải cách này đã được thông qua vào ngày 31/8 bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), trong đó khẳng định, người Hồng Kông có thể lựa chọn Trưởng Đặc khu của mình thông qua phổ thông đầu phiếu với điều kiện là các ứng cử viên phải được lựa chọn bởi một ủy ban đề cử do Bắc Kinh kiểm soát.
Quyết định này đã khiến công chúng Hồng Kông giận dữ, họ cho rằng quyết định của Bắc Kinh nhằm ngăn không cho họ có được quyền phổ thông đầu phiếu và được hưởng nền dân chủ thực sự. Sự kiện này đã khiến hàng chục nghìn sinh viên tham gia biểu tình tại Hồng Kông vào ngày 22/9 và khởi đầu cho Cách Mạng Ô vì dân chủ vào ngày 28/9.
Theo WSJ, quyết định này của chính quyền Đại lục sẽ bao gồm việc điều chỉnh thành phần của ủy ban sàng lọc các ứng cử viên cho chức Trưởng đặc khu, từ đó giúp ủy ban này phản ánh tốt hơn ý kiến của công chúng, đặc biệt là tiếng nói của các nhà hoạt động dân chủ. Song cũng phải đảm bảo cho Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát các cuộc bầu cử.
Chia rẽ trong nội bộ Đảng
Hai phe cánh trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một bên đứng đầu bởi Chủ tịch Tập Cận Bình và một bên ủng hộ cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đã đưa ra các thông điệp mâu thuẫn nhau về kế hoạch xử lý Hồng Kông.
Một thành viên thuộc phe của Giang Trạch Dân là Trương Đức Giang, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đã phát biểu hôm 16/9 trước các nhóm ủng hộ ĐCSTQ tại Hồng Kông rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền lực pháp lý cao nhất và không thể lay chuyển đối với quyết định này về Hồng Kông.
Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh, cũng là một người ủng hộ phe Giang Trạch Dân, đã tuyên bố việc đối thoại với những người biểu tình phải được thực hiện theo khuôn khổ của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Để đối phó với cuộc Cách Mạng Ô, ông Lương tuyên bố, ông “sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai phù hợp với các quy định của Luật Cơ bản và các nghị quyết của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc”.
Ngược lại, ông Tập Cận Bình chưa bao giờ đề cập đến gói cải cách của Quốc hội trước công chúng kể từ khi quyết định đó được đưa ra.
Ngày 22/9, ông Tập đã tổ chức một cuộc họp cao cấp với hơn 70 doanh nhân Hồng Kông tại Bắc Kinh. Ông cho biết trong bài phát biểu của mình rằng, sẽ không thay đổi chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, chính sách cho phép Hồng Kông có được một mức độ độc lập cao so với Trung Quốc.
Khi các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin về bài phát biểu của ông Tập, các tin tức không đề cập đến gói cải cách nhưng nhấn mạnh việc duy trì quyền lực của Luật Cơ bản thay vì thẩm quyền của Quốc hội. Điều này cho thấy sự khác biệt về quan điểm của hai phe.
Ngày 09/11, ông Tập Cận Bình gặp ông Lương Chấn Anh tại Bắc Kinh, khi ông Lương tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC. Ông Tập đã bắt đầu cuộc nói chuyện bằng một yêu cầu hai bên có một cách hiểu toàn diện và chính xác về nguyên tắc “một nước, hai chế độ” và Luật Cơ bản, nhằm hỗ trợ sự phát triển của nền dân chủ tại Hồng Kông dưới hệ thống pháp luật.
Trong bài phát biểu công khai của Tập Cận Bình và các trang tin dòng chính của Đảng, không hề có đề cập nào đến gói cải cách hay cuốn Sách trắng do phe của ông Giang Trạch Dân đưa ra trong năm 2014, trong đó tuyên bố: Hồng Kông chỉ có được quyền ở mức độ mà Bắc Kinh cho phép.
Quốc hội đã dần trở thành một cơ quan chống lại ông Tập Cận Bình. Ngày 30/ 9, Lý Thận Minh, Phó Giám đốc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã đăng một bài báo trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan phát ngôn của ĐCSTQ, với lời đe dọa ám chỉ dành cho ông Tập Cận Bình. Ông Lý đã trích lời cựu lãnh đạo Đảng Mao Trạch Đông trong bài viết: “Chủ tịch của chúng ta cũng không thể giải tán Quốc hội Nhân dân Trung quốc; Trái lại, Quốc hội có thể loại bỏ chủ tịch ra khỏi chức vụ”.
Các nguồn tin trong Đảng cho biết, ông Trương Đức Giang có ý định củng cố sức mạnh của Quốc hội và áp đảo ông Tập Cận Bình bằng cách khuấy động tình hình Hồng Kông, và thông qua việc sử dụng Nghị quyết về gói cải cách ngày 31/8 để tạo rắc rối cho ông Tập.
Các nguồn tin cho biết, ông Tập Cận Bình đã kiểm soát gần hết toàn bộ quân đội kể từ sau Hội nghị trung ương 4 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối tháng 10. Các chuyên gia cho rằng, một khi có thể kiểm soát hoàn toàn Ủy ban Quân sự Trung ương, ong Tập sẽ đáp trả ông Trương, và tình thế sẽ thay đổi đáng kể.
Mối lo ngại?
Ông Thi Thương Sơn, một chuyên gia về Trung Quốc tại Washington cho biết, các quan chức của Tập Cận Bình rõ ràng đã không thay đổi Nghị quyết của Quốc hội và không làm Lương Chấn Anh phải nhượng bộ theo nguyện vọng của người Hồng Kông. Tuy nhiên, ông Thi đã chỉ ra rằng các nguồn tin cho biết, ông Tập sẽ mở rộng thành phần của ủy ban đề cử, nhờ đó sẽ thực sự thay đổi Nghị quyết của Quốc hội.
Theo phân tích của ông Thi, ĐCSTQ hiện đang lo ngại cuộc đấu tranh vì dân chủ ở Hồng Kông đã tạo ra một rào cản chống lại Đảng. Ngoài ra, người Trung Quốc đại lục đang ủng hộ Cách Mạng Ô và tiếp tục nói ra quan điểm của họ, mà đây là một cú sốc lớn đối với Đảng.
Bắc Kinh thật sự bị buộc phải thỏa hiệp. Ông Thi tin rằng, rất nhiều chính sách lớn sẽ được thay đổi dần dần về sau.
Ngoài ra, ông Thi nhận định, phe của Giang Trạch Dân đang chơi trò sinh tử với phe của Tập Cận Bình. Vì ông Tập hiện sắp tiếp tục thanh trừng rộng rãi các thành viên của phe Giang Trạch Dân bằng việc sử dụng quân đội.
Dịch bởi Susan Wang. Viết tiếng Anh bởi Sally Appert.
No comments:
Post a Comment