TS Trần Công Trục: "Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình".
LTS: Biện minh cho hành động sai trái khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng đó là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Ngoài ra, phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về pháp lý? Sự thật về "cái gọi là chủ quyền "của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Việt Nam là như thế nào?
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cho biết, bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN - 220 ), Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn và công việc này được suy trì cho đến hết thời Nhà Thanh. Tức là mỗi triều đại Phong Kiến ở Trung Quốc đều có những bộ sử riêng như Hán sử, Đường sử, Tống sử, Minh sử.v.v... Một vùng đất thuộc lãnh thổ của Trung Quốc thì phải được biên chép trong "địa lý chí" thuộc các bộ chính sử. Đó là cơ sở để xác nhận sự thiết lập hành chính hoặc đã quản lý. Thế nhưng trong địa lý chí của các bộ chính sử của Trung Quốc đều không có ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Phạm Hoàng Quân
Trung Quốc là đất nước có truyền thống về sử hoá lâu đời nhất thế giới nên tư liệu lịch sử nói chung của Trung Quốc rất đồ sộ và tư liệu lịch sử liên quan đến Biển Đông cũng rất nhiều. Và, tất cả các ghi chép của "địa phương chí" trong các bộ chính sử của Trung Quốc về lãnh thổ đều thống nhất thừa nhận vùng đất xa nhất của họ ở cực nam là huyện Nhai, của phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam.
"Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là điểm để người ta nhận rằng Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận các đơn vị hành chính đến Huyện Nhai của phủ Huỳnh Châu, nằm trong phạm vi đảo Hải Nam, không vượt qua đảo Hải Nam. Những tài liệu chỉ rõ những lời tâu, lời chỉ dụ của Hoàng đế hoặc những tấu sớ của các quan cũng thừa nhận đất của Trung Quốc đến Huyện Nhai, những vùng biển phía ngoài là họ không quản lý được vì đó là của những nước khác, vùng biển chung quốc tế. Tức là lúc đó họ không nói hẳn là của ai nhưng họ không thừa nhận là của họ." - ông Quân khẳng định.
Chỉ đến năm 1951, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Ý định ấy kèm theo việc chiếm đóng thực tế một bộ phận vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này năm 1974. Tháng Giêng năm 1974, lực lượng vũ trang Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Ngay khi đó, Chính phủ Nam Việt Nam đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhắc lại rằng, "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc".
Như vậy, hai chính phủ khẳng định mình là đại diện cho Nam Việt Nam (được trao quyền quản lý lãnh thổ hai quần đảo) đã có chung một thái độ về vấn đề này, không làm đứt mạch chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng đã có sự từ bỏ danh nghĩa chủ quyền từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ công hòa, ông Phạm Văn Đồng, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lí rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể."
Ông Đinh Kim Phúc
Có thể thấy rằng, tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng, Việt Nam đã "khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc" đối với các quần đảo. Quan trọng hơn, ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM cho rằng: "Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chưa bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc ra Nghị quyết từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa."
Hơn nữa, trong chiến tranh, vì lợi ích quân sự chung, bên này hay bên kia có thể sử dụng lãnh thổ láng giềng hay dàn xếp lãnh thổ tạm thời. Và luật pháp quốc tế không thể rút ra từ những việc như vậy các kết luận về tính liên tục của danh nghĩa pháp lý.
Những năm sau 1975, Trung Quốc tiếp tục duy trì việc chiếm đóng bằng quân sự trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Đó là những khẳng định liên tục các quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xa xưa, sau đó là của Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thuộc địa và đã có sự chiếm đóng thật sự hai quần đảo.
Và liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Theo công pháp quốc tế, việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ vì mất đi sự chiếm giữ vật chất. Nói cách khác, sự gián đoạn các biểu hiện vật chất tự nó không làm gián đoạn chủ quyền nếu như không có ý định từ bỏ lãnh thổ đó một cách rõ ràng.
Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký
Như vậy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử - pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế. Tuy vậy, trong những năm gần đây, để hỗ trợ yêu sách chủ quyền phi lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của mình, Trung Quốc đã và đang tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền cả bằng hoạt động lập pháp và trên thực tế như nâng cấp Hải Nam thành tỉnh thứ 30 của nước này, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam.
Rõ ràng, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng những cuộc tấn công quân sự vào năm 1956 và 1974. Nhưng sự chiếm đóng này không thể chuyển hóa thành một danh nghĩa pháp lý. Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ: "lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp".
Bà Monique Chemillier Gendreau: "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực."
Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền. "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế. Tôi đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được những giấy tờ nào về sự có mặt hoặc quản lý thực sự của Trung Quốc. Thậm chí trong những cuộc thương lượng, họ vẫn không nắm rõ vấn đề, nhầm lẫn. Họ chủ yếu dựa vào vũ lực."
Như vậy, tất cả các hành động nhằm củng cố quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa đề được xem là vô giá trị. Không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, không có chủ quyền ở đảo Tri Tôn, Trung Quốc không thể vận dụng Công ước của Liên Hợp quốc năm 1982 để xác định vùng biển thuộc quyền đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng biển đó. Chính vì vậy ngụy biện khi cho rằng: "vị trí đặt giàn khoan Hải dương 981" cách đảo Tri Tôn 17 hải lý là trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng là không có cơ sở pháp lý. Nếu áp dụng Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính cách vùng biển xung quan quần đảo Hoàng Sa chỉ có Việt Nam - quốc gia có chủ quyền hợp pháp quốc với quần đảo Hoàng Sa mới có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các vùng biển đó.
Hơn nữa, vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 lại nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Việt Nam, cách đường cơ sở được vạch ra theo Công ước luật biển 119 hải lý, tức là vào sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam 81 hải lí. TS luật học Trần công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới Chính Phủ nhấn mạnh: "Căn cứ vào Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính toán vị trí Trung đặt giàn khoan 981 thì thấy rằng vị trí này nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bởi vì vị trí này nằm cách đảo Lý Sơn, một điểm nằm trên đường cơ sở của VN 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế là 80 hải lí và cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc gọi là Chúng Kiến là 18 hải lý nghĩa là nó nằm ngoài 12 hải lý. Căn cứ vào công ước luật biển thì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam họ chiếm đóng trái phép là vô lý rồi nhưng ngay chuyện Trung Quốc tính đường cơ sở để tính các vùng biển là hoàn toàn áp dụng sai về luật biển để tạo ra vùng chồng lấn, tạo ra vùng tranh chấp thì đó là hoàn toàn vô lý. Chúng ta không thể nào chấp nhận cái quan điểm đó!"
TS Trần Công Trục: "Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình".
Như vậy, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 vừa qua của Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Nó chỉ là những bước đi tiếp theo những hoạt động sai trái của Trung Quốc như chiếm đóng nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này vào năm 1974, các hoạt động quân sự để chiếm đóng một số đảo ở quần đảo của Việt Nam vào năm tháng 3 năm 1988 cũng như yêu sách đường lưỡi bò phi lý và các hành động nhằm kiểm soát thực tế yêu sách này.
Hạ đặt giàn khoan hải dương 981 là một việc làm trái phép nối tiếp các việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển đông với một mưu đồ thống nhất nhằm biến Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc. Với việc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ước luật Biển 1982, vi phạm tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận liên quan giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN - TQ.
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc suốt chiều dài lịch sử, người Việt Nam hiểu hơn ai hết những đau thương, mất mát của chiến tranh cũng như những giá trị của hòa bình. Những ngày qua, mọi biện pháp hòa bình trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp quốc đã được phía Việt Nam tận dụng để đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phái của quốc gia trước hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam cũng chỉ ra rằng, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề thiêng liêng nhất đối với mỗi người dân Việt Nam và Việt Nam sẵn sằng sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích, chủ quyền của quốc gia./.
