Sunday, August 24, 2014

Quy chế ruộng đất Chăm dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa



Published on August 24, 2014   ·  
[Tạp chí Champaka]
Vào thời kỳ vàng son của vương quốc Champa sau thế kỷ thứ XV, dân tộc Chăm sinh sống trên lãnh thổ Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận hiện nay) có hàng ngàn mẫu đất đai và ruộng lúa canh tác mà tài liệu hoàng gia Champa (1702 – 1810) đã ghi lại trên văn bản. Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, dân tộc Chăm là cộng đồng có quy chế riêng về lãnh thổ và quyền sở hữu đất đai.
Hai Long fishing with net 1971
Lãnh thổ của dân tộc Chăm dưới thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm lãnh thổ của thôn làng người Chăm thuộc hai quận An Phước và Phan Lý Chàm cộng thêm khu vực miền núi bao la ở phía Tây giáp giới với Đà Lạt – Lâm Đồng nơi dân cư người Kinh không có quyền khai thác hay sinh sống. Dân tộc này cũng có quy chế riêng về ruộng đất chia làm ba loại :
• Hamu Bhum gọi là ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân hay thân tộc mẫu hệ.
• Hamu Janang là ruộng đất chung của thôn nhằm phân phát cho những người đàn ông đã tham gia thi hành nghĩa vụ cho thôn của mình.
• Hamu Bimong Yang – Sang Magik, tức là ruộng đất thuộc về đền tháp và thánh đường để phục vụ cho vấn đề cúng tế, trùng tu đền tháp, thánh đường.
Sau năm 1975, nhà nước Việt Nam chiếm đoạt toàn diện ruộng đất của dân tộc Chăm, từ ruộng đất thuộc về tư nhân, thôn xóm, đền tháp, thánh đường cho đến đất đai khu vực miền núi ở phía Tây, nhưng không bao giờ nói đến quy chế bồi thường hay trao trả lại cho dân tộc Chăm những diện tích đất đai do mồ hôi nước mắt của họ tạo ra.
Dân tộc Chăm là tập thể tộc người mất quê hương – Tổ quốc, chỉ còn lại vài mảnh đất vụn để canh tác nuôi thân. Thế nhưng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn tìm cách tước đoạt cho bằng được để rồi hôm nay họ trở thành tập thể vô sản, nghèo đói bần cùng chờ ngày bị diệt vong trong thế kỷ XXI này. Có chăng nhà nước Việt Nam hôm nay muốn áp dụng chính sách Minh Mệnh để trừng trị thêm dân tộc Chăm mất nước ? Kể từ đó, dân tộc Chăm hối tiếc vô cùng cho những chính sách ưu đãi mà chế độ Việt Nam Cộng hòa đã dành cho họ.
Bài viết của Quảng Đại Chí, một nhà trí thức Chăm, đăng trong nội san Panrang (1972) đã nói lên thế nào là quy chế đất đai của người Chăm trước năm 1975.
Hải Chữ 1971
Ruộng đất của đồng bào Chàm có liên quan đến phong tục và tập quán(Quảng Đại Chí – NỘI SAN PANRANG số 2. Tháng 11 năm 1972, trang 23 – 25)
Trước khi trình bày chi tiết về ruộng đất của người Chàm cũng nên nói sơ lược về chế độ phu thê của đồng bào Chàm. Vì ảnh hưởng của chế độ phu thê có tầm quan trọng và liên quan chặt chẽ đối với việc đứng tên sở hữu chủ ruộng đất và cả vấn đề phong tục tập quán nữa.
Từ thời cổ lưu truyền đến nay, người Chàm vẫn giữ nguyên chế độ mẫu hệ, con gái thuận nội, con trai thuận ngoại (đàng gái đi hỏi và cưới chồng về nhàn).
Nguyên thủy
Ruộng đất của người Chàm vào thời còn vua chúa, Po Nagar, Po Klaong Girai, Po Romé, nhằm mục đích khuyến khích kinh tế, nhà vua kêu gọi tư nhân khai phá đất hoang lập thành ruộng gieo lúa, đất làm rẫy trồng hoa mầu. Do đó, tổ phụ khai mở ruộng đất, khẩu truyền lưu lại đấn bay giờ cho con cháu nối nghiệp thừa hưởng. Vì vậy đa số đồng bào Chàm có ruộng đất không có văn kiện chứng minh.
Tình trạng và ranh giới
Ruộng đất có tính cách cố định (không có luân canh) có bờ mẫu hẳn hoi, tuy không có bản đồ địa bộ và văn kiện chứng minh. Nhưng từ xưa đến nay không có xảy ra việc tranh tụng lẫn nhau về ranh giới và quyền sở hữu. Vậy là có sự chấp nhận tuyệt đối quyền sở hữu theo cổ truyền.
Cúng lễ ruộng đất
Thời ấy khi một gia đình có khai mở ruộng đất, lúc đã thành thuộc và được hưởng huê lợi rồi, thì tự động làm lễ ăn mừng tạ ơn nhà vua và cúng thần nông (Po Bhum) hằng năm tại ruộng. Tùy theo khả năng và tùy theo sở ruộng khác nhau, lễ cúng tập thể do các điền chủ toàn xứ đồng thuộc tháp vua nào thì mỗi năm cúng tạ một con trâu nay giảm lại cứ 7 năm cúng một lần.
a. Những lễ cúng ruộng hằng năm
- Lễ xuống ruộng (hạ điền)
- Lễ gieo lúa
- Lễ lúa chữa
- Lễ mừng sân lúa hay lễ mãn mùa
- Lễ mừng lúa mới
- Lễ dâng gạo tại tháp (dâng cúng nhà vua)
Các lễ vật dùng để cúng những lễ trên đây đều nấu chín.
Cúng mặn :
- Cúng một con heo.
- Cúng một con dê.
- Cúng hai con gà.
- Cúng ba trứng gà.
Song song với món cúng mặn đều có món cúng chay như chè sôi chuối.
b. Lễ cúng tập thể
Lễ cúng tập thể một năm một lần bằng trâu tại các đập như đập Nha Trinh, đập Ma Rên, đập Lâm Cấm và tại núi đá trắng.
Những lễ cúng trên đây đều từ xưa lưu truyền lại mà con cháu hiện nay vẫn giữ lễ cúng như thường. Cũng như giữ gìn thừa hưởng ruộng đất vậy. Vì thấy nhiều gia đình lơ là hoặc bỏ sót việc cúng lễ ruộng, thì thường hay gặp nhiều tai nạn đau ốm ngặt nghèo chết chóc bất kỳ tử.
Lâm Cấm Dan Aerial - Kinh Rinh River - Bửu Sơn District - Ninh Thuận, May 1967
Việc lập bộ điền thổ
Thời vua Gia Long (1802), Minh Mạng (1820) và những triều vua kế tiếp, nhà vua cho quan đầu tỉnh căn cứ theo lời khai của mỗi gia đình đồng bào Chàm có ruộng đất mà lập bộ điền thổ bằng chữ nho để thu thuế. Hiện nay các xã vẫn còn chiếu theo đó để lập bộ thuế điền thổ.
Những văn kiện liên quan đến quyền sở hữu
Kể từ thời vua Khải-Ðịnh (1916) những gia đình nào có mua sắm ruộng đất thời mới có văn kiện tạo mãi, lập bằng chữ Nho, chữ Chàm hoặc bằng chữ quốc ngữ.
Ðứng tên sở hữu và thù hưởng
Bởi liên quan đến chế độ mẫu hệ và phong tục tập quán, nên ruộng đất trong mỗi gia đình đồng bào Chàm đều để cho con cháu gái (thuộc nội) đứng tên sở hữu chủ, thừa hưởng vĩnh viễn. Còn con cháu trai (thuộc ngoại) thì tùy gia đình có khá hay không, mà tạm cấp quyền hoa lợi một số ruộng đất để đem theo làm ăn bên vợ. Khi qua đời và mãn tang phải gia hoàn phần ruộng này lại cho bên nội, tức chị em gái nhà chồng.
Việc phân chia ruộng đất
Dựa theo tập tục cổ truyền nên trước đây những việc phân chia ruộng đất cho con cháu đa số gia đình đồng bào Chàm cũng chỉ giao ước bằng miệng hứa, rồi lưu lại mà thôi. Kể từ thời Bảo Ðại (1926) đến nay, một ít gia đình phân chia ruộng đất cho con cháu, có lập phân thư hay chúc ngôn.
Ruộng hương hỏa
a. Ruộng hương hỏa hệ tộc
Trước đây có hệ tộc chung nhau khai khẩn ruộng lập hương hỏa chung, truyền khẩu lại cho con cháu thừa hưởng, lấy huê lợi cúng giổ tổ tiên, trong hệ tộc. Ruộng này thường luân phiên thừa hưởng từng cánh họ trong mỗi hệ tộc.
b. Ruộng hương hỏa gia đình
Khi một gia đình có ruộng đất sau khi phân chia con cháu, phần còn lại thì dùng làm ruộng hương hỏa, nên không ấn định mức diện tích. Truyền lại cho con cháu để lấy huê lợi cúng giổ ông, bà. Phần này thường giao cho bên gái nào làm bà bóng thì con cháu gái luân phiên nhau thụ hưởng hằng năm.
Ruộng kỵ điền
Ðàng khác người con trai làm ăn bên vợ, làm nên sự nghiệp khi qua đời, bên vợ có trích một số ruộng, lúc đem di cốt người chồng về nhập cút hệ tộc bên chồng, thì đem phần ruộng mày tặng vĩnh viễn cho bên nhà chồng làm ruộng kỵ điền, tức di tặng để thụ hưởng và cúng kính người chồng. Ruộng này bên nội nhà chồng có quyền xin cải tên đứng bộ sở hữu chủ cho các chị em gái nhà chồng nhưng không được chuyển mãi.
