Monday, November 3, 2014

Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc làm các bác sỹ Canada khó xử

Matthew Little, Epoch Times 3 Tháng Mười Một , 2014
Tiến sỹ Jeff Zaltzman, trưởng khoa Ghép thận-Thận niệu thuộc Bệnh viện St. Michael, đã phát biểu ngày 23 tháng 10 năm 2014 rằng các vấn đề về cấy ghép tạng ở Trung Quốc là chủ đề rất quen thuộc với diễn đàn Toronto và đang có những  mối lo ngại về ảnh hưởng của chúng (Allen Zhou/ Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
OTTAWA, Canda – Có rất nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đang tiến hành mổ cướp nội tạng sống từ các tù nhân chính trị và tôn giáo, việc này đẩy các bác sỹ cấy ghép tạng của Canada vào một tình thế khó khăn, Tiến sỹ Jeff Zaltzman- Trưởng khoa Ghép thận tại Bệnh viện St.Michael tại Toronto phát biểu.
Ông có ít nhất 50 bệnh nhân sang Trung Quốc để cấy ghép thận, và hầu hết trong số họ là người Canada gốc Trung Quốc.
“Tôi có một bệnh nhân trẻ, anh ta có 2 vết sẹo. Lần cấy ghép thận thứ nhất của anh được thực hiện ở Trung Quốc nhưng nó không phù hợp, sau đó vài ngày, anh ấy đã có cuộc cấy ghép lần thứ hai. Điều này chắc chắn không bao giờ có thể diễn ra ở Canada.” Zaltzman nói.
Zaltzman nói rằng những gì đang xảy ra ở Trung Quốc đã tạo nên một nhóm hiến tặng nội tạng thứ 3 mà ở các nước phát triển như Canada không tìm thấy. Loại này gọi là “living dead” (nguồn tạng được nuôi chờ giết mổ).
“Họ từ người đang sống trở thành chết. Đây là thuật ngữ đặc biệt chỉ tình hình ở Trung Quốc”
Bức ảnh này tái hiện chân thực cảnh mổ cướp nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc , trong buổi mít tinh tại Ottawa, Canada năm 2008 (Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Các đề xuất

Tuần trước tại diễn đàn tổ chức bởi Viện Quản lý, đánh giá và Chính sách Y tế  ở Bệnh viện Đa Khoa Toronto, Zaltzman và các thành viên tham gia đã thảo luận về chấm dứt nạn cưỡng bức mổ nội tạng
Mặc dù các bác sỹ nhận ra các bệnh nhân của họ có thể chính là động lực cho việc giết người để lấy tạng ở Trung Quốc, nhưng họ không biết có thể làm gì để ngăn chặn việc này.
Khi những bệnh nhân nhận cấy ghép thận quay trở về Canada, họ cần được chăm sóc phục hồi sau phẫu thuật
Một số bác sỹ cho rằng nên chuyển những bệnh nhân này đi, và Zaltzman không ủng hộ quan điểm này. Các bác sỹ vẫn chữa trị cho các bệnh nhân và các tội phạm, việc từ chối điều trị cho những người không biết rằng họ đang phạm tội là không chấp nhận được, ông nói.
Hiệp hội cấy ghép tạng Canada cho phép các bác sỹ chuyển những bệnh nhân loại này sang bác sỹ khác, nếu họ không sẵn lòng chữa trị. Việc này chỉ được phép nếu bác sỹ khác đồng ý tiếp nhận bệnh nhân.
Việc từ chối chăm sóc các bệnh nhân này không phải là điều các bác sỹ tính tới ở thời điểm này.
Linda Wright, trưởng khoa Đạo đức Sinh học của Đại học Sức khoẻ cộng đồng (UHN) chỉ ra rằng nếu các bác sĩ từ chối điều trị cho những bệnh nhân này và các cơ quan tạng mới không thích ứng với cơ thể họ, bệnh nhân lại đăng ký tiếp vào danh sách chờ ghép tạng thì họ sẽ lấy mất nguồn tạng người khác đang cần lấy.
Và dĩ nhiên họ có  thể sẽ quay lại Trung Quốc để được cấy ghép tạng tiếp với nguồn tạng lấy từ người sống.
Điều này khiến các bác sỹ rơi vào tình thế rất khó xử. Họ không muốn việc đẩy bệnh nhân đi sẽ lại thúc đẩy việc bệnh nhân trở lại Trung Quốc và gây ra cái chết cho một người khác.
Linda nói “Nhưng đồng thời chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ với những người bệnh cần được chăm sóc, họ là một phần của hệ thống chăm sóc y tế này và chúng ta phải cung cấp dịch vụ y tế cho họ”.