Lê Bình (theo VOV)
LTS: Biện minh cho hành động sai trái khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng đó là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Ngoài ra, phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về pháp lý? Sự thật về "cái gọi là chủ quyền "của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Việt Nam là như thế nào?
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cho biết, bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN - 220 ), Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn và công việc này được suy trì cho đến hết thời Nhà Thanh. Tức là mỗi triều đại Phong Kiến ở Trung Quốc đều có những bộ sử riêng như Hán sử, Đường sử, Tống sử, Minh sử.v.v... Một vùng đất thuộc lãnh thổ của Trung Quốc thì phải được biên chép trong "địa lý chí" thuộc các bộ chính sử. Đó là cơ sở để xác nhận sự thiết lập hành chính hoặc đã quản lý. Thế nhưng trong địa lý chí của các bộ chính sử của Trung Quốc đều không có ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Phạm Hoàng Quân |
Trung Quốc là đất nước có truyền thống về sử hoá lâu đời nhất thế giới nên tư liệu lịch sử nói chung của Trung Quốc rất đồ sộ và tư liệu lịch sử liên quan đến Biển Đông cũng rất nhiều. Và, tất cả các ghi chép của "địa phương chí" trong các bộ chính sử của Trung Quốc về lãnh thổ đều thống nhất thừa nhận vùng đất xa nhất của họ ở cực nam là huyện Nhai, của phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam.
"Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là điểm để người ta nhận rằng Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận các đơn vị hành chính đến Huyện Nhai của phủ Huỳnh Châu, nằm trong phạm vi đảo Hải Nam, không vượt qua đảo Hải Nam. Những tài liệu chỉ rõ những lời tâu, lời chỉ dụ của Hoàng đế hoặc những tấu sớ của các quan cũng thừa nhận đất của Trung Quốc đến Huyện Nhai, những vùng biển phía ngoài là họ không quản lý được vì đó là của những nước khác, vùng biển chung quốc tế. Tức là lúc đó họ không nói hẳn là của ai nhưng họ không thừa nhận là của họ." - ông Quân khẳng định.
Chỉ đến năm 1951, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Ý định ấy kèm theo việc chiếm đóng thực tế một bộ phận vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này năm 1974. Tháng Giêng năm 1974, lực lượng vũ trang Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Ngay khi đó, Chính phủ Nam Việt Nam đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhắc lại rằng, "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc".
Như vậy, hai chính phủ khẳng định mình là đại diện cho Nam Việt Nam (được trao quyền quản lý lãnh thổ hai quần đảo) đã có chung một thái độ về vấn đề này, không làm đứt mạch chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng đã có sự từ bỏ danh nghĩa chủ quyền từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ công hòa, ông Phạm Văn Đồng, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lí rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể."
Ông Đinh Kim Phúc
|
Có thể thấy rằng, tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng, Việt Nam đã "khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc" đối với các quần đảo. Quan trọng hơn, ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM cho rằng: "Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chưa bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc ra Nghị quyết từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa."
Hơn nữa, trong chiến tranh, vì lợi ích quân sự chung, bên này hay bên kia có thể sử dụng lãnh thổ láng giềng hay dàn xếp lãnh thổ tạm thời. Và luật pháp quốc tế không thể rút ra từ những việc như vậy các kết luận về tính liên tục của danh nghĩa pháp lý.
Những năm sau 1975, Trung Quốc tiếp tục duy trì việc chiếm đóng bằng quân sự trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Đó là những khẳng định liên tục các quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xa xưa, sau đó là của Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thuộc địa và đã có sự chiếm đóng thật sự hai quần đảo.
Và liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Theo công pháp quốc tế, việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ vì mất đi sự chiếm giữ vật chất. Nói cách khác, sự gián đoạn các biểu hiện vật chất tự nó không làm gián đoạn chủ quyền nếu như không có ý định từ bỏ lãnh thổ đó một cách rõ ràng.
Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký
|
Như vậy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử - pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế. Tuy vậy, trong những năm gần đây, để hỗ trợ yêu sách chủ quyền phi lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của mình, Trung Quốc đã và đang tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền cả bằng hoạt động lập pháp và trên thực tế như nâng cấp Hải Nam thành tỉnh thứ 30 của nước này, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam.
Rõ ràng, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng những cuộc tấn công quân sự vào năm 1956 và 1974. Nhưng sự chiếm đóng này không thể chuyển hóa thành một danh nghĩa pháp lý. Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ: "lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp".
Bà Monique Chemillier Gendreau: "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực."
|
Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền. "Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế. Tôi đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được những giấy tờ nào về sự có mặt hoặc quản lý thực sự của Trung Quốc. Thậm chí trong những cuộc thương lượng, họ vẫn không nắm rõ vấn đề, nhầm lẫn. Họ chủ yếu dựa vào vũ lực."
Như vậy, tất cả các hành động nhằm củng cố quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa đề được xem là vô giá trị. Không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, không có chủ quyền ở đảo Tri Tôn, Trung Quốc không thể vận dụng Công ước của Liên Hợp quốc năm 1982 để xác định vùng biển thuộc quyền đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng biển đó. Chính vì vậy ngụy biện khi cho rằng: "vị trí đặt giàn khoan Hải dương 981" cách đảo Tri Tôn 17 hải lý là trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng là không có cơ sở pháp lý. Nếu áp dụng Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính cách vùng biển xung quan quần đảo Hoàng Sa chỉ có Việt Nam - quốc gia có chủ quyền hợp pháp quốc với quần đảo Hoàng Sa mới có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các vùng biển đó.
Hơn nữa, vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 lại nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Việt Nam, cách đường cơ sở được vạch ra theo Công ước luật biển 119 hải lý, tức là vào sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam 81 hải lí. TS luật học Trần công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới Chính Phủ nhấn mạnh: "Căn cứ vào Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính toán vị trí Trung đặt giàn khoan 981 thì thấy rằng vị trí này nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bởi vì vị trí này nằm cách đảo Lý Sơn, một điểm nằm trên đường cơ sở của VN 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế là 80 hải lí và cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc gọi là Chúng Kiến là 18 hải lý nghĩa là nó nằm ngoài 12 hải lý. Căn cứ vào công ước luật biển thì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam họ chiếm đóng trái phép là vô lý rồi nhưng ngay chuyện Trung Quốc tính đường cơ sở để tính các vùng biển là hoàn toàn áp dụng sai về luật biển để tạo ra vùng chồng lấn, tạo ra vùng tranh chấp thì đó là hoàn toàn vô lý. Chúng ta không thể nào chấp nhận cái quan điểm đó!"
TS Trần Công Trục: "Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình".
|
Như vậy, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 vừa qua của Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Nó chỉ là những bước đi tiếp theo những hoạt động sai trái của Trung Quốc như chiếm đóng nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này vào năm 1974, các hoạt động quân sự để chiếm đóng một số đảo ở quần đảo của Việt Nam vào năm tháng 3 năm 1988 cũng như yêu sách đường lưỡi bò phi lý và các hành động nhằm kiểm soát thực tế yêu sách này.
Hạ đặt giàn khoan hải dương 981 là một việc làm trái phép nối tiếp các việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển đông với một mưu đồ thống nhất nhằm biến Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc. Với việc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ước luật Biển 1982, vi phạm tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận liên quan giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN - TQ.
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc suốt chiều dài lịch sử, người Việt Nam hiểu hơn ai hết những đau thương, mất mát của chiến tranh cũng như những giá trị của hòa bình. Những ngày qua, mọi biện pháp hòa bình trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp quốc đã được phía Việt Nam tận dụng để đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phái của quốc gia trước hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam cũng chỉ ra rằng, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề thiêng liêng nhất đối với mỗi người dân Việt Nam và Việt Nam sẵn sằng sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích, chủ quyền của quốc gia./.
Lê Bình (theo VOV)
No comments:
Post a Comment