Một trong những phát triển khá hứa hẹn ở Việt Nam hiện này là sự nổi lên của nhiều nhà bình luận độc lập và cái gọi là “nhà báo độc lập” và “báo chí độc lập.” Dù có quan điểm nào về chính trị, việc đất nước đang phát triển một ‘phạm vi công’ (tức một không gian mà những ý kiến có thể được phô diễn một cách công khai — bằng tiếng Anh gọi là ‘public sphere’) là không thể bàn cãi rồi.
Nhìn động thái phức tạp của chính quyền đối với sự nổi lên của báo chí độc lập hàm ý lập trường của nhà nước đang diễn biến một, dù tính chất của diễn biến đó còn quá mơ hồ. Riêng tôi khuyên chính quyền Việt Nam để cùng với dân dần dần bội dưỡng không gian đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một nền báo chí đa dạng hơn.Trong bối cảnh này, tôi có một vài đề nghị rất nhỏ đối với giới gọi là “nha báo độc lập” của Việt Nam.
Trước khi chuyển sang những đề nghị đó xin giải tích quyết định viết một bài về chủ đề này xuất phát từ hai việc. Một là nội dung của một bài “Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng còn có độc lập?” do Nguyễn An Dân viết. Hai là những ý tưởng của tồi gần đây sau 2-3 năm quan sát sự phát triển của ‘ngành’ báo chí độc lập ở Việt Nam trong những hình thức của nó. Vì bài đó và những ý tưởng của tôi liên quan đến nhau. Đề nghị ngấn gọn là như sau:
Bình luận và phản biện xã hội là một chức năng cốt yếu của một nền báo chí. Song, những bài miêu tả và phân tích một cách khách quan và nêu rõ những quan điểm khác nhau – tức ‘news gathering and reporting’ không nên bị bỏ qua. Ai cũng thích đọc những bài nêu lên ý kiến. Nhưng, đề nghị các nhà báo Việt Nam độc lập cũng nên nỗ lực để phát triển những thế mạnh của họ đối với những chức năng khác của ngành báo chí. Trong đó có việc viết những ‘bài thời sự’ (news ariticles) bình thường, khách quan, và đáng tin cậy. Tôi biết rằng viết những bài báo ‘bình thường’ có lúc chán. Viết bình luận, chém gió sướng hơn. Song, một tờ báo đáng tin cậy (trên giấy hay mạng?) không thế thiếu những bài viết đó, và nhờ vậy Việt Nam dần dần mới có một nền báo chí thực sự độc lập.
Tôi xin nhấn mạnh, tôi rất ửng hộ sự đa dạng hóa của nền báo chí ở Việt Nam. Tôi cũng hiểu làm nhà báo ở Việt Nam một cách chuẩn và chuyên nghiệp, nhất là nhà báo độc lập, còn quá khổ, thậm chí đầy rủi ro. Với tư cách là bạn của Việt Nam tôi cũng đè nghị các bạn trong bộ mấy để thấy một cách mới sự giá trị của báo chí trong quá trình dân chủ hóa đất nước một cách trật tự, an toàn, văn minh. Bào chỉ không nên chỉ được xem là một công cụ, phải không? Việc có những bất đồng chính kiến được thảo luận một cách văn minh là chuyện bình thường ở các nước văn minh, phải không?
Dù chúng ta chưa biết về tương lai, chưa biết sẽ có nhà báo đọc lập nào sẽ được thả trong những tuần tới, sẽ có một nền bào chí như thế nào trong những năm tới, tôi xin chức mừng cả nước Việt Nam về sự phát triển và đa dạng hóa của ngành bào chí, cũng như khuyên khích cả người dân lẫn lãnh đạo chính trị nỗ lực để nuôi dưỡng bào chí trên đường thúc đầy dân chủ hóa của đất nước Việt Nam.
© Jonathan London
Theo Đàn Chim Việt
Theo Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment