Sunday, August 24, 2014

Làng chài cuối cùng trên sông Sài Gòn sắp bị “xoá sổ"


(Dân trí) - Nằm nép mình dưới chân cầu Bình Lợi nối quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức, TP.HCM là một làng chàng duy nhất còn sót lại trên sông Sài Gòn, nơi gần chục chiếc ghe gỗ cũ rách là mái ấm của 3 gia đình nương tựa vào nhau.

Khi đến thăm làng chài cuối cùng trên sông Sài Gòn, nhiều người không khỏi xót xa cho những số phận gắn cả đời mình với sông nước. Toàn bộ những cư dân trong xóm chài đều từ Vĩnh Phúc, họ di cư vào đây từ những năm 1954. Đối với họ, chiếc ghe gỗ luôn là vật bất ly thân và là tài sản không gì thay thế.
Ngày xưa, xóm chài đông đúc với mấy chục chiếc ghe neo đậu, sau này, người mất, người lên bờ lập nghiệp nên xóm chài ngày càng heo hút. Cảnh những đứa trẻ nheo nhóc, cụ già den sạm vẫn bữa đói bữa no vẫn tái hiện giữa một Sài Gòn phồn hoa. Khi “mưa thuận gió hoà” họ đánh chài, thả lưới kiếm cá bán lấy tiền mua muối gạo sống qua ngày. Khi mưa bão lại lạnh lẽo, họ lại co ro vào góc thuyền để né tránh những đợt mưa gió hắt qua khe hở.
Nhưng ngư dân cuối cùng trong xóm chài trên sông Sài Gòn
Nhưng ngư dân cuối cùng trong xóm chài trên sông Sài Gòn
Lúc khoẻ là vậy, khi đau yếu họ cũng chỉ biết cầu trời cho mau qua cơn bệnh chứ không ai nghĩ đến chuyện lên bờ đến bệnh viện để khám chữa bệnh. Hầu hết họ đều muốn sớm thoát khỏi cảnh nghèo đói, tù túng của chiếc ghe để an cư nhưng vì quá nghèo nên đành chỉ biết ngậm ngùi sống cùng sông nước.
Tuy nghèo khổ, nhưng những người dân nơi đây đều sống thật thà, chất phác và có tình người. Họ sẵn sàng tương trợ nhau từng bát cơm, chén nước. Sẵn sàng giúp những thuyền ghe gặp nạn, những con người vô tình hay cố tình gặp nạn trên khúc sông này.
Một đứa trẻ ở xóm chài quanh năm lênh đênh trên sông nước cùng cha mẹ
Một đứa trẻ ở xóm chài quanh năm lênh đênh trên sông nước cùng cha mẹ
Cuộc sống cơ cực là vậy nhưng họ còn lo lắng hơn khi xóm chài nằm trong diện di dời của thành phố sau khi cây cầu Bình Lợi 2 hoàn thành. Những người dân nơi đây sẽ ra sao khi phải rời bỏ nơi họ đã phải sinh sống gần cả cuộc đời. Rồi họ sẽ sinh sống ra sao khi không có nghề nghiệp, khi không được làm cái nghề mà họ đã gắn bó từ tuổi ấu thơ cho đến lúc đầu hai thứ tóc.
Trung Kiên – Xuân Hin

No comments:

Post a Comment