Thanh Hải Aerial - Ninh Thuận 1971
Phụ lục
Hai trang tư liệu hoàng gia Champa viết về ruộng đất Chăm
Tài liệu hoàng gia Champa viết từ năm 1702 đến thời Gia Long (1802 – 1820) tập trung hơn 4000 trang mà Tiến sĩ Po Dharma đang nghiên cứu và sẽ xuất bản trong chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Viễn Đông Pháp và Đại học Malaya (Kuala Lumpur). Tài liệu này không phải là văn bản cổ lỗi thời như Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn thường nêu ra để bảo vệ cho chữ Chăm cải biến của Ban biên soạn, mà là văn bản viết bằng Akhar Thrah Chăm truyền thống, có quy luật rỏ ràng và ổn định mà các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm đang sử dụng hôm nay. Có chăng Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn đọc chữ Chăm chưa rành thành phải đưa ra chiêu bài cho rằng tài liệu hoàng gia Champa viết bằng chữ Chăm cổ lỗi thời ?
Đây là tài liệu vô cùng quý giá mà dân tộc Chăm hôm nay cần phải dựa vào đó để quy định lại chữ viết Chăm, nhất là quy luật chính tả về cách sử dụng «baluw», «pak praong», «takai käk» và những thuật ngữ mang tính cách hành chánh của một quốc gia. Trong hai trang này, Tiến sĩ Po Dharm cho biết nên chú ý những từ sau đây :
• Hama, hôm nay viết là hamu.
• Kajéng nên đọc Kaje, đơn vị đo lường lúa gạo, lớn hơn «jak».
• Thang, đơn vị đo lường lúa gạo phát xuất từ Việt : Thăng.
• Kuantien, đơn vị đống tiền phát xuất từ tiếng Việt : Quantiền.
• Ký hiệu «â» ám chỉ cho «hua baluw». Trong tài liệu hoàng gia, từ «barâw» (mới) và «pâk» (số 4) lúc nào cũng có «hua baluw» và «pâk» (số 4) phải là “pa praong”, trong khi đó, những từ khác hamasalima… không có hua baluw như hôm nay.
• krung có nghĩa : thuộc vềquyền sở hữu của…
• bala-auâ có nghĩa : nông dân. Hôm nay viết thành bal la-auâ mang ý nghĩa khinh miệt.
• nai và kunai, hàm chỉ  nhưng chức năng chưa sáng tỏ cho lắm.
• ganuer hama là điền chủ.
Tài liệu hoàng gia Champa
Hồ sơ P475 – 13a, trang 3568
Triều đại Cảnh Hưng (1740 – 1786)
Phiên âm bởi Tiến sĩ Po Dharma
Hồ sơ P475-13a, trang 3568
Nî sô dom hama ngap mbeng nan,
• hama Glai Mbrec klau pluh lima kajéng [kaje], barâw rok,
• hama Pasaow ganuar hama lima kajéng [kaje],
• hama Pasaow bala-auâ sa pluh kajéng [kaje],
• hama Rimaong Payah nai Phik Bia klau pluh kajéng [kaje],
• hama Pasaow ganuar hama p’âk kajéng [kaje],
Nî dom hama oh hu bala-uâ nan
• Hama Pa-aok krung P’o Danaok dua pluh klau kajéng [kaje],
• Hama Pasaow ganuar hama dua kajéng [kaje],
• Hama Pasaow bala-auâ klau kajéng [kaje],
• Hama Cakak Ain sa pluh kajéng, barâw rok,
Ấn triện : Cảnh Hưng số 41.
Tài liệu hoàng gia Champa
Hồ sơ P475 – 13b, trang 3569
Triều đại Cảnh Hưng (1740 – 1786)
Phiên âm bởi Tiến sĩ Po Dharma
Hồ sơ P475-13b, trang 3569
• Hama Pasaow ganuar hama dua kajéng [kaje] sa thang,
• Hama Pasaow bala-auâ dua kajéng [kaje] sa thang,
Nî dom hama mak atau tulang muk No,
• Hama Sak p’âk jak upah sa kuan,
• Hama Akaok Liman sa jak upah lima tien,
• Hama Turoh sa jak sa la-i upah lima tien,
• Hama Hanyew klau jak upah sa kuan,
• Raglai Tanyak palei Cruw P’o Danaok,
• Cruw Mbaok Ralang palei Cruw P’o Danaok,
• Raglai Nyao sa palei blei dî kunai Nyiäk saong kunai Padang jon [jién] lima pluh lima kuan,
• Kahaow Ting Bung sa palei blei dî P’o Ben,
Ấn triện : Cảnh Hưng số 41, 61.

1 comment:

  1. TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
    TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
    Nay đã có 3497 số lần xem trang.

    ReplyDelete