Các biện pháp khác

Các bác sỹ hiện vẫn chưa tìm ra cách giải quyết với những ca ghép tạng này dù họ đã thực hiện các biện pháp như tổ chức các buổi thuyết trình, cung cấp cho bệnh nhân các thông tin cảnh báo họ về tình trạng ghép tạng ở Trung Quốc nhằm hạn chế xu hướng bệnh nhân đi du lịch ghép tạng.
Các tạp chí Y khoa và luật ghép tạng cũng cấm các nhà nghiên cứu Trung Quốc và công trình nghiên cứu của họ trừ khi họ cam kết không sử dụng tạng từ tù nhân. Mặc dù vậy một số bác sĩ đặt câu hỏi biện pháp này liệu có hiệu quả không.
Bộ trưởng Phát triển Lao Động và Xã Hội,  Ông Jason Kenney phát biểu với Thời báo Đại Kỷ Nguyên vào ngày 21 tháng 10 rằng Thủ tướng Canada Stephen Harper thường xuyên nêu ra vấn đề này trong cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc. Chính Ngài Kenney cũng đã chất vấn cựu Bộ trưởng An ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
“Tôi đã gặp Chu Vĩnh Khang vào năm 2012 tại Bắc Kinh và đã nêu lên mối lo ngại về mổ cắp nội tạng cũng như các câu hỏi khác liên quan tới vi phạm nhân quyền”, Kenney nói. Cho tới giờ, những áp lực chính trị như vậy hầu như không có tác dụng.
Ngài Irwin Cotler, thành viên Quốc hội Đảng Tự do có cách tiếp cận khác. Ông đã đề xuất một dự luật vào cuối tháng Mười hai nhằm đưa ra mức xử phạt đối với bất cứ ai tham gia vào ngành thương mại cấy ghép nội tạng.
Nếu dự luật của Ngài Cotler được thông qua, người dân Canada sẽ không thể tới Trung Quốc để cấy ghép nội tạng mà không phải đối mặt với cáo buộc hình sự khi họ trở về nước. Tuy nhiên, vì các lý do chính trị, dự luật có khả năng không được thông qua.
Zaltzman nói nếu dự luật này được thông qua, ông sẽ ủng hộ nó nhằm giúp giải quyết tình thế khó xử mà các bác sỹ hiện phải đối mặt. “Đó sẽ là một bước tiến lớn”, ông nói.
Chính quyền Trung Quốc từng chối bỏ nguồn gốc tạng là lấy từ các tử tù. Sau đó, vào năm 2005, chính quyền lại nói rằng tạng dùng cho cấy ghép lấy từ các tội phạm đã thi hành án tử hình. Cho đến nay, họ vẫn từ chối cung cấp bất kỳ thông tin rõ ràng nào về nguồn gốc tạng được sử dụng cho các ca cấy ghép.
Trong khi Tổ chức Ân xá quốc tế đã ngừng ước tính con số các tù nhân bị kết án tử hình ở Trung Quốc dao động khoảng 1.600 mỗi năm trong năm 2008, theo cựu Bộ trưởng y tế của Trung Quốc Hoàng Khiết Phu, số ca cấy ghép tạng lên đến hàng chục ngàn,.
Trung Quốc không có hệ thống hiến tạng hiệu quả. Điều này kết hợp với một danh sách dài các bằng chứng đã cho thấy Trung Quốc đang sử dụng lượng lớn các tù nhân, hầu hết trong số đó đang bị cầm tù không qua xét xử, như một ngân hàng nội tạng sống.

No comments:

Post a Comment