Wednesday, May 14, 2014

Ngoài xiềng xích, không còn gì mất, công nhân vùng lên


Sài Gòn-  Về tình hình công nhân Bình Dương thì theo vietinfo cho biết, ngày hôm nay 14.05.2014, có “169 nhà máy bị đập phá, 14 công ty có nhà máy bị đốt, giám đốc người Hàn Quốc của công ty Apex, lúc 10 giờ đêm 13-5-2014 bị truy đuổi phải nhảy từ lầu II bị thương. Lửa vẫn đang cháy trong khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương. Đầu giờ sáng 13-5, hàng loạt công nhân ở hàng trăm nhà máy ở các KCN ở Bình Dương đòi lãnh đạo các công ty phải cho nghỉ việc đi “biểu tình chống Trung Quốc”; từ 12:30 bắt đầu có đập phá; 15:30 một số nhà xưởng bị đốt… Nhưng, 17:00 mới có cảnh sát xuất hiện. Từ 10:00 đêm 13-5-2014 hàng ngàn người tràn vào các nhà máy, đốt phá, cướp bóc… Phải sau 03:00 sáng 14-5-2014 lực lượng cảnh sát cơ động mới thực ra tay, bắt giữ những kẻ gây rối…”

Tuổi trẻ cho biết thêm, một số người “lợi dụng hỗn loạn để vào hôi của”. Vào khoảng 2g-3g30 sáng ngày 14-5, trên quốc lộ 13 (đoạn cổng chính của KCN VSIP 1), một số đối tượng quá khích còn chặn đường làm giao thông tại khu vực này tắc nghẽn.

Một số bạn đọc đã lên án hành động bạo loạn này. Blogger Người Buôn Gió phản hồi lại: “Những người công nhân này làm việc tối ngày, họ không có thời gian ngồi trên mạng, lập FB để trau dồi cái gọi là bất bạo động hay đấu tranh ôn hoà, đàm thoại. Những phản ứng của họ là phản ứng đúng với tính chất giai cấp công nhân. Tương tự như thế, chúng ta thấy nhiều vụ nông dân biểu tình kèm theo cả việc bắt giữ quan chức chính quyền, đập phá trụ sở nhà nước, chống trả cảnh sát công quyền. Trong thực tế diễn ra nhiều vụ việc như vậy trong lịch sử khởi đầu thành lập nhà nước VN như cuộc biểu tình cướp phá kho thóc năm 1945 và những việc xảy ra gần đây của nông dân ở Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh….  Khi chúng ta phê phán họ, chúng ta có bao giờ tự hỏi mình đã hoà mình vào giai cấp công nhân, ăn ở và tìm hiểu suy nghĩ của họ. Tìm cách nâng cao ý thức đấu tranh mang tính văn minh hay chưa.? Hỏi câu này, không phải để làm khó các bạn hoặc nguỵ biện cho sự bùng nổ của công nhân Bình Dương. Chỉ để trong lời chê trách của các bạn có thêm sự thấu hiểu suy nghĩ , tâm tư của những người công nhân khi họ hành động như vậy.”

Một số bạn đọc khác cho rằng, tầng lớp nông dân và công nhân là hai tầng lớp cùng khổ nhất trong xã hội này và họ kêu gọi đồng bào VN hãy đứng về phía những người nông dân và công nhân.

