Kẻ bạo quyền thể hiện sự yếu... hèn!
Ngày 15 - 07 - 2014 đoàn PGHHTT - Miền Tây tổ chức chuyến đi thăm Đỗ thị Minh Hạnh sau khi ra tù, khi chiếc xe chưa kịp lăn bánh hành trình thì công an tỉnh Đồng Tháp đã đến đe doạ và cảnh báo người trưởng đoàn và các tín đồ PGHHTT rằng nếu có đi Đà Lạt không được ghé nhà của Đỗ thị Minh Hạnh, công an họ bắt phải hứa điều mà họ áp đặt.
Lúc 05 giờ sáng 15 - 07 đoàn PGHHTT đã đến nhà Đỗ Thị Minh Hạnh, tất cả mọi người rất vui mừng khi gặp lại cô gái nhỏ nhắn nhưng rất can đảm trong đấu tranh, và mặc dù phải chịu trải qua bao nhiêu cảnh đoạ đày, đánh đập trong chốn lao tù!... nhưng kẻ bạo quyền CSVN không thể nào dập tắt được ý chí và lòng yêu nước của Minh Hạnh.
Minh Hạnh kể lại những chuyện ở trong tù và mỗi khi có ai hỏi đến chị Mai thị Dung, Hạnh kể lại những bệnh tật của chị Dung... Hạnh bật khóc!... vì quá thương xót cho người đồng cảnh còn ở lại với những ngày tháng khó khăn...
Đến 8h45 (cùng ngày 15/07) có 02 công an mặc sắc phục đến kiểm tra và yêu cầu mọi người đưa CMND để đăng ký tạm trú... nhưng điều nực cười là tất cả mọi người không ai có dự định ở lại qua đêm vì đoàn quá đông lên đến 20 người. Đây là một cái cớ của CA Di Linh có mặt nhằm đe doạ, sách nhiễu những người đến thăm Minh Hạnh. Khi bị ông Đỗ Ty (Ba của Hạnh) và vài người trong đoàn chất vấn, 02 CA lúng túng mới chịu ra về vì không hiểu biết về Luật cư Trú... hoặc bị thượng cấp của mình xúi bậy, làm càn... nên đành phải bẽ mặt trước mọi người.
Những kẻ tay sai đáng tội nghiệp!
Sau chuyến thăm Đỗ Thị Minh Hạnh, đoàn chia tay gia đình ông Đỗ Ty, chia ra làm 02 nhóm (vì xe không đủ chổ ngồi) để đi Đà Lạt viếng chùa Tuyền Lâm. Nhóm đi xe 16 chỗ cũng có khoảng 8 tên mật vụ bám theo, nhóm thứ 2 đi xe đò cũng có 8 tên đi 04 xe HonDa bám sát trên đoạn đường từ Di Linh - Đà Lạt. Lúc đến chùa Tuyền Lâm thì bọn chúng rất đông... Khi thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên thì cả bọn lại giấu mặt và tản ra... Cứ thế, bọn chúng lảng vảng suốt ngày như một kẻ đang toan tính điều gì đó đen tối.
Nhóm chúng tôi là ba người gồm Đức, Hạnh và Lụa rẽ về Lạc Dương để Cho Minh Hạnh đến thắp nhang và viếng mộ của Bà Ngoại đã mất cách đây 02 năm khi Hạnh còn ở trong tù, bọn mật vụ cũng bám chặt chúng tôi cho đến khi cả 03 chúng tôi ra chợ Đà Lạt... họ cũng lẽo đẽo theo sau. Minh Hạnh liền nghĩ ra cách cho các anh mật vụ bài học... để chứng minh cho các anh CA mật vụ biết là chưa được đào tạo bài bản lắm, khi đi vào khúc quanh trong chợ bỗng nhiên Hạnh và 03 người liền quay đầu đột ngột!! làm cho anh mật vụ bị "lộ cờ" lúng túng. Hạnh liền nhìn mặt anh ta cười vui vẻ nói rằng "này người anh em kia đi theo tôi cũng có vẻ mệt mỏi lắm phải không? - nếu có thể, mời anh vào uống cafe cùng chúng tôi nhé!", tên mật vụ kia đôi mắt đờ ra vì đã thấy một Minh Hạnh rất hồn nhiên vui tính, anh ta bịt kín khẩu trang... nhưng cũng cảm nhận được đôi mắt của anh ta đang ngạc nhiên vì lời mời của Minh Hạnh, rồi từ đó anh mật vụ này cũng dần biến mất... sau đó để thay thế một tên khác mặc bộ đồ đen, bịt kín khẩu trang màu trắng đi bộ theo chúng tôi lòng vòng trong công viên.
Đúng là những kẻ làm tay sai đáng tội nghiệp!! Có cái "mác" công an, trong khi đó cơm cha áo mẹ ròng suốt từ lúc lên sáu, thêm 12 năm đến 16 năm ăn học trường lớp rồi trở thành chiến sĩ công an mà chỉ chuyên đi rình rập hãm hại người yêu nước nhằm để bảo vệ cho một đảng CSVN độc tài tàn bạo.
Các anh công an có biết rằng những đồng lương mà các anh đang có được đều là tiền thuế của dân, là mồ hôi, là nước mắt của bao người... Nếu chế độ CSVN không còn tồn tại thì các anh vẫn được phục vụ trong màu áo công an, quân đội hay cán bộ nhân viên chức trong cơ quan nhà nước của Việt Nam, các anh được trọng dụng trong thể chế Tự Do - Dân Chủ, Quốc Hội do Dân cử Dân bầu. Lúc bấy giờ thì đồng lương của các anh mới đích thực là chân chính và phục vụ nhân dân.
Đa số những người đấu tranh chúng tôi đều có cảm nhận rằng, CA mật vụ được đảng CSVN bố trí theo dõi hoặc làm điều gì trái với lương tâm, chúng tôi cũng xem các anh là những nạn nhân vì cơm áo, gạo, tiền... đáng thương hơn là đáng ghét.
No comments:
Post a Comment