Bạn đọc Thùy Linh nói: “Tôi rất thương những người công nhân ở Bình Dương và nhiều nơi khác. Tôi không đồng ý với bạo lực mà họ gây ra, nhưng thẳm sâu trong trái tim tôi chỉ chan chứa sự thông cảm, thấu hiểu hành vi của họ. Họ sinh ra, lớn lên, được dạy dỗ, và sống trong XH mà bạo lực cách mạng, bạo lực của nền chuyên chính vô sản là động lực phát triển. Họ được tôn vinh là lực lượng nòng cốt, đội ngũ tiên phong của cách mạng vô sản, thậm chí trở thành biểu tượng trên lá cờ CS. Nhưng đến lúc này, ngoài nông dân thì họ là tầng lớp nghèo đói nhất, thất học nhiều nhất, bị áp bức nhiều nhất từ hai phía: chính quyền và giới chủ… Trong họ, sau nhiều năm, chỉ còn là những căm hờn, uất ức bị kìm nén. Đã đến lúc áp suất đó bùng nổ, bất kể vì lý do gì. Mọi lời ta thán họ về hành động bạo lực dường như vô nghĩa. Những người đã có thể giúp họ như Minh Hạnh, Chương, Hùng đã bị nhà cầm quyền bắt tù…” Bạn đọc Thùy Linh lo lắng: “Sau đây nhiều công nhân sẽ bị thất nghiệp, nhiều người bị bắt, rất có thể bị hàm oan nữa… Ai sẽ giúp họ??? Tôi không ngại các doanh nghiệp nước ngoài nhìn Việt Nam xấu đi. Còn gì xấu hơn nữa đâu? Xin đừng chia sẻ những gì làm tổn hại đến những người công nhân, những người dưới đáy XH mà nếu họ vùng lên thì họ không mất gì ngoài xiềng xích…”

Bạn đọc Nguyendinh Bon đặt ra một loạt câu hỏi cần suy nghĩ: “Vì sao lên án họ ư? Sự việc đêm qua ở Bình Dương nếu chỉ là tự phát thì ai chịu trách nhiệm? Tất nhiên câu hỏi này trong xã hội này là vô ích. Nhưng cần nhắc cho những ai chê trách người công nhân, hàm ý họ vô học hay bị dẫn dắt bởi “những kẻ” nào đó, thấy rằng nhà cầm quyền đã đối xử với người công nhân, giai cấp mà họ ca ngợi trên mây xanh ra sao? Giai cấp nào ăn cơm có dòi đến ngất xỉu và khóc vì uất hận? Giai cấp nào đi ỉa cũng phải xin phép? Giai cấp nào ăn những thứ thừa thãi, độc hại nhất vì nó rẻ tiền nhất bán trên vỉa hè? Giai cấp nào trả tiền điện, tiền nước cao nhất vì phải ở nhà trọ? Giai cấp nào không có tiền cưới nhau phải sống chung tạm bợ? Giai cấp nào đau đớn phá thai nhiều nhất? Trùng trùng oan khổ, không nói hết được. Nhìn ngoài họ vẫn nói cười, bởi họ vẫn phải sống, nhưng bên trong khối căm hờn như thuốc nổ! Hãy nhớ, đừng dùng miệng lưỡi cáo chồn dã thú mà mạt sát công nhân!”

Bạn đọc Tony Doan kêu gọi: “Hãy đứng về phía những người lao động, những công nhân đang bị đối xử tệ hại với đồng lương chết đói & tìm ra nguồn gốc thực sự của ‘biểu tình phá hoại’ này. Đừng bỏ mặc họ, chỉ trích họ mà hãy cho họ hiểu quyền làm người, quyền được pháp luật bảo vệ chứ không phải hành động bộc phát ‘thay trời hành đạo”.

Pv.VRNs

1 comment:

  1. ba con va dong bao oiiiiiii...hay bo la co do di vi day la la co tu tinh le phuc kien o trung quoc ma thang ho chi minh dem ve ,lua bip dan chung Viet nam ton tho.....xin ba con hay dot la co do sao vang di..dot di ba con oiiiii......hay lay lai la co vang 3 soc do treo len....Viet Nam Cong Hoa muon Nam....Tu Do va dan Chu.....ba con len mang ma xem....va hay lieng ,dot la co do sao vang di .....That la buon cho toan dan Viet Nam bi lua bip..... treo co vang 3 soc do len lai ba con oiiiiiiiiii...den gio cach mang....giu que huong dat nuoc.....

    ReplyDelete